Điện thoại Nokia bất ngờ phát nổ
Danh thắng & Di tích Hà Nội - Ngày đăng : 16:38, 22/03/2018
Anh trai của cô, Durga Prasad Oram nói: “Khi điện thoại phát nổ, Uma đang cắm sạc điện thoại và nói chuyện với người họ hàng.” Nhiều người tin rằng chiếc điện thoại phát nổ là Nokia 3310 mặc dù trông nó giống như Nokia 5233.
Người phát ngôn của Nokia cho biết: “Mặc dù chúng tôi không thể xác minh được sự thật trong các báo cáo nhưng chúng tôi có thể xác nhận rằng điện thoại bị phát nổ không được sản xuất hoặc bán bởi HMD Global”.
Phía cảnh sát đã đến nhà nạn nhân để thu thập thêm bằng chứng, cơ thể của Uma đã được gửi đi khám nghiệm tử thi để tìm ra nguyên nhân cái chết.
Có thể thấy, tình trạng điện thoại phát nổ khi đang cắm sạc vốn chẳng phải là mới. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều người thờ ơ và luôn sử dụng điện thoại trong quá trình cắm sạc, điều này sẽ khiến thiết bị nóng hơn và gây ra tình trạng quá nhiệt.
Làm thế nào để hạ nhiệt smartphone?
1. Sử dụng sạc chính hãng
Đa số các cục sạc “lô” được bán tràn lan với mức giá rẻ thường không đảm bảo chất lượng, dòng điện kém ổn định dẫn đến tình trạng smartphone bị quá nhiệt, chai pin và thậm chí là phát nổ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến bạn và người thân trong gia đình. Đó là lý do tại sao bạn chỉ nên sử dụng bộ sạc chính hãng đi kèm với sản phẩm hoặc các thiết bị có khả năng tự động điều chỉnh dòng và đã được chứng nhận.
2. Sạc điện thoại đúng cách
Nếu nhiệt độ ban ngày quá nóng, bạn chỉ nên sạc thiết bị ở mức 70%-80% và sạc đầy vào ban đêm. Đa số smartphone hiện nay đều sử dụng pin Li-ion hoặc Li-po, do đó chúng sẽ không có “hiệu ứng nhớ”, điều này đồng nghĩa với việc bạn có thể sạc smartphone bất cứ lúc nào mà không cần phải chờ đến khi hết pin.
3. Hạn chế mở nhiều tác vụ cùng lúc
Nếu smartphone thường xuyên nóng lên bất thường thì nhiều khả năng nó đang bị quá tải, để khắc phục tình trạng trên, bạn hãy tạm thời tắt bớt các ứng dụng không cần thiết, sử dụng các phiên bản thu gọn (Lite) của Facebook, Messenger… thay vì sử dụng bản “chính chủ”.
4. Hư pin
Đầu tiên, bạn hãy mở nắp lưng điện thoại và kiểm tra xem viên pin có bị phồng hay không, nếu có thì người dùng chỉ cần mang nó đến các cửa hàng sửa chữa uy tín để thay thế.
5. Gỡ bỏ ốp lưng
Ngoài tác dụng làm đẹp, bảo vệ điện thoại, đôi khi ốp lưng cũng chính là nguyên nhân khiến smartphone bị nóng lên. Do đó, nếu đang sử dụng ốp lưng, bạn hãy tạm thời gỡ bỏ và kiểm tra lại nhiệt độ của điện thoại.
6. Phần mềm lỗi thời
Phần mềm lỗi thời không phải là yếu tố chính khiến smartphone nóng lên nhưng nó khiến cho điện thoại hoạt động kém mượt mà. Bên cạnh đó, người dùng cũng nên xóa sạch các tập tin rác, cache… trên smartphone để tăng tốc thiết bị.
Nhìn chung, trên đây là những lý do khiến smartphone nóng lên bất thường và các giải pháp khắc phục.
Nếu cảm thấy hữu ích, bạn đừng quên chia sẻ bài viết cho nhiều người cùng biết hoặc để lại bình luận khi gặp rắc rối trong quá trình sử dụng.