Hà Nội: Tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 2 tăng mạnh
Danh thắng & Di tích Hà Nội - Ngày đăng : 17:45, 09/03/2018
Ước tính, tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 2 đạt 217.094 tỷ đồng, tăng 0,9% so với tháng trước và tăng 21,3% so với cùng kỳ năm 2017.
Ảnh minh họa: Internet
Thu ngân sách nhà nước ước đạt 35.875 tỷ đồng
Chiều 28-2, Cục Thống kê Hà Nội đã công bố báo cáo tình hình kinh tế-xã hội tháng 2 và 2 tháng đầu năm. Theo báo cáo, tháng 2, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố ước đạt 12.850 tỷ đồng, bằng 55,8% so với tháng trước. Trong đó, thu từ dầu thô đạt 250 tỷ đồng tăng 3,1% so với tháng trước; thu nội địa đạt 12.600 tỷ đồng, bằng 55,3% so với tháng trước.
Lũy kế 2 tháng, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 35.875 tỷ đồng, tăng 16,9% so cùng kỳ và đạt 16,4% dự toán năm 2018. Trong đó, thu từ dầu thô ước đạt 493 tỷ đồng, bằng 26,3% so dự toán và 96,1% so cùng kỳ; thu nội địa đạt 35.382 tỷ đồng, tăng 17,3% so cùng kỳ và bằng 16,4% so dự toán.
Trong tổng thu nội địa trên, thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước trung ương đạt 5.902 tỷ đồng, tăng 31,2% so cùng kỳ; thu từ doanh nghiệp nhà nước địa phương đạt 624 tỷ đồng, tăng 30,4%; thu từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 6.032 tỷ đồng, tăng 19,4%; thu từ xổ số kiến thiết đạt 43 tỷ đồng, giảm 4,9%; thu từ khu vực ngoài quốc doanh đạt 10.187 tỷ đồng, tăng 32,7%; từ thuế thu nhập cá nhân đạt 4.317 tỷ đồng, tăng 17,1%;...
Tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 2 tăng 21,3%
Về thương mại, dịch vụ, ước tính tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 2 đạt 217.094 tỷ đồng, tăng 0,9% so với tháng trước và tăng 21,3% so với cùng kỳ năm 2017; trong đó, tổng mức bán lẻ đạt 53.244 tỷ đồng, tăng 6,2% so tháng trước và tăng 28,6% so cùng kỳ.
Tết Nguyên đán năm nay rơi vào thời điểm giữa tháng 2, vì vậy, ngay từ đầu tháng, hệ thống siêu thị đã tăng cường thêm lượng hàng hóa từ 15%-20% để phục vụ nhu cầu sắm tết của người dân.
Lượng hàng phục vụ Tết khá dồi dào, giá bán một số nhóm hàng phục vụ Tết có tăng so ngày thường nhưng do các đơn vị sản xuất, kinh doanh đã có kế hoạch chuẩn bị sẵn sàng nguồn hàng nên không xảy ra hiện tượng thiếu hàng và tăng giá bán đột biến.
Để đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong dịp Tết, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng tiêu dùng thiết yếu trên địa bàn thành phố đã xây dựng kế hoạch dự trữ và cung cấp hàng hoá phục vụ tết. Ước tính, tổng lượng hàng hoá dự trữ tăng thêm của hệ thống phân phối, bán lẻ trên địa bàn thành phố phục vụ thị trường trước, trong và sau Tết Nguyên đán trị giá khoảng 26 nghìn tỷ đồng.
Lượng hàng dự trữ tập trung ở nhóm hàng lương thực, thực phẩm, bánh mứt kẹo, rượu bia, nước giải khát, mặt hàng tiêu dùng may mặc, các mặt hàng lâm sản, trong đó chú trọng đến một số nhóm hàng thiết yếu có nhu cầu tiêu dùng cũng như nguồn cung biến động mạnh trong dịp Tết.
Dự kiến, tổng mức lưu chuyển hàng hóa 2 tháng đầu năm đạt 432.174 tỷ đồng, tăng 17,7% so cùng kỳ năm 2017, trong đó bán lẻ đạt 103.359 tỷ đồng tăng 20,5%.
Chia theo thành phần kinh tế, trong tổng mức bán ra, kinh tế nhà nước ước tính đạt 127.380 tỷ đồng, tăng 18,9% so cùng kỳ, kinh tế ngoài nhà nước 285.319 tỷ đồng tăng 17,8% và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 19.475 tỷ đồng, tăng 10%.
Trị giá xuất khẩu tháng 2 ước tính đạt 993 triệu USD, giảm 9,9% so tháng trước và tăng 19,5% so cùng kỳ. Ước tính 2 tháng đầu năm 2018, kim ngạch xuất khẩu đạt 2.095 triệu USD, tăng 25,1% so cùng kỳ.
Đóng góp nhiều nhất vào tăng kim ngạch xuất khẩu 2 tháng đầu năm nay là nhóm hàng linh kiện máy tính và thiết bị ngoại vi, tăng 50% so cùng kỳ năm 2017; nhóm hàng dệt may, tăng 30%; nhóm hàng xuất khẩu giảm so cùng kỳ là nhóm hàng điện tử giảm 13,8% so cùng kỳ.
Tín dụng tăng 1,2%
Cục Thống kê Hà Nội cho biết, nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố trong tháng 2 đạt 2.671 nghìn tỷ đồng, tăng 0,6% so tháng trước và tăng 1,2% so tháng 12-2017. Nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng đảm bảo đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, khách hàng, các nhu cầu đầu tư khác cũng như đảm bảo thanh khoản của các tổ chức tín dụng.
Tổng dư nợ cho vay tháng 2 ước đạt 1.620 nghìn tỷ đồng, tăng 0,6% so tháng trước và tăng 1,2% so với tháng 12-2017. Trong đó, dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 626 nghìn tỷ đồng, tăng 0,9% so tháng trước và tăng 1,7% so tháng 12 năm trước; dư nợ cho vay trung và dài hạn đạt 994 nghìn tỷ đồng, tăng 0,4% so tháng trước và tăng 0,9% so tháng 12 năm trước. Trong tổng dư nợ, dư nợ cho vay đạt 1.412 nghìn tỷ đồng, tăng 0,7% so tháng trước và tăng 1,4% so với tháng 12 năm trước; dư nợ cho vay đầu tư đạt 208 nghìn tỷ đồng, tăng 0,05% so tháng trước và tăng 0,1% so với tháng 12 năm trước.
Theo chương trình tín dụng, dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm 7,1% trong tổng dư nợ cho vay; cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 36,9%; cho vay xuất khẩu chiếm 9,7%;... Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ chiếm 2,8%, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay chiếm 3,2%.
Lượng hàng phục vụ Tết khá dồi dào, giá bán một số nhóm hàng phục vụ Tết có tăng so ngày thường nhưng do các đơn vị sản xuất, kinh doanh đã có kế hoạch chuẩn bị sẵn sàng nguồn hàng nên không xảy ra hiện tượng thiếu hàng và tăng giá bán đột biến.
Để đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong dịp Tết, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng tiêu dùng thiết yếu trên địa bàn thành phố đã xây dựng kế hoạch dự trữ và cung cấp hàng hoá phục vụ tết. Ước tính, tổng lượng hàng hoá dự trữ tăng thêm của hệ thống phân phối, bán lẻ trên địa bàn thành phố phục vụ thị trường trước, trong và sau Tết Nguyên đán trị giá khoảng 26 nghìn tỷ đồng.
Lượng hàng dự trữ tập trung ở nhóm hàng lương thực, thực phẩm, bánh mứt kẹo, rượu bia, nước giải khát, mặt hàng tiêu dùng may mặc, các mặt hàng lâm sản, trong đó chú trọng đến một số nhóm hàng thiết yếu có nhu cầu tiêu dùng cũng như nguồn cung biến động mạnh trong dịp Tết.
Dự kiến, tổng mức lưu chuyển hàng hóa 2 tháng đầu năm đạt 432.174 tỷ đồng, tăng 17,7% so cùng kỳ năm 2017, trong đó bán lẻ đạt 103.359 tỷ đồng tăng 20,5%.
Chia theo thành phần kinh tế, trong tổng mức bán ra, kinh tế nhà nước ước tính đạt 127.380 tỷ đồng, tăng 18,9% so cùng kỳ, kinh tế ngoài nhà nước 285.319 tỷ đồng tăng 17,8% và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 19.475 tỷ đồng, tăng 10%.
Trị giá xuất khẩu tháng 2 ước tính đạt 993 triệu USD, giảm 9,9% so tháng trước và tăng 19,5% so cùng kỳ. Ước tính 2 tháng đầu năm 2018, kim ngạch xuất khẩu đạt 2.095 triệu USD, tăng 25,1% so cùng kỳ.
Đóng góp nhiều nhất vào tăng kim ngạch xuất khẩu 2 tháng đầu năm nay là nhóm hàng linh kiện máy tính và thiết bị ngoại vi, tăng 50% so cùng kỳ năm 2017; nhóm hàng dệt may, tăng 30%; nhóm hàng xuất khẩu giảm so cùng kỳ là nhóm hàng điện tử giảm 13,8% so cùng kỳ.
Tín dụng tăng 1,2%
Cục Thống kê Hà Nội cho biết, nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố trong tháng 2 đạt 2.671 nghìn tỷ đồng, tăng 0,6% so tháng trước và tăng 1,2% so tháng 12-2017. Nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng đảm bảo đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, khách hàng, các nhu cầu đầu tư khác cũng như đảm bảo thanh khoản của các tổ chức tín dụng.
Tổng dư nợ cho vay tháng 2 ước đạt 1.620 nghìn tỷ đồng, tăng 0,6% so tháng trước và tăng 1,2% so với tháng 12-2017. Trong đó, dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 626 nghìn tỷ đồng, tăng 0,9% so tháng trước và tăng 1,7% so tháng 12 năm trước; dư nợ cho vay trung và dài hạn đạt 994 nghìn tỷ đồng, tăng 0,4% so tháng trước và tăng 0,9% so tháng 12 năm trước. Trong tổng dư nợ, dư nợ cho vay đạt 1.412 nghìn tỷ đồng, tăng 0,7% so tháng trước và tăng 1,4% so với tháng 12 năm trước; dư nợ cho vay đầu tư đạt 208 nghìn tỷ đồng, tăng 0,05% so tháng trước và tăng 0,1% so với tháng 12 năm trước.
Theo chương trình tín dụng, dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm 7,1% trong tổng dư nợ cho vay; cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 36,9%; cho vay xuất khẩu chiếm 9,7%;... Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ chiếm 2,8%, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay chiếm 3,2%.