Kinh tế Hà Nội năm 2017 tăng trưởng 8,5%
Tin tức - Ngày đăng : 10:15, 31/12/2017
Ước tính năm 2017, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) theo giá so sánh tại Hà Nội tăng 8,5% so cùng kỳ năm trước.
Cục Thống kê Hà Nội cho biết, năm 2017, thành phố triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội với khối lượng công việc rất lớn, nhiều khó khăn, thách thức. Trong năm hiện tượng nắng nóng xuất hiện, sau đó mưa nhiều gây úng ngập diện rộng; tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi gặp khó khăn, sản xuất nông nghiệp phần nào bị ảnh hưởng; bệnh dịch sốt xuất huyết lan rộng... Tuy nhiên, với bộ máy cơ bản đã được kiện toàn, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 2017 được triển khai thực hiện với tinh thần đổi mới, sáng tạo, quyết liệt, kinh tế Hà Nội năm 2017 tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khá.
Ước tính năm nay, GRDP theo giá so sánh, tăng 8,5% so cùng kỳ năm trước (cách tính mới tăng 7,3%). Trong đó, các ngành dịch vụ là nhóm ngành thế mạnh của Hà Nội, có đóng góp cao vào mức tăng chung, tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá là 8,7%, đóng góp 4,9 điểm phần trăm vào mức tăng chung. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2017 tăng 11,3% so cùng kỳ, trong đó, bán lẻ và doanh thu dịch vụ tăng 11,2%. Năm 2017 du lịch cũng đạt được những kết quả khả quan, lượng khách du lịch đến Hà Nội đạt trên 13,7 triệu lượt khách, tăng 10% so cùng kỳ.
Giá trị tăng thêm ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 2%, đóng góp 0,06 điểm phần trăm vào mức tăng chung của GRDP. Thủy sản phát triển tốt do thay đổi hình thức nuôi ở trình độ kỹ thuật cao, tuân thủ theo các quy tắc kỹ thuật tác động đến quá trình phát triển và sinh trưởng của con giống nên cho năng suất cao hơn so với phương pháp nuôi truyền thống, ước năm 2017 sản lượng thủy sản đạt 95.280 tấn, tăng 0,9% so cùng kỳ; sản lượng gỗ khai thác tăng 46,4% so cùng kỳ.
Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp, xây dựng tăng 8,5%, đóng góp 2,6 điểm phần trăm vào mức tăng chung. Trong đó, sản xuất công nghiệp đã chuyển động theo chiều hướng tích cực và đạt mức tăng trưởng khả quan với giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp tăng 7,3% so cùng kỳ, đóng góp 1,6 điểm phần trăm vào mức tăng chung.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của Thủ đô năm 2017 nhìn chung phù hợp, theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ (từ 57,28% năm 2016 lên 57,63% năm 2017) và ngành công nghiệp xây dựng (từ 29,69% năm 2016 lên 29,7% năm 2017); giảm tỷ trọng nông nghiệp (từ 3,22% năm 2016 xuống 2,84% năm 2017).
Cơ cấu nội ngành dịch vụ đang chuyển dịch theo hướng ngày càng đa dạng và chất lượng được cải thiện, xuất hiện và phát triển các ngành dịch vụ hỗ trợ kinh doanh. Tỷ trọng các ngành dịch vụ hỗ trợ kinh doanh trong cơ cấu dịch vụ đang tăng nhanh như: vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc, ngành tài chính tín dụng, tư vấn, kế toán, kiểm toán, môi giới việc làm, du học, xuất khẩu lao động…
Tổng thu ngân sách Nhà nước bằng 101,4% dự toán
Cũng theo Cục Thống kê Hà Nội, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố đạt 207.628 tỷ đồng, bằng 101,4% dự toán do Hội đồng nhân dân thành phố giao và tăng 15,7% so thực hiện năm 2016. Trong đó, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 17.988 tỷ đồng, đạt 104,6 dự toán và tăng 10,9%; thu nội địa đạt 187.640 tỷ đồng, đạt 101% dự toán và tăng 16,1%.
Trong tổng thu nội địa, thu từ doanh nghiệp và cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ đạt 108.235 tỷ đồng, bằng 91,3% dự toán và tăng 18,9% thực hiện năm trước; thu từ thuế thu nhập cá nhân đạt 18.200 tỷ đồng, bằng 94,8% dự toán và tăng 26,2% thực hiện năm trước; thu từ tiền sử dụng đất đạt 28.500 tỷ đồng, bằng 142,5% dự toán, tăng 8,7% so thực hiện năm trước.
Chi ngân sách nhà nước địa phương năm 2017 đạt 75.205 tỷ đồng, bằng 96,4% dự toán và bằng 70,6% thực hiện năm trước. Trong đó, chi đầu tư phát triển đạt 33.106 tỷ đồng, bằng 101,2% dự toán và tăng 16,5% so cùng kỳ; chi hoạt động sự nghiệp thường xuyên đạt 40.752 tỷ đồng, bằng 98,4% dự toán và tăng 14,2% so thực hiện năm trước.
Trong tổng chi hoạt động sự nghiệp, chi sự nghiệp kinh tế chiếm 17,8%; chi sự nghiệp giáo dục và dạy nghề chiếm 32,2%; chi sự nghiệp y tế, dân số kế hoạch hóa gia đình chiếm 8,3%; chi sự nghiệp quản lý hành chính, đảng, đoàn thể chiếm 17,5%...
Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp, xây dựng tăng 8,5%, đóng góp 2,6 điểm phần trăm vào mức tăng chung. Trong đó, sản xuất công nghiệp đã chuyển động theo chiều hướng tích cực và đạt mức tăng trưởng khả quan với giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp tăng 7,3% so cùng kỳ, đóng góp 1,6 điểm phần trăm vào mức tăng chung.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của Thủ đô năm 2017 nhìn chung phù hợp, theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ (từ 57,28% năm 2016 lên 57,63% năm 2017) và ngành công nghiệp xây dựng (từ 29,69% năm 2016 lên 29,7% năm 2017); giảm tỷ trọng nông nghiệp (từ 3,22% năm 2016 xuống 2,84% năm 2017).
Cơ cấu nội ngành dịch vụ đang chuyển dịch theo hướng ngày càng đa dạng và chất lượng được cải thiện, xuất hiện và phát triển các ngành dịch vụ hỗ trợ kinh doanh. Tỷ trọng các ngành dịch vụ hỗ trợ kinh doanh trong cơ cấu dịch vụ đang tăng nhanh như: vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc, ngành tài chính tín dụng, tư vấn, kế toán, kiểm toán, môi giới việc làm, du học, xuất khẩu lao động…
Tổng thu ngân sách Nhà nước bằng 101,4% dự toán
Cũng theo Cục Thống kê Hà Nội, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố đạt 207.628 tỷ đồng, bằng 101,4% dự toán do Hội đồng nhân dân thành phố giao và tăng 15,7% so thực hiện năm 2016. Trong đó, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 17.988 tỷ đồng, đạt 104,6 dự toán và tăng 10,9%; thu nội địa đạt 187.640 tỷ đồng, đạt 101% dự toán và tăng 16,1%.
Trong tổng thu nội địa, thu từ doanh nghiệp và cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ đạt 108.235 tỷ đồng, bằng 91,3% dự toán và tăng 18,9% thực hiện năm trước; thu từ thuế thu nhập cá nhân đạt 18.200 tỷ đồng, bằng 94,8% dự toán và tăng 26,2% thực hiện năm trước; thu từ tiền sử dụng đất đạt 28.500 tỷ đồng, bằng 142,5% dự toán, tăng 8,7% so thực hiện năm trước.
Chi ngân sách nhà nước địa phương năm 2017 đạt 75.205 tỷ đồng, bằng 96,4% dự toán và bằng 70,6% thực hiện năm trước. Trong đó, chi đầu tư phát triển đạt 33.106 tỷ đồng, bằng 101,2% dự toán và tăng 16,5% so cùng kỳ; chi hoạt động sự nghiệp thường xuyên đạt 40.752 tỷ đồng, bằng 98,4% dự toán và tăng 14,2% so thực hiện năm trước.
Trong tổng chi hoạt động sự nghiệp, chi sự nghiệp kinh tế chiếm 17,8%; chi sự nghiệp giáo dục và dạy nghề chiếm 32,2%; chi sự nghiệp y tế, dân số kế hoạch hóa gia đình chiếm 8,3%; chi sự nghiệp quản lý hành chính, đảng, đoàn thể chiếm 17,5%...