Hơn 1.500 người xin tránh bão số 16 tại Malaysia và Thái Lan

Tin tức - Ngày đăng : 09:51, 25/12/2017

Do tác động của bão số 16, từ 19 giờ ngày 23/12 đến 19 giờ ngày 24/12, khu vực Trung Bộ có mưa, mưa vừa, lượng mưa phổ biến từ 10-20mm; riêng một số trạm trên biển thuộc các đảo của tỉnh Khánh Hòa có mưa to đến rất to: Song Tử Tây: 145mm; Trường Sa: 86mm.
Hàng nghìn ngư dân xin vào tránh bão tại Malaysia và Thái Lan
Vị trí và đường đi của bão số 16

Từ 19 giờ ngày 24/12 đến 07 giờ ngày 25/12, khu vực Trung Bộ có mưa, lượng mưa phổ biến từ 10-20mm, một số trạm có lượng mưa lớn hơn như Song Tử Tây (Khánh Hòa): 44mm; Huyền Trân (Bà Rịa-Vũng Tàu): 33mm.

Từ 19 giờ ngày 21/12 đến 19 giờ ngày 24/12,cáckhu vực Trung Bộ có mưa vừa (tập trung vào ngày 24/12), lượng mưa phổ biến từ 30-50mm; riêng một số trạmtrên biển thuộc các đảo của tỉnh Khánh Hòa có mưa tonhư: Song Tử Tây: 146mm; Trường Sa: 140mm.

Trước diễn biến của bão, sáng ngày 24/12, Thứ trưởng - Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT đã chủ trì cuộc họp với Thường trực Ban chỉ đạo để kiểm điểm tình hình thực hiện Công điện số 1985/CĐ-TTg ngày 23/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ và chỉ đạo triển khai cấp bách một số nội dung ứng phó với bão số 16.

Chiều ngày 24/12, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp trực tuyến với các Bộ, ngành và 19 tỉnh, thành phố thuộc Nam Bộ để chỉ đạo ứng phó với bão số 16.

Hàng nghìn ngư dân xin vào tránh bão tại Malaysia và Thái Lan

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường chỉ đạo công tác ứng phó với bão số 16 tại Kiên Giang

Tối ngày 24/12, Đoàn công tác của Ban chỉ đạo Trung ương phòng chống thiên tai (TWPCTT) do Bộ trưởng – Trưởng ban Nguyễn Xuân Cường làm trưởng đoàn đã đến TP. Hồ Chí Minh, sáng ngày 25/12 đi các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau và sáng sớm hôm nay 25/12 Đoàn công tác của Chính phủ do Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng làm trưởng đoàn cũng đến tỉnh Cà Mau để chỉ đạo ứng phó với bão số 16.

Ngày 24/12, Ban chỉ đạo TWPCTT đã có công văn số 207/TWPCTT gửi Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông nhắn tin dự báo, cảnh báo bão đến các thuê bao di động trong vùng có nguy cơ chịu ảnh hưởng của bão số 16 để người dân chủ động phòng tránh.


Bộ Ngoại giao có công hàm gửi Đại sứ quán các nước trong khu vực đề nghị giúp đỡ các ngư dân, tàu cá Việt Nam vào tránh trú bão và đảm bảo an toàn. Các Bộ: Công an, Giao thông vận tải đã có công điện gửi các đơn vị triển khai công tác phòng chống bão số 16.


Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương thường xuyên cập nhật diễn biến, ban hành các bản tin dự báo, nhận định về bão số 16 để phục vụ công tác chỉ đạo, chỉ huy, ứng phó.


Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo TWPCTT đã chuyển các tài liệu, phim hướng dẫn về kỹ thuật ứng phó với bão (chằng chống nhà cửa, neo đậu tàu thuyền, phim về bão Linda năm 1997) tới Văn phòng Ban chỉ huy các tỉnh để thông tin sâu rộng đến cộng đồng. Tại các địa phương, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh, thành phố vùng ảnh hưởng của bão đã ban hành các công điện, văn bản; tổ chức họp, phân công cán bộ xuống các địa phương chỉ đạo công tác chuẩn bị ứng phó.


Theo đó, các địa phương đã hoàn thành việc tổ chức cấm biển từ 16h00 ngày 23/12/2017. Về kêu gọi tầu thuyền: Theo báo cáo của cơ quan thường trực Ban chỉ huy PCTT, TKCN Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng, tổng số đã kiểm đếm, hướng dẫn cho69.121 phương tiện/343.169 người biết diễn biến, hướng di chuyển của bão để chủ động phòng tránh, trong đó: Neo đậu tại bến 62.606 tàu/309.079 người; neo đậu tại khu vực quần đảo Trường Sa: 16 tàu/169 người. Hoạt động ở các vùng biển khác 6.498 tàu/33.915 người.


Số tàu xin vào tránh trú bão tại Malaixia và Thái Lan: 216 tàu/1.504 người, cụ thể: Malaixia: 185 tàu/1.385 người (Bến Tre 84 tàu/609 người; Cà Mau: 94tàu/705 người; Bình Định: 07 tàu/71 người);


Thái Lan: 31 tàu/119 người (Cà Mau: 30 tàu/117người; Bạc Liêu: 01 tàu/ 02 người).


Đã thông báo cho 4.096 lồng, bè nuôi trồng thủy sản/7.534 người, gồm: Bà Rịa Vũng Tàu 357 lồng, bè/1.076 lao động; Ninh Thuận 831 lồng, bè/230 lao động; Khánh Hòa 2.077 bè/6.220 lao động; Bình Thuận 831 lồng/08 lao động.


Về công tác sơ tán dân: 15/19 tỉnh, thành phố đã có kế hoạch di dời tổng số: 1.168.137 người (TP Cần Thơ đã chỉ đạo rà soát xây dựng kế hoạch di dời nhưng chưa có số liệu cụ thể; 03 tỉnh không có kế hoạch di dời là An Giang, Tây Ninh, Bình Phước).

10/15 tỉnh đã tổ chức di dời, trong đó 8 tỉnh đã di dời được 74.259 người, gồm
TP Hồ Chí Minh: 4.926/4.926 người (đạt 100%); Tiền Giang: 1.016/39.177người (đạt 3%); Bến Tre: 500/77.647 người (đạt 1%); Trà Vinh 1.628/17.335 người (đạt 9%); Sóc Trăng: 12.103/139.036 người (đạt 9%); Bạc Liêu: 52.148/350.634 người (đạt 15%); Đồng Nai: 300/300 người (đạt 100%); Bình Dương: 1.638/3.998 người (đạt 41%); 02 tỉnh (Cà Mau, Hậu Giang) đã tổ chức di dời nhưng chưa có số liệu báo cáo; (05 tỉnh chưa tổ chức di dời gồm Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Kiên Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp).


Chằng chống nhà cửa:
07/19 tỉnh, thành phố đã thực hiện chằng chống nhà cửa với tổng số: 43.649/404.667 nhà, gồm TP Hồ Chí Minh 1.140/1.140 nhà (đạt 100%); Long An 425/1.326 nhà (đạt 32%); Tiền Giang 3.025/4.986 nhà (đạt 64%); Sóc Trăng 2.003/2.003 (đạt 100%); Cà Mau 24.368/53.229 nhà (đạt 46%); Hậu Giang 8.979/172.864 nhà (đạt 5%); Vĩnh Long 3.511/4.045 nhà (đạt 87%), các tỉnh khác đang tổng hợp...

Về thu hoạch lúa mùa và hoa màu: còn 1.353 ha lúa trong giai đoạn chín có nguy cơ bị ảnh hưởng của bão. Thành phố Hồ Chí Minh đã chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo cho học sinh nghỉ học từ chiều ngày 25/12 đến hết ngày 26/12; tùy theo diễn biến của bão để có chỉ đạo tiếp theo.

Nhóm PV