Miền Trung tiếp tục mưa lớn khiến nhiều nơi ngập sâu, 1 người chết do lũ
Tin tức - Ngày đăng : 13:55, 21/11/2017
Tình hình mưa lũ tại các tỉnh miền Trung tiếp tục diễn biến phức tạp. Theo dự báo từ nay đến hết ngày 27/11 ở các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có mưa vừa, mưa to; riêng các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Nam có mưa to đến rất to.
Theo Trung tâm Dự báo KTTV T.Ư, rạng sáng 21/11 các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Nam đã có mưa to đến rất to như tại trạm Mỹ Chánh (Quảng Trị) 66mm; Phú Ốc (Thừa Thiên Huế) 73mm, Kim Long 75mm; Tiên Sa (Quảng Nam) 53mm.
Dự báo trong thời gian tới, khu vực các tỉnh trên tiếp tục có mưa to đến rất to. Nguy cơ rất cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi huyện Hướng Hóa, Đăkrông (Quảng Trị); Phú Lộc, Hương Thủy, Nam Đông (Thừa Thiên Huế); Tiên Phước (Quảng Nam).
Nguy cơ ngập úng ở vùng trũng thấp như huyện Phong Điền, Hương Trà, Phú Vang, TP Huế (Thừa Thiên Huế); Triệu Phong, Hải Lăng, TP Đông Hà (Quảng Trị); Thăng Bình, TP Tam Kỳ (Quảng Nam).
Nguy cơ ngập úng ở vùng trũng thấp như huyện Phong Điền, Hương Trà, Phú Vang, TP Huế (Thừa Thiên Huế); Triệu Phong, Hải Lăng, TP Đông Hà (Quảng Trị); Thăng Bình, TP Tam Kỳ (Quảng Nam).
Thừa Thiên Huế: Học sinh toàn tỉnh nghỉ học, 1 người chết do lũ
Do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới và không khí lạnh tăng cường gây mưa đã làm lũ trên các sông ở tỉnh Thừa Thiên Huế đang dâng cao trở lại.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới và không khí lạnh tăng cường gây mưa đã làm lũ trên các sông ở tỉnh Thừa Thiên Huế đang dâng cao trở lại.
Hiện đã có 1 người chết do lũ. Nạn nhân là ông Nguyễn G. (SN 1965), trú tại thị trấn Phú Lộc, huyện Phú Lộc. Ông G. bị lật thuyền khi đang đi kiểm tra khu vực nuôi trồng thủy sản của gia đình sáng 20/11.
Ngoài ra, trên địa bàn toàn Thừa Thiên Huế hiện có hơn 7.000 ngôi nhà bị ngập lụt từ 0,2-0,5m. Sở Giáo dục đào tạo Thừa Thiên Huế, cho biết do tình hình mưa lũ phức tạp đã cho học sinh trên toàn tỉnh nghỉ học. Các địa phương sẽ tùy vào tình hình ngập lụt để chủ động thông báo cho học sinh đi học trở lại.
Về vụ sạt lở trên đèo Hải Vân, khoảng 21h tối 20/11 tuyến đường sắt Bắc - Nam bị tắc nghẽn qua khu vực đã được thông tuyến.
Sáng nay (21/11), theo ghi nhận của PV báo Thừa Thiên Huế tại TX Hương Trà, nước vẫn ngập sâu ở các vùng thấp trũng. Tình trạng ngập lụt cũng đang diễn ra tại xã Thủy Vân - Thủy Thanh (TX Hương Thủy).
Còn tại TP Huế, nhiều tuyến đường như Tố Hữu, Trường Chinh, Trần Quang Khải, Hoàng Quốc Việt, Đống Đa bị ngập cục bộ, ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.
Ông Lê Ngọc Sanh - Chánh văn phòng Sở Du lịch tỉnh cho biết, dù một số tuyến đường trong nội đô đang bị ngập lụt nhưng các hoạt động du lịch ở TP vẫn diễn ra bình thường. Sở Du lịch đã khuyến cáo các DN không đưa khách về các vùng thấp trũng đang ngập nước.
Ngoài ra, trên địa bàn toàn Thừa Thiên Huế hiện có hơn 7.000 ngôi nhà bị ngập lụt từ 0,2-0,5m. Sở Giáo dục đào tạo Thừa Thiên Huế, cho biết do tình hình mưa lũ phức tạp đã cho học sinh trên toàn tỉnh nghỉ học. Các địa phương sẽ tùy vào tình hình ngập lụt để chủ động thông báo cho học sinh đi học trở lại.
Về vụ sạt lở trên đèo Hải Vân, khoảng 21h tối 20/11 tuyến đường sắt Bắc - Nam bị tắc nghẽn qua khu vực đã được thông tuyến.
Sáng nay (21/11), theo ghi nhận của PV báo Thừa Thiên Huế tại TX Hương Trà, nước vẫn ngập sâu ở các vùng thấp trũng. Tình trạng ngập lụt cũng đang diễn ra tại xã Thủy Vân - Thủy Thanh (TX Hương Thủy).
Còn tại TP Huế, nhiều tuyến đường như Tố Hữu, Trường Chinh, Trần Quang Khải, Hoàng Quốc Việt, Đống Đa bị ngập cục bộ, ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.
Ông Lê Ngọc Sanh - Chánh văn phòng Sở Du lịch tỉnh cho biết, dù một số tuyến đường trong nội đô đang bị ngập lụt nhưng các hoạt động du lịch ở TP vẫn diễn ra bình thường. Sở Du lịch đã khuyến cáo các DN không đưa khách về các vùng thấp trũng đang ngập nước.
Khắc phục sạt lở cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi trong tháng 12/2017
Thời gian qua do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài, tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi đoạn đi qua tỉnh Quảng Nam (dài 65km, từ nút giao thông Túy Loan, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng đến TP Tam Kỳ, Quảng Nam) đã xuất hiện một số điểm xói lở lớn.
Tại km31+200 (thuộc xã Hòa Mỹ và Quế Xuân, huyện Quế Sơn, Quảng Nam), đất hai bên phần kè bị cuốn trôi làm lộn mái ta luy dương nền đường, hỏng chân trụ tường hộ lan can, móng bê tông.
Vách đá sát đường đang có nguy cơ đổ sập xuống nền đường. Một cống thoát nước ngang tuyến cao tốc bị bong tróc phần mố và xói lở nghiêm trọng, nhiều đất đá bị cuốn trôi.
Một số điểm tại km20+500 (thuộc huyện Duy Xuyên) cũng bị xói lở. Nhiều vị trí khác tại đoạn cao tốc ở gần trạm thu phí Hà Lam (huyện Thăng Bình, Quảng Nam) bị cuốn trôi khiến mái ta luy nền đường bị tuột, hư hỏng nặng, trượt mái ta luy nền đường.
Điểm sạt lở nghiêm trọng tại km17+500 ở mố A2 chân cầu Kỳ Lam (thuộc xã Điện Quang, huyện Điện Bàn) khi cả một đoạn dài hàng chục mét kết cấu đá hộc, bê tông cốt thép bị xé toạc, trôi ra khỏi kè cao tốc.
Đặc biệt, mưa lũ làm xói lở cả khối đất khoảng 5.000m3 bên cạnh gây nguy cơ đổ sập mái, chân kè cao tốc bên cầu Kỳ Lam và ản hưởng đến sự an toàn của hàng chục hộ gia đình bên cạnh.
Đại diện Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam cho biết, một số điểm hư hỏng trên tuyến cao tốc là xói lở, bong tróc do bão lũ. Các vị trí xói lở này có thể khắc phục được, không ảnh hưởng đến làn đường.
Nguyên nhân do địa chất một số điểm chủ yếu là cát kết, liên kết kém, đá bị phong hoá mạnh và có nhiều vết nứt nhỏ, làm tăng khả năng nứt to và phá vỡ liên kết khi gặp nước dẫn đến sụt trượt. Ngoài ra, một số điểm ta luy được bổ sung so với thiết kế ban đầu và thi công chưa xong. Hầu hết các điểm xói lở ta luy là nền đắp, không phải nền đào và đều thuộc các điểm bổ sung này.
Để đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến, Tổng Công ty luôn túc trực máy móc thiết bị, nhân công tại các vị trí sạt lở để dọn dẹp đất đá bị trôi xuống và làm hàng rào B40 để ngăn chặn đất đá rơi ra mặt đường. Dự kiến sẽ khắc phục xong sự cố trong tháng 12/2017.
Thời gian qua do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài, tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi đoạn đi qua tỉnh Quảng Nam (dài 65km, từ nút giao thông Túy Loan, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng đến TP Tam Kỳ, Quảng Nam) đã xuất hiện một số điểm xói lở lớn.
Tại km31+200 (thuộc xã Hòa Mỹ và Quế Xuân, huyện Quế Sơn, Quảng Nam), đất hai bên phần kè bị cuốn trôi làm lộn mái ta luy dương nền đường, hỏng chân trụ tường hộ lan can, móng bê tông.
Vách đá sát đường đang có nguy cơ đổ sập xuống nền đường. Một cống thoát nước ngang tuyến cao tốc bị bong tróc phần mố và xói lở nghiêm trọng, nhiều đất đá bị cuốn trôi.
Một số điểm tại km20+500 (thuộc huyện Duy Xuyên) cũng bị xói lở. Nhiều vị trí khác tại đoạn cao tốc ở gần trạm thu phí Hà Lam (huyện Thăng Bình, Quảng Nam) bị cuốn trôi khiến mái ta luy nền đường bị tuột, hư hỏng nặng, trượt mái ta luy nền đường.
Điểm sạt lở nghiêm trọng tại km17+500 ở mố A2 chân cầu Kỳ Lam (thuộc xã Điện Quang, huyện Điện Bàn) khi cả một đoạn dài hàng chục mét kết cấu đá hộc, bê tông cốt thép bị xé toạc, trôi ra khỏi kè cao tốc.
Đặc biệt, mưa lũ làm xói lở cả khối đất khoảng 5.000m3 bên cạnh gây nguy cơ đổ sập mái, chân kè cao tốc bên cầu Kỳ Lam và ản hưởng đến sự an toàn của hàng chục hộ gia đình bên cạnh.
Đại diện Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam cho biết, một số điểm hư hỏng trên tuyến cao tốc là xói lở, bong tróc do bão lũ. Các vị trí xói lở này có thể khắc phục được, không ảnh hưởng đến làn đường.
Nguyên nhân do địa chất một số điểm chủ yếu là cát kết, liên kết kém, đá bị phong hoá mạnh và có nhiều vết nứt nhỏ, làm tăng khả năng nứt to và phá vỡ liên kết khi gặp nước dẫn đến sụt trượt. Ngoài ra, một số điểm ta luy được bổ sung so với thiết kế ban đầu và thi công chưa xong. Hầu hết các điểm xói lở ta luy là nền đắp, không phải nền đào và đều thuộc các điểm bổ sung này.
Để đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến, Tổng Công ty luôn túc trực máy móc thiết bị, nhân công tại các vị trí sạt lở để dọn dẹp đất đá bị trôi xuống và làm hàng rào B40 để ngăn chặn đất đá rơi ra mặt đường. Dự kiến sẽ khắc phục xong sự cố trong tháng 12/2017.