Xe buýt nhanh BRT: Cho hiện tại và cho cả tương lai
Tin tức - Ngày đăng : 14:02, 16/11/2017
Xe buýt BRT vẫn đang trên hành trình xây dựng hình ảnh thân thiện và hữu ích với người dân Hà Nội.
Các chuyên gia nhận định, kết quả ngày hôm nay xe buýt BRT đạt được không chỉ mang tính thời điểm, mà còn là nền móng góp phần định hình tương lai của vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) khối lượng lớn.
Những tín hiệu vui
Thống kê của Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông đô thị Hà Nội cho thấy, từ khi chính thức vận hành đến nay, xe buýt BRT đã đạt hiệu quả vận chuyển khá cao với bình quân 13.485 hành khách/ngày; 40 hành khách/lượt, ngày cao điểm đạt 17.465 lượt hành khách/ngày. Vào khung giờ cao điểm, bình quân xe đạt 70 hành khách/lượt, nhiều lượt vận chuyển từ 105 - 115 hành khách. Đại diện Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông đô thị Hà Nội nhìn nhận: “So sánh với các tuyến buýt khác, sản lượng hành khách trên tuyến BRT thuộc nhóm có sản lượng vận chuyển cao”. Hành khách của xe buýt BRT tập trung chủ yếu vào giờ cao điểm từ 7 - 9 giờ và 16 giờ 30 - 18 giờ 30; chiếm khoảng 50% sản lượng của cả ngày. Số lượng hành khách sử dụng vé tháng để đi lại thường xuyên ổn định, dẫn đầu trong mạng lưới xe buýt nói chung của TP. Có 53,7% hành khách tham gia trả lời khảo sát cho biết đã đi bộ để tiếp cận tuyến BRT trước và sau chuyến đi.
Thống kê của Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông đô thị Hà Nội cho thấy, từ khi chính thức vận hành đến nay, xe buýt BRT đã đạt hiệu quả vận chuyển khá cao với bình quân 13.485 hành khách/ngày; 40 hành khách/lượt, ngày cao điểm đạt 17.465 lượt hành khách/ngày. Vào khung giờ cao điểm, bình quân xe đạt 70 hành khách/lượt, nhiều lượt vận chuyển từ 105 - 115 hành khách. Đại diện Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông đô thị Hà Nội nhìn nhận: “So sánh với các tuyến buýt khác, sản lượng hành khách trên tuyến BRT thuộc nhóm có sản lượng vận chuyển cao”. Hành khách của xe buýt BRT tập trung chủ yếu vào giờ cao điểm từ 7 - 9 giờ và 16 giờ 30 - 18 giờ 30; chiếm khoảng 50% sản lượng của cả ngày. Số lượng hành khách sử dụng vé tháng để đi lại thường xuyên ổn định, dẫn đầu trong mạng lưới xe buýt nói chung của TP. Có 53,7% hành khách tham gia trả lời khảo sát cho biết đã đi bộ để tiếp cận tuyến BRT trước và sau chuyến đi.
Mới đây nhất, liên ngành Sở GTVT Hà Nội - Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) đã có Tờ trình lên UBND TP về việc thí điểm áp dụng thẻ vé điện tử liên thông trên tuyến buýt nhanh BRT 01. Trên cơ sở kết quả thu được, thẻ vé điện tử liên thông sẽ được áp dụng cho toàn bộ mạng lưới VTHKC bắt đầu từ năm 2018. Giám đốc Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông đô thị Hà Nội Nguyễn Hoàng Hải cho biết, tới đây khi có thẻ vé điện tử liên thông, hành khách không cần phải mang tiền mặt, chỉ cần có tấm thẻ, chạm để hệ thống nhận diện là có thể sử dụng dịch vụ buýt nhanh BRT. Dự kiến, đến năm 2018, tấm thẻ này còn được áp dụng cho tất cả mạng lưới xe buýt của TP. “Những gì hiện đại nhất, tiện lợi nhất đều sẽ được trang bị cho xe buýt BRT. Đây là lợi thế rất lớn, góp phần làm nên thương hiệu của buýt nhanh” - ông Hải nhìn nhận.
Phát triển mạng lưới, nâng cao năng lực
Chuyên gia giao thông Nguyễn Ngọc Quang cũng đưa ra nhận định, lượng hành khách sử dụng BRT để đi làm, đi học vào các ngày làm việc trong tuần chỉ khoảng 4.000 - 5.000 hành khách/ngày, chiếm khoảng 30%; 70% lượng khách còn lại sử dụng BRT cho các mục đích khác. Như vậy một bộ phận lớn người trong độ tuổi lao động - nhóm đối tượng chính của VTCC - vẫn chưa đến với xe buýt BRT. Chuyên gia Nguyễn Ngọc Quang đánh giá, việc kết hợp VTCC khối lượng lớn với các phương tiện giao thông phi cơ giới còn gần như bị bỏ ngỏ, khiến khả năng tiếp cận, kết nối với xe buýt BRT bị hạn chế tối đa. Điều kiện hạ tầng cho người đi bộ dọc theo tuyến BRT 01 và các phố lân cận những điểm dừng của BRT chưa tốt, không thuận lợi. Để có thể phát huy tối đa hiệu quả của xe buýt BRT, cần có thêm những giải pháp căn cơ, bền vững.
Chuyên gia giao thông Nguyễn Ngọc Quang đặc biệt đề cao vai trò của việc hình thành mối liên kết tương hỗ bền chặt giữa VTCC và các phương tiện giao thông tiếp cận. Ông Quang nhìn nhận: “Cùng với tuyến buýt nhanh BRT 01, tuyến đường sắt đô thị đầu tiên số 2A cũng sẽ sớm được đưa vào khai thác. Sự kết hợp giữa tuyến BRT01 và tuyến đường sắt đô thị số 2A sẽ tạo thành mạng lưới giao thông công cộng hiện đại đầu tiên của Thủ đô. Vậy nên, hạ tầng cho giao thông tiếp cận dọc theo khu vực hành lang này cần được quan tâm đầu tư kịp thời, nhanh chóng”.
Bên cạnh đó, TP cũng cần xem xét, có hướng tiếp tục đầu tư các tuyến buýt BRT khác để hình thành mạng lưới buýt nhanh “phủ sóng” toàn TP trong tương lai. Chuyên gia giao thông Đặng Chí Nga nhận định: “Một trong những hạn chế của xe buýt BRT hiện nay chính là việc chỉ có một tuyến duy nhất, đơn độc. Có thêm các tuyến buýt BRT khác, kết nối tốt với nhau sẽ thấy hiệu quả của xe buýt BRT tăng vọt và loại hình VTHKCC này sẽ dễ dàng trở nên thân thiện, hữu ích hơn với Nhân dân Thủ đô”.
Phát triển mạng lưới, nâng cao năng lực
Chuyên gia giao thông Nguyễn Ngọc Quang cũng đưa ra nhận định, lượng hành khách sử dụng BRT để đi làm, đi học vào các ngày làm việc trong tuần chỉ khoảng 4.000 - 5.000 hành khách/ngày, chiếm khoảng 30%; 70% lượng khách còn lại sử dụng BRT cho các mục đích khác. Như vậy một bộ phận lớn người trong độ tuổi lao động - nhóm đối tượng chính của VTCC - vẫn chưa đến với xe buýt BRT. Chuyên gia Nguyễn Ngọc Quang đánh giá, việc kết hợp VTCC khối lượng lớn với các phương tiện giao thông phi cơ giới còn gần như bị bỏ ngỏ, khiến khả năng tiếp cận, kết nối với xe buýt BRT bị hạn chế tối đa. Điều kiện hạ tầng cho người đi bộ dọc theo tuyến BRT 01 và các phố lân cận những điểm dừng của BRT chưa tốt, không thuận lợi. Để có thể phát huy tối đa hiệu quả của xe buýt BRT, cần có thêm những giải pháp căn cơ, bền vững.
Chuyên gia giao thông Nguyễn Ngọc Quang đặc biệt đề cao vai trò của việc hình thành mối liên kết tương hỗ bền chặt giữa VTCC và các phương tiện giao thông tiếp cận. Ông Quang nhìn nhận: “Cùng với tuyến buýt nhanh BRT 01, tuyến đường sắt đô thị đầu tiên số 2A cũng sẽ sớm được đưa vào khai thác. Sự kết hợp giữa tuyến BRT01 và tuyến đường sắt đô thị số 2A sẽ tạo thành mạng lưới giao thông công cộng hiện đại đầu tiên của Thủ đô. Vậy nên, hạ tầng cho giao thông tiếp cận dọc theo khu vực hành lang này cần được quan tâm đầu tư kịp thời, nhanh chóng”.
Bên cạnh đó, TP cũng cần xem xét, có hướng tiếp tục đầu tư các tuyến buýt BRT khác để hình thành mạng lưới buýt nhanh “phủ sóng” toàn TP trong tương lai. Chuyên gia giao thông Đặng Chí Nga nhận định: “Một trong những hạn chế của xe buýt BRT hiện nay chính là việc chỉ có một tuyến duy nhất, đơn độc. Có thêm các tuyến buýt BRT khác, kết nối tốt với nhau sẽ thấy hiệu quả của xe buýt BRT tăng vọt và loại hình VTHKCC này sẽ dễ dàng trở nên thân thiện, hữu ích hơn với Nhân dân Thủ đô”.