Bài học cần phải biết chấp nhận thất bại
Tin tức - Ngày đăng : 20:30, 01/12/2017
Văn hóa khởi nghiệp cho đến nay dường như đã ăn vào máu mỗi người dân Israel. Từ một quốc gia nhỏ bé với dân số khoảng 8,7 triệu dân và thiếu thốn tài nguyên, sự năng động và sáng tạo không ngừng đã đưa Israel trở thành một quốc gia khởi nghiệp với con số hơn 5.000 start-up, có lượng vốn đầu tư mạo hiểm cao nhất thế giới với mức bình quân 170 USD/người.
Vậy điều gì đã tạo nên một nền văn hóa mà mỗi người dân đều mang trong mình tinh thần khởi nghiệp và lập nên một quốc gia khởi nghiệp như vậy.
Khám phá thế giới khởi nghiệp
Chắc hẳn ai trong số chúng ta cũng nghĩ về Jerusalem, nơi được coi là một trong những thành phố cổ và linh thiêng nhất thế giới, là cái nôi văn hóa của nhân loại với sự hội tụ và giao thoa của ba tôn giáo lớn là Hồi giáo, Thiên chúa giáo và Do Thái giáo. Cũng chính vì điều này mà nơi đây luôn là tâm điểm của căng thẳng và xung đột ở Trung Đông, giữa người Do Thái và Hồi giáo.
Tuy nhiên, Jerusalem vẫn luôn khẳng định mình và vươn mình trỗi dậy trở thành một trong những hệ sinh thái khởi nghiệp năng động và đầy tiềm năng của Israel, góp phần đưa đất nước này thành một quốc gia khởi nghiệp. Và điều đặt biệt ở nơi đây là hệ sinh thái khởi nghiệp mới chỉ phát triển trong vài năm gần đây và đã phát triển như vũ bão để sánh vai cùng với Tel Aviv - thành phố luôn nắm giữ vị trị đi đầu về khởi nghiệp trên thế giới.
Mất hơn 1 giờ đồng hồ chạy xe từ Tel Aviv xuống Jerusalem do tắc đường, cuối cùng chúng tôi cũng kịp có mặt để tham gia cùng đoàn báo chí Việt Nam theo lời mời của Bộ Ngoại giao Israel đến thăm và tìm hiểu sự hình thành phát triển của công ty Mobileye, một trong những start-up được xem là thành công nhất ở Israel.
Một không gian sáng tạo khởi nghiệp ở Tel Aviv. (Nguồn: usine-digitale.fr) |
Mobileye được biết đến với thương vụ mua bán và sáp nhập lớn nhất từ trước tới nay tại Israel sau thương vụ mua bán hệ thống xe không người lại vừa hoàn tất vào tháng 8-2017 với “ông lớn” trong ngành công nghệ là Intel, tổng giá trị hợp đồng lên tới 15,3 tỷ USD.
Mobileye được ra đời năm 1999 với “cha đẻ” là giáo sư Amnon Shashua chuyên ngành về khoa học máy tính của Đại học Hebrew và doanh nhân Ziv Aviram có trụ sở nghiên cứu và phát triển(R&D) tại Jerusalem.
Và điều đặc biệt ở đây là ý tưởng thành lập một start-up như Mobileye lại đến từ một câu hỏi bất ngờ của một sinh viên người Nhật Bản trong giờ lên lớp của giáo sư Amnon Shashua, đó là “Liệu rằng ông có thể làm ra một hệ thống cảnh báo tai nạn cho ôtô hay không?”
Không ngờ với khoảng thời gian 8 năm, giáo sư Shasua cùng với các cộng sự của mình đã biến ý tưởng đó thành sự thật sau nhiều lần thất bại. Tổng số vốn đầu tư cho dự án đến từ các nhà đầu tư lên tới hơn 780 triệu USD. Cho tới nay, hệ thống này đã được sử dụng khá phổ biến trên các loại ôtô và được xem như là bắt buộc trên các dòng xe đời mới tại một số nước Châu Âu và Israel.
Khi được hỏi đâu là nhân tố thành công của công ty, ông Amer Shabhi - Giám đốc phụ trách khu vực Đông Nam Á - tự hào cho biết thành công của công ty đến từ sự chịu khó sáng tạo và không ngừng sáng tạo cho dù thất bại và thất bại chính là mẹ của sự thành công. Ông cũng cho hay người Do Thái nói riêng tại Israel cũng như trên khắp thế giới luôn không bằng lòng với hiện tại, quyết tâm xây dựng và thay đổi, càng khó khăn thì càng phải quyết tâm hơn nữa để thành công.
Đặc biệt tháng 9 vừa qua công ty cũng đã tổ chức thành công hội thảo giới thiệu hệ thống xe không người lái tại thị trường Việt Nam với sự phối hợp của Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam. Ông Amer cho biết, với kinh nghiệm làm việc ở các quốc gia Châu Á với dân số đông và lượng xe cộ lưu thông trên đường lớn, Israel hy vọng sự hợp tác này sẽ giúp cho các tài xế ở Việt Nam giảm thiểu được những tai nạn đáng tiếc ...
Thất bại để thành công
Nói đến khó khăn và sáng tạo thì Mobileye cũng không phải là start-up duy nhất ở đây thành công. Với Công ty dược phẩm Teva lại là một ví dụ điển hình hơn nữa. 3 dược sỹ gốc Do Thái từ Châu Âu trở về Jerusalem đã lập nghiệp với một tiệm thuốc nhỏ năm 1901 và số vốn khiêm tốn. Tuy nhiên vào thời điểm những năm 60 của thế kỷ trước, khi Israel đang ở trong tình trạng chiến tranh với các nước Arab, công ty không thể nhập thuốc từ Châu Âu và Mỹ được nữa và có nguy đứng trên bờ vực phá sản. Chính vì khó khăn trong việc nhập khẩu đã tạo ra bước ngoặt lớn cho công ty và “trong cái khó ló cái khôn.”
Ba dược sỹ đã quyết định dừng việc buôn bán thuốc và chuyển sang sản xuất, tự chủ toàn bộ. Đến nay, Teva đã trở thành Công ty dược phẩm đứng đầu Israel với trụ sở chính ở Jerusalem và lọt vào tốp 15 công ty dược trên thế giới với 57.000 nhân viên. Công ty có tới 1.800 công thức bào chế thuốc với mạng lưới sản xuất và phân phối tại trên 80 quốc gia.
Chia sẽ về bí quyết thành công, bà Joelle Inowlocki, Giám đốc truyền thông của công ty cho biết, “thành công của Teva chính là không ngừng sáng tạo. Chúng tôi tập trung mọi nguồn lực cho nghiên cứu và phát triển. Mọi nhà khoa học đến với công ty đều được trân trọng, tạo môi trường làm việc tốt nhất. Teva dành khoảng 12% tổng doanh thu cho R&D. Hiện có hơn 900 nhà khoa học hàng đầu về lĩnh vực dược đang tham gia vào R&D ở công ty chúng tôi.”
Bà Joelle cũng cho biết hiện giờ Teva cũng đã mở văn phòng đại diện ở Việt Nam với 35 nhân viên vào năm 2016. Hiện Teva mới chỉ thực hiện việc phân phối tại thị trường Việt Nam. Hy vọng trong tương lại không xa sẽ mở rộng hơn nữa tại thị trường Việt Nam và tuyển dụng thêm lao động địa phương.
Ngoài những start-up đã thành công ở Israel, chúng tôi còn được tiếp xúc với những start-up đang trong quá trình khởi nghiệp. Điển hình là start-up với tên gọi là Infingrow của chàng trai Daniel Meler mới 25 tuổi. Daniel cho biết đang là sinh viên cao đẳng năm thứ 2, anh đã quyết định thôi học và kinh doanh điện thoại di động.
Được hỏi lý do vì sao lại thôi học sớm như vậy? Daniel đáp vốn có sẵn “máu” kinh doanh trong người cũng như kiến thức về công nghệ thông tin trong thời gian tham gia quân đội ở bộ phận tình báo thuộc lực lượng phòng vệ Israel (IDF).
Ở Israel, hầu hết thanh niên đều phải tham gia quân ngũ kể cả nam lẫn nữ trước khi vào đại học hay cao đẳng. Tại đây, nhiều người đã có cơ hội học thêm về công nghệ thông tin. Hơn nữa, môi trường và văn hóa trong quân đội cũng khuyến khích khởi nghiệp, điều đó giúp cho nhiều bạn trẻ thấm nhuần những giá trị cần thiết để khởi nghiệp sau này. Và đó chính là lý do tại sao Daniel nảy sinh ý tưởng cho ra đời hệ thống xây dựng chiến lược marketing cho các doanh nghiệp.
Qua nghiên cứu và thử nghiệm cho thấy hiệu quả của hệ thống này hơn ưu việt rất nhiều so với việc các chuyên gia maketing ngồi lập kế hoạch. Với phần mềm do Daniel phát triển dựa trên các dữ liệu, thông số đầu vào của các công ty, anh cho ra một chiến lược marketing chuẩn xác và thành công tới 99%. Hiện dự án của anh đang đựợc một số công ty của Mỹ ngỏ ý đặt mua. Tuy vậy, Daniel cho biết anh chưa có ý định bán nó mà muốn hoàn thiện hơn nữa và kêu gọi các nhà đầu tư cùng góp vốn để phát triển.
“Bà đỡ” cho start-up
Ngược hành trình trở về Tel Aviv, chúng tôi tới thăm Quỹ Đổi mới sáng tạo Nielsen nằm ở phía Bắc Tel Aviv. Bà Esther Barak Landes, CEO về khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ cao và phát triển các vườn ươm công nghệ, cho biết tại Chính phủ Israel luôn coi trọng việc phát triển công nghệ cao. Đó chính là lý do chính phủ đã làm mọi nỗ lực đầu tư cho giáo dục đặc biệt là các môn như toán, tiếng anh, khoa học máy tính.
Chính phủ cũng mạnh tay chi hàng trăm triệu USD cho ngành khoa học máy tính trong quân đội. Đó chính là lý do tại sao Israel lại có rất nhiều các start-up thành công sau khi họ hết hạn quân ngũ chính là nhờ vào những kiến thức được học trong thời kỳ tại ngũ.
Cũng theo bà Esther, tại Israel, quỹ đầu tư mạo hiểm được tiến hành khác nhau giữa nhà nước và khu vực đầu tư tư nhân. Đối với khu vực đầu tư tư nhân thì các nhà đầu tư có thể đầu tư vào các start-up và trở thành cổ đông. Còn đối với Nhà nước thì họ thường không giữ cổ phần của các star-up mà chính phủ thường coi trọng việc đầu tư lâu dài vào các start-up và chờ thu lại nguồn lợi khi nào các start-up thành công mà đặc biệt sau khi các start-up được bán.
Thành công của công ty đến từ sự chịu khó sáng tạo và không ngừng sáng tạo cho dù thất bại và thất bại chính là mẹ của sự thành công. (Amer Shabhi - Giám đốc phụ trách khu vực Đông Nam Á của Mobileye) |
Bà Esther cho biết, để giúp các bạn trẻ thành công trong các start-up của mình, một hệ sinh thái khởi nghiệp là không thể thiếu. Ở đây, họ có cơ hội trao đổi và đưa ra những ý tưởng sáng tạo của mình. Các bạn trẻ cũng tạo ra cơ hội cho chính mình nhờ vào việc học hỏi những start-up đã thành công.
Cô Margaux StelMan, phụ trách báo chí quốc tế thuộc Tòa thị chính thành phố Tel Aviv, cho biết có thể nói Tel Aviv có tỷ lệ start-up trên đầu người cao nhất thế giới. Tại Tel Aviv đã có 1,500 start-up ở giai đoạn khởi đầu vậy là tính ra cứ trên 1km2 có 48 start-up và cứ 290 người dân lại có một start up.
Hệ sinh thái khởi nghiệp tại Israel được xem là nơi có nhiều không gian làm việc chung (co-working space) nhiều nhất so với châu Âu. Đây là một điều rất đáng nói vì diện tích của Tel Aviv rất nhỏ (khoảng 52km2). Ngoài ra, Tel Aviv còn có rất nhiều chương trình tăng tốc khởi nghiệp và sáng tạo đổi mới được các công ty đa quốc gia hàng đầu trên thế giới vận hành.
Hiện thành phố có tới 90 co-working space cho các startup, trong đó có 6 trung tâm do thành phố bỏ tiền xây dựng. Tại đây chính quyền thành phố cung cấp đầy đủ thông tin từ dữ liệu quốc gia, thông tin các nhà khoa học, các nhà đầu tư hàng đầu thế giới và các dịch vụ tiện ích khác để giúp start-up kết nối trực tiếp bàn thảo ý tưởng và kêu gọi đầu tư ngay tại trung tâm. Thậm chí có cả những trung tâm chỉ dành riêng cho phụ nữ làm start-up.
Đâu là yếu tố biến Tel Aviv thành thành phố khởi nghiệp? Trả lời câu hỏi này cô Magnaux cho biết Tel Aviv là một thành phố trẻ mà 1/3 dân số đang ở độ tuổi từ 18-35 và cứ 10 người có 1 người tốt nghiệp đại học và sau đại học và 1 người làm việc trong lĩnh vực công nghệ cao.
Tel Aviv còn là một thành phố thông minh. Toàn bộ công dân Tel Aviv đã được cấp thẻ kỹ thuật số. Trong đó có đầy đủ thông tin bao gồm nhu cầu cá nhân để đầu tư, doanh nghiệp tuyển chọn và qua đó mỗi cá nhân có thể dễ dàng tìm kiếm nhu cầu cần thiết của họ.
Hệ sinh thái của Tel Aviv rất phát triển nhờ vào lực lượng lao động có tay nghề cao và có tính kết nối rất là tốt giữa các doanh nghiệp. Thậm chí các doanh nghiệp sẵn sàng học hỏi chia sẻ lẫn nhau và tạo thành một hệ sinh thái rất phát triển. Ở đây các start-up sẵn sàng chấp nhận thất bại, đã có tới 97% start-up thất bại và chỉ có 3% là thành công và trong số 3% đó thì trong quá khứ họ cũng đã thất bại nhiều lần. Vấn đề ở đây là nó đã trở thành bản chất và cốt lõi của giá trị của Israel nói chung.
“Chính quyền thành phố còn hỗ trợ start-up về thuế có thể lên tới 50%. Ngoài ra thì chính quyền nơi đây còn cung cấp một cơ sở dữ liệu đồ sộ cho phép tra cứu các thông tin liên quan đến đường phố hay thông tin về các doanh nghiệp.” “Chúng tôi luôn chú trọng các giai đoạn khác nhau của start-up từ những ý tưởng đơn lẻ hay làm việc theo nhóm cho đến khi họ phát triển và có thành công nhất định nào đó,” theo cô Magnaux.
Cô Margaux StelMan, phụ trách báo chí quốc tế thuộc Tòa thị chính thành phố Tel Aviv, cho biết có thể nói Tel Aviv có tỷ lệ start-up trên đầu người cao nhất thế giới. Tại Tel Aviv đã có 1,500 start-up ở giai đoạn khởi đầu vậy là tính ra cứ trên 1km2 có 48 start-up và cứ 290 người dân lại có một start up.
Hệ sinh thái khởi nghiệp tại Israel được xem là nơi có nhiều không gian làm việc chung (co-working space) nhiều nhất so với châu Âu. Đây là một điều rất đáng nói vì diện tích của Tel Aviv rất nhỏ (khoảng 52km2). Ngoài ra, Tel Aviv còn có rất nhiều chương trình tăng tốc khởi nghiệp và sáng tạo đổi mới được các công ty đa quốc gia hàng đầu trên thế giới vận hành.
Hiện thành phố có tới 90 co-working space cho các startup, trong đó có 6 trung tâm do thành phố bỏ tiền xây dựng. Tại đây chính quyền thành phố cung cấp đầy đủ thông tin từ dữ liệu quốc gia, thông tin các nhà khoa học, các nhà đầu tư hàng đầu thế giới và các dịch vụ tiện ích khác để giúp start-up kết nối trực tiếp bàn thảo ý tưởng và kêu gọi đầu tư ngay tại trung tâm. Thậm chí có cả những trung tâm chỉ dành riêng cho phụ nữ làm start-up.
Đâu là yếu tố biến Tel Aviv thành thành phố khởi nghiệp? Trả lời câu hỏi này cô Magnaux cho biết Tel Aviv là một thành phố trẻ mà 1/3 dân số đang ở độ tuổi từ 18-35 và cứ 10 người có 1 người tốt nghiệp đại học và sau đại học và 1 người làm việc trong lĩnh vực công nghệ cao.
Tel Aviv còn là một thành phố thông minh. Toàn bộ công dân Tel Aviv đã được cấp thẻ kỹ thuật số. Trong đó có đầy đủ thông tin bao gồm nhu cầu cá nhân để đầu tư, doanh nghiệp tuyển chọn và qua đó mỗi cá nhân có thể dễ dàng tìm kiếm nhu cầu cần thiết của họ.
Hệ sinh thái của Tel Aviv rất phát triển nhờ vào lực lượng lao động có tay nghề cao và có tính kết nối rất là tốt giữa các doanh nghiệp. Thậm chí các doanh nghiệp sẵn sàng học hỏi chia sẻ lẫn nhau và tạo thành một hệ sinh thái rất phát triển. Ở đây các start-up sẵn sàng chấp nhận thất bại, đã có tới 97% start-up thất bại và chỉ có 3% là thành công và trong số 3% đó thì trong quá khứ họ cũng đã thất bại nhiều lần. Vấn đề ở đây là nó đã trở thành bản chất và cốt lõi của giá trị của Israel nói chung.
“Chính quyền thành phố còn hỗ trợ start-up về thuế có thể lên tới 50%. Ngoài ra thì chính quyền nơi đây còn cung cấp một cơ sở dữ liệu đồ sộ cho phép tra cứu các thông tin liên quan đến đường phố hay thông tin về các doanh nghiệp.” “Chúng tôi luôn chú trọng các giai đoạn khác nhau của start-up từ những ý tưởng đơn lẻ hay làm việc theo nhóm cho đến khi họ phát triển và có thành công nhất định nào đó,” theo cô Magnaux.
Các start-up sẵn sàng chấp nhận thất bại, đã có tới 97% start-up thất bại và chỉ có 3% là thành công và trong số 3% đó thì trong quá khứ họ cũng đã thất bại nhiều lần. Vấn đề ở đây là nó đã trở thành bản chất và cốt lõi của giá trị của Israel nói chung. |
Thêm vào đó, Chính phủ Israel còn lập ra một Hội đồng khoa học để hỗ trợ chính phủ đưa ra các tiêu chí, ngành nghề lĩnh vực được Nhà nước hỗ trợ vốn và nhiều mặt khác để phát triển. Từ đó các doanh nghiệp start-up khi có ý tưởng đáp ứng tiêu chí, được hội đồng này xét duyệt sau đó được nhà nước cấp vốn, hỗ trợ các dịch vụ khác để biến ý tưởng thành hiện thực kinh doanh.
Khi ý tưởng đó thành công, bắt đầu có lợi nhuận, phần lợi nhuận đó lại được chia lại cho Nhà nuớc và nguồn vốn đó lại tái đầu tư cho các start-up khác. Ngoài ra, chính phủ cũng kiêm luôn chức năng kết nối start-up với các nhà đầu tư lớn trong nước và thế giới để thu hút vốn.
Chỉ tính riêng năm 2016, tại Israel các doanh nghiệp khởi nghiệp đã thu hút được 4,8 tỷ USD. Đã có 8 công ty ra mắt công chúng lần đầu (IPO) với giá trị lên đến 609 triệu USD. Có 104 công ty đã được mua bán sát nhập, khoảng 30% được các công ty trong nước mua lại và 50% được các công ty của Mỹ mua.
Khi ý tưởng đó thành công, bắt đầu có lợi nhuận, phần lợi nhuận đó lại được chia lại cho Nhà nuớc và nguồn vốn đó lại tái đầu tư cho các start-up khác. Ngoài ra, chính phủ cũng kiêm luôn chức năng kết nối start-up với các nhà đầu tư lớn trong nước và thế giới để thu hút vốn.
Chỉ tính riêng năm 2016, tại Israel các doanh nghiệp khởi nghiệp đã thu hút được 4,8 tỷ USD. Đã có 8 công ty ra mắt công chúng lần đầu (IPO) với giá trị lên đến 609 triệu USD. Có 104 công ty đã được mua bán sát nhập, khoảng 30% được các công ty trong nước mua lại và 50% được các công ty của Mỹ mua.