Công ty XKLĐ Trí Đức: Bài 2 - Hứa một đằng, đưa đi một nẻo

Tin tức - Ngày đăng : 17:23, 10/05/2018

Như thông tin báo Người Hà Nội đã phản ánh về việc vừa qua có hàng loạt người lao động đi Xuất khẩu lao động (XKLĐ) qua Công ty Cổ phần xây dựng và phát triển nhân lực Trí Đức (Công ty XKLĐ Trí Đức) đột nhiên bị cảnh sát nước sở tại trục xuất về quê không biết lý do vì sao. Ngay sau khi Báo đăng nhiều người lao động đã tìm đến Tòa soạn để cung cấp thêm thông tin về vụ việc.

Công ty XKLĐ Trí Đức: Bài 1 - Hàng loạt lao động bị ép về nước không lý do

Ác mộng “đổi đời”: Bài 3 - Công ty Cổ phần TMS Nhân lực thu phí cọc vượt gần gấp đôi quy định

Công ty XKLĐ Tracodi: Bài 1 - Người lao động mắc bệnh và ôm nợ

Công ty XKLĐ Trí Đức: Bài 2 - Hứa một đằng, đưa đi một nẻo
Người lao động "ăn trực, nằm chờ" đòi quyền lợi ở Công ty XKLĐ Trí Đức

Chúng tôi xin đăng nội dung phản ánh của một người là anh Võ Đức Công, sinh năm 1989 quê ở Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, nội dung như sau: Tôi được văn phòng giao dịch Công ty Cổ phần xây dựng và phát triển nhân lực Trí Đức - Công ty XKLĐ Trí Đức (phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, tp Hà Nội) tiếp nhận tuyển dụng đưa sang Romania lao động xuất khẩu tại nhà máy SANTIERUL NAVAL CONSTANTA S.A. Trước lúc đi chúng tôi đã đóng cho công ty một khoản tiền, bao gồm: tiền phí xuất khẩu lao động; tiền khám sức khoẻ; tiền làm visa ; tiền hồ sơ tổng cộng hơn 60.000.000 đồng. Ngoài ra còn các khoản tiền khác như tiền học nâng cao tay nghề, tiền chi phí đi lại ăn ở từ ngày xét tuyển cho đến lúc bay. Với những khoản tiền trên chúng tôi đóng làm nhiều lần khác nhau. Nhưng chỉ có duy nhất một lần  nhận được phiếu thu tiền (biên lai).

Sang đến nơi khi nhận phòng, cất hành lý, chúng tôi đi cùng mọi người xuống học an toàn và bắt tay làm việc luôn. Chúng tôi đã tuân thủ mọi quy định mà nhà máy đề ra, nỗ lực làm việc cố gắng hết sức mình. Nhưng chúng tôi không được hưởng mức lương như trong hợp đồng đã ký. Vậy nên chúng tôi cùng với mọi người đã có ý kiến lên ông chủ. Đồng thời gọi điện về cho phía công ty cung ứng và môi giới để nhờ họ đứng ra can thiệp giúp. Nhưng kết quả không chỉ không khá hơn mà còn tệ hơn thế. Chính vì hứa một đằng, đưa đi một nẻo mà chúng tôi quyết định đứng lên cùng mọi người cử đại diện biết tiếng Anh kiến nghị lên ông chủ với nội dung là yêu cầu ông chủ trả lương đúng như hợp đồng đã ký cho chúng tôi yên tâm đi làm việc. Bản thân tôi xuất thân từ nông thôn. Để sang Romania lao động, tôi đã phải vay nợ ngân hàng và vay nặng lãi ngoài. Từ sau ngày chúng tôi về, các lao động chưa về không có việc, anh em đi quét rác, lương bị trừ đi...
Công ty XKLĐ Trí Đức: Bài 2 - Hứa một đằng, đưa đi một nẻo

Công ty XKLĐ Trí Đức: Bài 2 - Hứa một đằng, đưa đi một nẻo

Công ty XKLĐ Trí Đức: Bài 2 - Hứa một đằng, đưa đi một nẻo

Người lao động cho biết: Sau ngày có 16 lao động bị trục xuất đột ngột về nước thì một số lao động chưa về (hiện nay vẫn đang ở bên Rumania) đã phải đi quét rác. Ảnh được chuyển về từ Rumania do người lao động cung cấp

Công ty Trí Đức là cầu nối giữa người lao động Việt Nam và chủ sử dụng lao động ở nước ngoài. Vì hoàn cảnh túng quẫn người lao động phải tìm kế mưu sinh. Vì không nắm vững luật, vì không hiểu ngôn ngữ, văn hoá, luật pháp, xã hội và cơ chế của nước này nên người lao động chúng tôi hoàn toàn trông cậy vào công ty XKLĐ Trí Đức. Công ty Trí Đức đã lợi dụng hoàn cảnh yếu thế này và tỏ thái độ vô trách nhiệm khi xảy ra tranh chấp giữa người lao động Việt Nam và chủ sử dụng lao động nước ngoài.

Ký hợp đồng lao động tại Romania với thời hạn 2 năm song 12 lao động chỉ làm việc được 2 tháng đã phải về nước không có lý do. Trong thời gian công nhân làm thủ tục đi Romania, công ty Trí Đức đã hứa hẹn với công nhân rất nhiều các điều kiện lương, thưởng, điều kiện sinh hoạt tốt nhưng thực tế thì không đúng như sự hứa hẹn này. Trong thời gian công nhân ở Romania, các công ty này đã không bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công nhân trong thời gian ở nước ngòai. Công ty này đã không can thiệp khi công nhân bị đánh, bắt ký giấy tờ mà họ không biết trên đó viết gì vì bất đồng ngôn ngữ, bị công an bắt bớ vô cơ và áp giải như tội phạm làm mất danh dự, gây tổn hại về tinh thần cho người lao động.

Thời gian ký kết Hợp đồng dịch vụ: theo quy định của Luật người lao động đi làm việc ở nước ngoài và các văn bản hướng dẫn, thời gian ký kết phải ít nhất là 5 ngày trước ngày xuất cảnh nhưng theo ngày ký trên các Hợp đồng dịch vụ và lời kể của các công nhân này thì một số Hợp đồng được ký trước 1 ngày xuất cảnh.


Tiền dịch vụ và tiền phí môi giới: theo quy định chỉ được thu sau khi ký Hợp đồng nhưng trong các hóa đơn chuyển tiền, đóng tiền thì các khoản tiền trên và các tiền phí khác đều được chuyển vào tài khỏan, nộp trực tiếp tại Công ty Trí Đức từ trước đó trên 15 ngày.


Các khoản phí môi giới không được ghi trong Hợp đồng như quy định tại Điều 27 khỏan 2 Luật người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngòai. 
Điều khỏan về nội dung chấm dứt Hợp đồng trước thời hạn có tính chất gây bất lợi cho công nhân Việt Nam: trong Hợp đồng ghi rằng: "trong các trường hợp sau, Doanh nghiệp (tức Công ty Trí Đức) hoặc CSDLĐ (tức SANTIERUL NAVAL CÓNTANTA S.A) có thể chấm dứt Hợp đồng lao động trước thời hạn, buộc NLĐ phải về nước, NLĐ chịu mọi chi phí, bồi thường thiệt hại". Trước hết, nội dung này cho thấy Công ty Trí Đức đã tự cho mình quyền chấm dứt Hợp đồng lao động được công nhân Việt Nam ký kết với chủ sử dụng lao động là một điều bất hợp lý. Công ty Trí Đức là một công ty dịch vụ xuất khẩu lao động, thực hiện việc đưa công nhân Việt nam ra nước ngoài làm việc để thu tiền dịch vụ, Công ty Trí Đức có trách nhiệm, nghĩa vụ phải bảo vệ quyền lợi cho công nhân Việt Nam - khách hàng của mình. Điều này được quy định trong các văn bản pháp luật. Khi Công ty Trí Đức đưa ra điều khỏan Hợp đồng như trên, cho thấy công ty Trí Đức cố tìm mọi cách để hạn chế các tổn thất cho mình khi có bất kỳ rủi ro nào xảy ra cho người lao động Việt Nam.

Trong quá trình làm hồ sơ phía chủ sử dụng lao động có yêu cầu phải có bằng nghề và 2 năm kinh nghiệm trong ngành nghề xuất khẩu lao động, nhưng thực tế chúng tôi đều không đáp ứng được yêu cầu này, công ty Trí Đức đã thu mỗi lao động 2.000.000 vnd để làm giả giấy tờ liên quan đến yêu cầu này. Sau khi sang Romani chúng tôi được ký lại một bản hợp đồng với chủ sử dụng lao động với mức lương cao hơn và chế độ theo luật pháp của Romania (vấn đề này có rất nhiều lao động đứng ra làm chứng, vì chủ sử dụng lao động không cho chúng tôi được giữ lại hợp đồng) nhưng thực tế lương và các chế độ của chúng tôi thực hiện theo hợp đồng lao động đã kí với công ty Trí Đức. Số tiền chênh lệch giữa 2 bản hợp đồng rốt cuộc đi đâu về đâu? Theo luật pháp của Romani thì chủ sử dụng lao động đóng 100% phí bảo hiểm nhưng trên thực tế chúng tôi phải đóng 45% lương vào khoản này. Chúng tôi yêu cầu được trả lời vấn đề này. Tại sao cùng một công việc, cùng một chủ sử dụng lao động mà chúng tôi phải kí 2 bản hợp đồng khác nhau? Với số tiền và chế độ đãi ngộ hoàn toàn khác nhau? Tại sao chúng tôi không được hưởng lương và chế độ theo hợp đồng với chủ sử dụng mà lại hưởng theo hợp động với môi giới xuất khẩu lao động?.


Công ty Trí Đức bắt gia đình chúng tôi làm 1 bản cam kết và yêu cầu cung cấp địa chỉ, thông tin để thông báo tình hình của người lao động ở nước ngoài và nộp tiền phạt khi người lao động ở nước ngoài bỏ trốn. Tuy nhiên đến ngày chúng tôi bị áp tải ra sân bay về nước thì gia đình chúng tôi vẫn không nhận được một thông tin gì. Ngay cả chúng tôi về đến sân bay công ty cũng không có một động thái hỏi han, quan tâm hay đón chúng tôi. Vậy ràng buộc pháp lí để làm gì?


Tại Romania chúng tôi không vi phạm pháp luật của nước sở tại, và thực tế giấy tờ về nước cũng không thể hiện chúng tôi vi phạm hay bị trục xuất, vậy tại sao lại bị công an bắt bớ và áp tải ra sân bay giống như tội phạm vậy? nếu nói chúng tôi vi phạm thì cung cấp bằng chứng và các giấy tờ liên quan, biên bản vi phạm có chữ kí của người vi phạm cho chúng tôi được biết.


Phía chủ sở dụng lao động còn nợ chúng tôi lương vậy công ty sẽ giải quyết như thế nào?
Công ty XKLĐ Trí Đức: Bài 2 - Hứa một đằng, đưa đi một nẻo


Công ty XKLĐ Trí Đức: Bài 2 - Hứa một đằng, đưa đi một nẻo

Các lao động bức xúc: Công ty Trí Đức nhận tiền ký hợp đồng đưa lao động đi làm việc mấy năm nhưng, Hộ chiếu của các lao động lại chỉ có thời hạn mấy tháng - như đi du lịch. Thông thường người đi XKLĐ ngoài Hộ chiếu còn được cấp thêm Thẻ Lưu trú nữa. Vậy, không hiểu vì lý do gì mà các lao động lại không hề được nước sở tại cấp Thẻ lưu trú. Không có Thẻ Lưu trú có nghĩa là... người lao động còn thiếu điều kiện ở nước ngoài. vấn đề này xin chuyển cho các cơ quan chức năng giải thích  

Theo quy định của Bộ lao động thương binh và xã hội thu phí tối đa 1200usd/hợp đồng 1 năm vậy tại sao số tiền thực tế chúng tôi phải nộp cao gấp nhiều lần số quy định này. Đại sứ quán Romania không thu bất kì lệ phí làm visa nào, vậy tại sao chúng tôi lại phải nộp số tiền này?

Ngày 26/4/2017 công ty Trí Đức có hẹn chúng tôi đến làm việc nhưng không thống nhất được phương án giải quyết, cụ thể: Công ty đưa ra các lí do buộc chúng tôi về nước vô căn cứ, không có bằng chứng, không có biên bản thể hiện sai phạm như công ty nói. Một số lao động công ty đổ lỗi cho tay nghề yếu. Trên thực tế chúng tôi sang lao động tại Romania đã được thử tay nghề, chúng tôi đáp ứng được yêu cầu mới đậu đơn hàng và  sang Romania làm việc. Mặt khác nếu như tay nghề yếu thì phía chủ sử dụng lao động đã buộc chúng tôi thôi việc sau 30 ngày thử việc (thời gian làm việc của chúng tôi tại Romania trên hai tháng). Một số lao động công ty cáo buộc lao động tổ chức đình công, tuy nhiên phía người lao động chỉ cử đại diện lên gửi yêu cầu được hưởng những chế độ chính sách đã ghi trong hợp đồng kí kêt giữa người lao động và chủ sự dụng lo động. Số còn lại công ty cho rằng đã tham gia đánh bài, tổ chức đánh bài, lô đề và cho vay nặng lãi là hoàn toàn vô căn cứ, không có bất kì bằng chứng nào thể hiện vấn đề này. Sau một buổi làm việc công ty Trí Đức đồng ý chi trả cho 6 lao động bị cho là tay nghề yếu số tiền 10.000.000 đồng số còn lại không có đồng nào. Không nhận được sự chấp thuận của người lao động, công ty nâng số tiền 10.000.000 vnd lên 20.000.000 vnd, số kia vẫn không bồi hoàn đồng nào.
Công ty XKLĐ Trí Đức: Bài 2 - Hứa một đằng, đưa đi một nẻo

Người lao động chỉ có mỗi tấm thẻ do nơi làm việc cấp chứ không có Thẻ Lưu trú. Nếu không có Thẻ Lưu trú thì tức là các lao động này đang ở bất hợp pháp trên đất nước Romania

Đến ngày 27/4/2018 sau khi bắt chúng tôi đợi hàng tiếng đồng hồ, đến 10h đại diện của Công ty Trí Đức ra làm làm việc với chúng tôi. Sau 1 ngày làm việc công ty Trí Đức đưa ra phương án nâng từ 20.000.000 vnd lên 20.800.000vnd chi trả cho 6/12 lao động bị bắt trước thời hạn không có lí do. Đến tối 27/4, sau khi không thỏa thuận được mức chi trả công ty đã hẹn anh em lao động đến ngày 10/5/2018 đến làm việc. 12 lao động đồng ý lịch hẹn này với điều kiện phải hỗ trợ 1 triệu tiền tàu xe đi lại bởi vì họ không còn tiền để về. Công ty không đồng ý và đến 20h cùng ngày công ty đã gọi người đến để đẩy số lao động này ra khỏi công ty trong khi nơi đất khách quê người không một xu dính túi. 

Khi người lao động về nước thì cũng là lúc Hộ chiếu của mỗi người chuẩn bị hết hạn. Trong khi các lao động nói rằng họ không có thẻ Lưu trú. Mấu chốt câu chuyện ở đâu, mời bạn đón đọc bài tiếp theo với nhiều tình tiết mới.

Một số hình ảnh về buổi làm việc giữa phóng viên và gần 10 lao động tìm đến Tòa soạn báo Người Hà Nội kêu cứu.
Công ty XKLĐ Trí Đức: Bài 2 - Hứa một đằng, đưa đi một nẻo
Quang cảnh buổi làm việc giữa phóng viên báo Người Hà Nội và một số lao động
Công ty XKLĐ Trí Đức: Bài 2 - Hứa một đằng, đưa đi một nẻo
Lao động Cao Trung Tiến, sinh năm 1989 quê ở Diễn Tân, Diễn Châu, Nghệ An (người đang viết đơn) hiện nay gia cảnh rất khó khăn. Bố Tiến mất từ lâu, mẹ già nuôi hai anh em Tiến trưởng thành. Đầu năm vừa rồi vợ chồng người anh của Tiến đã tử vong trong một vụ tai nạn để lại hai đứa cháu nhỏ. Tiến là đàn ông trụ cột trong nhà đi lao động kiếm tiền nuôi mẹ già và các cháu. Tiến vay ngân hàng 80 triệu trong một năm vì nghĩ sau một năm đi lao động sẽ có tiền trả nợ. Nhưng bây giờ sắp đến hạn trả cả gốc lẫn lãi mà Tiến lại bị đuổi về nước. 
Công ty XKLĐ Trí Đức: Bài 2 - Hứa một đằng, đưa đi một nẻo

Công ty XKLĐ Trí Đức: Bài 2 - Hứa một đằng, đưa đi một nẻo


Công ty XKLĐ Trí Đức: Bài 2 - Hứa một đằng, đưa đi một nẻo
Lao động Nguyễn Xuân Hoàn quê ở Thái Bình
Công ty XKLĐ Trí Đức: Bài 2 - Hứa một đằng, đưa đi một nẻo
Một số lao động còn có cả chủ nợ đi cùng vì trước lúc đi nước ngoài họ đã vay nợ lãi, nghĩ rằng đi một thời gian rồi có tiền về trả. Không ngờ chưa được tháng lương nào đã về quê. Trong cuốn Hộ chiếu của các lao động với nhiều thông tin có dấu hiệu... bất thường
Công ty XKLĐ Trí Đức: Bài 2 - Hứa một đằng, đưa đi một nẻo
Lao động Nguyễn Hữu Thịnh, tỉnh Nghệ An
Công ty XKLĐ Trí Đức: Bài 2 - Hứa một đằng, đưa đi một nẻo
Anh Thịnh vẫn còn giữ Biên bản làm việc giữa Công ty XKLĐ Trí Đức với các lao động  đã bị người của Công ty Trí Đức xé nát khi cả hai bên 
không tìm đến tiếng nói chung
Công ty XKLĐ Trí Đức: Bài 2 - Hứa một đằng, đưa đi một nẻo

Lao động Võ Đức Công quê ở tỉnh Quảng Bình
Công ty XKLĐ Trí Đức: Bài 2 - Hứa một đằng, đưa đi một nẻo
Lao động Phan Văn Anh
Công ty XKLĐ Trí Đức: Bài 2 - Hứa một đằng, đưa đi một nẻo
Lao động Ngô Văn Dũng quê ở Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa
Công ty XKLĐ Trí Đức: Bài 2 - Hứa một đằng, đưa đi một nẻo
Trong buổi làm việc nhiều lao động tỏ ra quá mệt mỏi với cách giải quyết của công ty Trí Đức. Họ đang đi xuất khẩu lao động để xóa đói giản nghèo, bỗng nhiên lại nghèo hơn, rời vào cảnh nợ nần. Từ lúc họ trở về quê không một xu dính túi, các lao động phải chịu áp lực lời ra tiếng vào của bà con lối xóm. Họ đều là lao động chính trong các gia đình khó khăn mà hiện nay bị thất nghiệp.
Công ty XKLĐ Trí Đức: Bài 2 - Hứa một đằng, đưa đi một nẻo

Giấy xác nhận trúng tuyển đơn hàng. Từ lúc trúng tuyển đơn hàng đến lúc xuất ngoại người lao động phải đợi tới nửa năm trời, công ty hứa nhiều lần
Công ty XKLĐ Trí Đức: Bài 2 - Hứa một đằng, đưa đi một nẻo
Biên lai thu tiền đặt cọc và thu tiển xuất cảnh của Công ty Trí Đức 

Phía Công ty Trí Đức đưa ra các lý do: Người lao động bị về nước là bởi: Tay nghề kém, đánh bạc, bỏ trốn, bị tố cáo nặc danh... nhưng không hề đưa ra được văn bản nào có căn cứ pháp lý cả mà toàn là những loại giấy tờ... tự sản xuất ra được khiến người lao động vô cùng ức chế. Ví dụ như cậy mình là một doanh nghiệp nên tự viết thông cáo báo chí theo ý của mình rồi lấy dấu công ty đóng vào. Sau đó tự coi như BẢO BỐI - gửi đi các cơ quan chức năng; giải thích rằng mình đúng... đổ lỗi cho người lao động. Vậy thử hỏi, trong số lao động bị đuổi về nước có những người được coi là lao động tốt thì công ty Trí Đức giải thích làm sao đây?.

Bạn đọc có thắc mắc gì về Xuất khẩu lao động xin gọi số điện thoại đường dây nóng: 0988 200 599
Công ty XKLĐ Trí Đức: Bài 3 - Công ty Trí Đức giải trình vấn đề báo Người Hà Nội nêu

Nhân Thịnh - Nguyễn Hồ