Năm 2020: 100% chuỗi nông sản tại Hà Nội được truy xuất nguồn gốc
Danh thắng & Di tích Hà Nội - Ngày đăng : 10:33, 05/01/2018
UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về duy trì, phát triển hệ thống truy xuất nguồn gốc thông tin điện tử sử dụng mã QR cho các sản phẩm nông sản thực phẩm trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2018 - 2020.
Kế hoạch nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (ATTP), tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát chất lượng, truy xuất nguồn gốc nông sản thực phẩm trên địa bàn Hà Nội; giảm thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian, nhân lực, chi phí quản lý.
Tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm, chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn được sản xuất, tiêu thụ trên địa bàn Hà Nội. Nâng cao kiến thức, ý thức trách nhiệm trong sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn. Xây dựng giải pháp ứng dụng hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã QR truy xuất nguồn gốc trong quản lý, nhận diện, xác định nguồn gốc nông sản thực phẩm đảm bảo an toàn lưu thông, tiêu thụ trên địa bàn TP.
Lộ trình cụ thể: Năm 2018, thí điểm ứng dụng phần mềm hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã QR trong quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc, đảm bảo nông sản thực phẩm an toàn đối với sản phẩm trái cây tại các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn nội thành Hà Nội, thí điểm ứng dụng quy trình mã xác thực chống hàng giả. Hỗ trợ thí điểm ứng dụng phần mềm hệ thống thông tin điện tử bằng mã QR truy xuất nguồn gốc đảm bảo nông sản thực phẩm an toàn sản xuất theo chuỗi, tập trung vào sản phẩm nguy cơ cao về mất ATTP như: Rau, thịt, thủy sản, gồm các nội dung: Xây dựng quy định và thiết lập mã số định danh đối với các cơ sở trong chuỗi nông sản thực phẩm an toàn trên địa bàn thành phố, thử nghiệm hệ thống theo dõi luồng di chuyển của sản phẩm, xây dựng cơ sở dữ liệu trung tâm cho phép truy cập trực tuyến trên internet thông qua mã QR của sản phẩm bằng điện thoại thông minh; hỗ trợ thiết bị truy xuất công cộng tại các điểm kinh doanh nông sản thực phẩm. Tổ chức tập huấn, tuyên truyền cho người sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh, người tiêu dùng.
Năm 2019: Mở rộng ứng dụng phần mềm hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã QR thực hiện truy xuất nguồn gốc ở các sản phẩm nông sản thực phẩm khác, tập trung tại các cơ sở sản xuất, hợp tác xã, trang trại, cơ sở giết mổ tập trung, cơ sở sơ chế, chế biến quy mô lớn, các chuỗi sản xuất, cửa hàng chuyên doanh, siêu thị, chợ đầu mối. Hỗ trợ doanh nghiệp, Ban quản lý chợ bố trí các khu vực, thiết bị tương tác, hỗ trợ người tiêu dùng thực hành truy xuất nguồn gốc trực tuyến các sản phẩm nông sản thực phẩm an toàn.
Năm 2020: Phấn đấu 100% chuỗi sản xuất, cung ứng nông sản thực phẩm an toàn trên địa bàn TP ứng dụng hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã QR truy xuất nguồn gốc, minh bạch thông tin đến người tiêu dùng. Tăng tỷ lệ truy xuất nguồn gốc ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh quy mô nhỏ, chợ bán lẻ đạt từ 30% - 50%.
Lộ trình cụ thể: Năm 2018, thí điểm ứng dụng phần mềm hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã QR trong quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc, đảm bảo nông sản thực phẩm an toàn đối với sản phẩm trái cây tại các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn nội thành Hà Nội, thí điểm ứng dụng quy trình mã xác thực chống hàng giả. Hỗ trợ thí điểm ứng dụng phần mềm hệ thống thông tin điện tử bằng mã QR truy xuất nguồn gốc đảm bảo nông sản thực phẩm an toàn sản xuất theo chuỗi, tập trung vào sản phẩm nguy cơ cao về mất ATTP như: Rau, thịt, thủy sản, gồm các nội dung: Xây dựng quy định và thiết lập mã số định danh đối với các cơ sở trong chuỗi nông sản thực phẩm an toàn trên địa bàn thành phố, thử nghiệm hệ thống theo dõi luồng di chuyển của sản phẩm, xây dựng cơ sở dữ liệu trung tâm cho phép truy cập trực tuyến trên internet thông qua mã QR của sản phẩm bằng điện thoại thông minh; hỗ trợ thiết bị truy xuất công cộng tại các điểm kinh doanh nông sản thực phẩm. Tổ chức tập huấn, tuyên truyền cho người sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh, người tiêu dùng.
Năm 2019: Mở rộng ứng dụng phần mềm hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã QR thực hiện truy xuất nguồn gốc ở các sản phẩm nông sản thực phẩm khác, tập trung tại các cơ sở sản xuất, hợp tác xã, trang trại, cơ sở giết mổ tập trung, cơ sở sơ chế, chế biến quy mô lớn, các chuỗi sản xuất, cửa hàng chuyên doanh, siêu thị, chợ đầu mối. Hỗ trợ doanh nghiệp, Ban quản lý chợ bố trí các khu vực, thiết bị tương tác, hỗ trợ người tiêu dùng thực hành truy xuất nguồn gốc trực tuyến các sản phẩm nông sản thực phẩm an toàn.
Năm 2020: Phấn đấu 100% chuỗi sản xuất, cung ứng nông sản thực phẩm an toàn trên địa bàn TP ứng dụng hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã QR truy xuất nguồn gốc, minh bạch thông tin đến người tiêu dùng. Tăng tỷ lệ truy xuất nguồn gốc ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh quy mô nhỏ, chợ bán lẻ đạt từ 30% - 50%.