Hà Nội: Tăng cường quản lý, sử dụng chung cư cao tầng
Danh thắng & Di tích Hà Nội - Ngày đăng : 16:39, 27/03/2018
Ngày 27-3, UBND thành phố Hà Nội ban hành văn bản số 1267/UBND-ĐT, tăng cường hiệu lực công tác quản lý, sử dụng nhà chung cư cao tầng trên địa bàn thành phố.
Theo đó, nhằm tăng cường hiệu lực công tác quản lý, sử dụng nhà chung cư cao tầng, UBND TP giao các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 15/CT-UBND ngày 28-8-2017 của UBND thành phố về việc tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý sử dụng nhà chung cư trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Các đơn vị sớm hoàn thiện hệ thống chính trị cơ sở, các tổ chức chi bộ Đảng, thôn, tổ dân phố và đoàn thể, các thiết chế văn hóa tại các khu chung cư cao tầng theo Đề án 06-ĐA/TU ngày 24-9-2013 của Thành ủy Hà Nội và Quyết định số 50/2013/QĐ-UBND ngày 18-11-2013 về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố trên địa bàn thành phố.
Các đơn vị, địa phương chỉ đạo các chủ đầu tư dự án, đơn vị quản lý, vận hành chung cư cao tầng khi đưa vào khai thác sử dụng phải xây dựng quy chế phối hợp trong công tác đảm bảo an ninh trật tự giữa chủ đầu tư hoặc đơn vị được giao quản lý với chính quyền cấp xã và công an cơ sở; khi đưa vào khai thác, sử dụng phải sử dụng lực lượng bảo vệ được đào tạo, tập huấn, cấp chứng chỉ của các đơn vị chức năng.
UBND cấp huyện, UBND cấp xã, công an cấp huyện và công an cơ sở khẩn trương giải quyết các loại giấy tờ: đăng ký hộ khẩu tạm trú, thường trú, phối hợp việc thực hiện kê khai, đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở cho cư dân.
Các chủ đầu tư dự án chung cư cao tầng trên địa bàn thành phố chịu trách nhiệm lập hồ sơ, phối hợp với các đơn vị thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố, Phòng Tài nguyên và Môi trường các quận, huyện, thị xã làm thủ tục, đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu căn hộ cho cá nhân trong nhà chung cư đã đủ điều kiện theo đúng quy định của pháp luật để đảm bảo quyền lợi chính đáng của người mua nhà.
Đồng thời, khẩn trương sửa chữa các tòa nhà, căn hộ, khu sinh hoạt công cộng, hệ thống điện, nước, cầu thang máy, PCCC, thoát nước bị hư hỏng, xuống cấp; bố trí phòng sinh hoạt cộng đồng cho cư dân làm nơi sinh hoạt, hội họp. Đặc biệt, quan tâm giải quyết các nguyện vọng chính đáng của cư dân tại các nhà chung cư tái định cư, nhà ở xã hội, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các hộ do di dân giải phóng mặt bằng sớm ổn định cuộc sống, hạn chế những bức xúc, mâu thuẫn với các cấp chính quyền; tổ chức hội nghị nhà chung cư để bầu Ban quản trị tại các tòa nhà chung cư, cụm nhà chung cư theo quy định.
Khi xảy ra tranh chấp, khiếu nại của người dân đối với chủ đầu tư dự án hoặc đơn vị quản lý vận hành thì chủ đầu tư dự án phải đối thoại, khẩn trương và chủ động giải quyết dứt điểm, không để xảy ra khiếu kiện đông người, vượt cấp. Đối với các dự án để khiếu kiện kéo dài, chủ đầu tư thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết thì UBND thành phố sẽ xem xét lại năng lực của chủ đầu tư khi xem xét đề xuất dự án đầu tư khác.
Các đơn vị sớm hoàn thiện hệ thống chính trị cơ sở, các tổ chức chi bộ Đảng, thôn, tổ dân phố và đoàn thể, các thiết chế văn hóa tại các khu chung cư cao tầng theo Đề án 06-ĐA/TU ngày 24-9-2013 của Thành ủy Hà Nội và Quyết định số 50/2013/QĐ-UBND ngày 18-11-2013 về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố trên địa bàn thành phố.
Các đơn vị, địa phương chỉ đạo các chủ đầu tư dự án, đơn vị quản lý, vận hành chung cư cao tầng khi đưa vào khai thác sử dụng phải xây dựng quy chế phối hợp trong công tác đảm bảo an ninh trật tự giữa chủ đầu tư hoặc đơn vị được giao quản lý với chính quyền cấp xã và công an cơ sở; khi đưa vào khai thác, sử dụng phải sử dụng lực lượng bảo vệ được đào tạo, tập huấn, cấp chứng chỉ của các đơn vị chức năng.
UBND cấp huyện, UBND cấp xã, công an cấp huyện và công an cơ sở khẩn trương giải quyết các loại giấy tờ: đăng ký hộ khẩu tạm trú, thường trú, phối hợp việc thực hiện kê khai, đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở cho cư dân.
Các chủ đầu tư dự án chung cư cao tầng trên địa bàn thành phố chịu trách nhiệm lập hồ sơ, phối hợp với các đơn vị thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố, Phòng Tài nguyên và Môi trường các quận, huyện, thị xã làm thủ tục, đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu căn hộ cho cá nhân trong nhà chung cư đã đủ điều kiện theo đúng quy định của pháp luật để đảm bảo quyền lợi chính đáng của người mua nhà.
Đồng thời, khẩn trương sửa chữa các tòa nhà, căn hộ, khu sinh hoạt công cộng, hệ thống điện, nước, cầu thang máy, PCCC, thoát nước bị hư hỏng, xuống cấp; bố trí phòng sinh hoạt cộng đồng cho cư dân làm nơi sinh hoạt, hội họp. Đặc biệt, quan tâm giải quyết các nguyện vọng chính đáng của cư dân tại các nhà chung cư tái định cư, nhà ở xã hội, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các hộ do di dân giải phóng mặt bằng sớm ổn định cuộc sống, hạn chế những bức xúc, mâu thuẫn với các cấp chính quyền; tổ chức hội nghị nhà chung cư để bầu Ban quản trị tại các tòa nhà chung cư, cụm nhà chung cư theo quy định.
Khi xảy ra tranh chấp, khiếu nại của người dân đối với chủ đầu tư dự án hoặc đơn vị quản lý vận hành thì chủ đầu tư dự án phải đối thoại, khẩn trương và chủ động giải quyết dứt điểm, không để xảy ra khiếu kiện đông người, vượt cấp. Đối với các dự án để khiếu kiện kéo dài, chủ đầu tư thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết thì UBND thành phố sẽ xem xét lại năng lực của chủ đầu tư khi xem xét đề xuất dự án đầu tư khác.