Đề xuất miễn học phí với học sinh THCS và trẻ mầm non
Tin tức - Ngày đăng : 19:35, 08/12/2017
Ngày 5-12, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục với sự tham gia của đại diện một số bộ, ngành và 15 sở giáo dục và đào tạo.
Theo đó, có 29 trong số 120 điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều được điều chỉnh. Các ý kiến tại hội thảo thống nhất cao với những nội dung cơ bản của dự thảo về việc sửa đổi, bổ sung hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các cấp học và trình độ đào tạo...
Hội thảo đã thống nhất một số nội dung đề xuất cần xin ý kiến Chính phủ, bao gồm việc nâng chuẩn trình độ đào tạo giáo viên tiểu học từ trung cấp lên cao đẳng; việc xây dựng chính sách đối với nhà giáo để động viên sự nỗ lực của giáo viên, đặc biệt là ở bậc mầm non và phổ thông. Đáng chú ý, các ý kiến tại hội thảo đề xuất mở rộng đối tượng không phải đóng học phí đối với học sinh THCS và trẻ mầm non 5 tuổi.
Đề xuất này dựa trên cơ sở Việt Nam đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi với tỷ lệ trẻ được đi học đạt 98,75%. Việc miễn học phí đối với cấp THCS được đề xuất trên căn cứ thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước với yêu cầu đẩy mạnh phổ cập giáo dục THCS và phân luồng, vì vậy phải có cơ chế chính sách phù hợp để thực hiện phổ cập giáo dục.
Hội thảo đã thống nhất một số nội dung đề xuất cần xin ý kiến Chính phủ, bao gồm việc nâng chuẩn trình độ đào tạo giáo viên tiểu học từ trung cấp lên cao đẳng; việc xây dựng chính sách đối với nhà giáo để động viên sự nỗ lực của giáo viên, đặc biệt là ở bậc mầm non và phổ thông. Đáng chú ý, các ý kiến tại hội thảo đề xuất mở rộng đối tượng không phải đóng học phí đối với học sinh THCS và trẻ mầm non 5 tuổi.
Đề xuất này dựa trên cơ sở Việt Nam đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi với tỷ lệ trẻ được đi học đạt 98,75%. Việc miễn học phí đối với cấp THCS được đề xuất trên căn cứ thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước với yêu cầu đẩy mạnh phổ cập giáo dục THCS và phân luồng, vì vậy phải có cơ chế chính sách phù hợp để thực hiện phổ cập giáo dục.