Tổng sản phẩm (GRDP) năm 2021 Thái Nguyên ước tính tăng 6,51%; cao hơn bình quân chung cả nước
Tin tức - Ngày đăng : 07:09, 01/01/2022
Năm 2021 vẫn được đánh giá là năm thành công của nông nghiệp Thái Nguyên khi tiếp tục duy trì vai trò là bệ đỡ của nền kinh tế, góp phần đảm bảo an ninh lương thực và đời sống của Nhân dân
Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2021 Thái Nguyên ước tính tăng 6,51% so với năm 2020 (kế hoạch là 7%); cao hơn bình quân chung cả nước (cả nước tăng 2,58%). Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp thuỷ sản tăng 4,24%, đóng góp 0,41 điểm phần trăm vào tốc độ tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,34%, đóng góp 4,6 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ và thuế sản phẩm tăng 5,7%, đóng góp 1,5 điểm phần trăm vào tốc độ tăng trưởng chung.
Cơ cấu kinh tế năm 2021 chuyển biến tích cực, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ; giảm tỷ trọng nông lâm thủy sản. Cơ cấu kinh tế khu vực công nghiệp xây dựng chiếm 58,7%; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 10,8%; khu vực dịch vụ và thuế sản phẩm chiếm 30,5%.
GRDP bình quân đầu người ước đạt 95,1 triệu đồng (tương đương 4.121,8 USD/người/năm), bằng 97% kế hoạch, tăng 6,4 triệu đồng/người so với năm 2020; cao hơn bình quân chung cả nước.
Thu ngân sách năm 2021 tỉnh đạt khoảng 18.000 tỷ đồng, bằng 147% dự toán Bộ Tài chính giao, bằng 115% dự toán HĐND tỉnh giao. Trong đó, thu nội địa đạt 15.310 tỷ đồng, bằng 161% dự toán Bộ Tài chính giao, bằng 122% dự toán HĐND tỉnh giao.
Tổng chi ngân sách địa phương năm 2021 ước đạt 16.665 tỷ đồng, bằng 103,8% dự toán năm. Trong đó, chi đầu tư phát triển ước đạt 5.359,4 tỷ đồng, bằng 112% dự toán năm; chi thường xuyên đạt 8.893 tỷ đồng, bằng 104,4% dự toán năm.
Đồng chí Nguyễn Thanh Hải, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên chia tay động viên các bác sĩ lên đường vào Nam chống dịch Covid19
Năm 2021, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Thái Nguyên đã kịp thời chỉ đạo các Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện có hiệu quả các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng năm 2021. Trong đó tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, tiếp tục thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong tiếp cận tín dụng ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng góp phần hạn chế tín dụng đen, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.
Lãi suất huy động bằng đồng Việt Nam không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 01 tháng là 0,2%/năm; kỳ hạn từ 01 tháng đến dưới 06 tháng là 3,3-3,5%/năm; từ 06 tháng trở lên là 4,2-6,9%/năm. Về lãi suất cho vay bằng Việt Nam đồng đối với các lĩnh vực ưu tiên là 4,5%/năm. Lãi suất cho vay lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường ở mức 5-8%/năm đối với ngắn hạn, từ 7,8-9,6%/năm đối với trung và dài hạn.
Tổng nguồn vốn huy động của các Tổ chức tín dụng trên địa bàn đến 31/12/2021 đạt 85.000 tỷ đồng, tăng 14,56% so với 31/12/2020.
Dư nợ cho vay đối với nền kinh tế đến đến 31/12/2021 đạt 70.900 tỷ đồng, tăng 13,46% so với 31/2/2020 (vượt kế hoạch đề ra là tăng 12%). Nợ xấu là 614 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 0,87%/tổng dư nợ. Tuy nhiên nợ xấu có nguy cơ gia tăng.
Hỗ trợ khách hàng vay bị ảnh hưởng của dịch Covid-19
Triển khai Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 29/6/2021 của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Thái Nguyên đã chỉ đạo các Tổ chức tín dụng đồng thuận giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, có 16 ngân hàng thương mại có thị phần tín dụng lớn đã đồng loạt giảm lãi suất cho vay các khoản dư nợ hiện hữu với mức giảm từ 0,5-1,5%/năm, thời gian áp dụng từ 15/7/2021 đến cuối năm 2021. Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên đã cho 08 doanh nghiệp vay để trả lương phục hồi sản xuất và hợp đồng trả lương ngừng việc với số tiền trên 3 tỷ đồng.
Lũy kế từ đầu năm 2021, các Tổ chức tín dụng đã thực hiện các giải pháp hỗ trợ khách hàng do ảnh hưởng của dịch Covid-19 kết quả như sau: Miễn giảm lãi vay với dư nợ là 2.713 tỷ đồng cho 3.001 khách hàng với số lãi được miễn giảm là 1,4 tỷ đồng; cơ cấu thời hạn trả nợ và tạm thời giữ nguyên nhóm nợ với dư nợ là 7.835 tỷ đồng cho trên 3.541 khách hàng; cho vay mới với lãi suất ưu đãi: Doanh số cho vay mới với lãi suất ưu đãi là 67.279 tỷ đồng với hơn 24.194 khách hàng còn dư nợ.
Giá trị sản xuất công nghiệp cả năm 2021 (theo giá so sánh năm 2010) ước đạt 844 nghìn tỷ đồng, tăng 7,7% so với cùng kỳ, bằng 100,38% kế hoạch; trong đó, công nghiệp địa phương quản lý ước đạt 36,35 nghìn tỷ đồng, tăng 9,18% so với cùng kỳ, bằng 101,12% kế hoạch; công nghiệp trung ương ước đạt 27,4 nghìn tỷ đồng, tăng 16,8% so với cùng kỳ, bằng 111,3% kế hoạch và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 780,3 nghìn tỷ đồng, tăng 7,35% so với cùng kỳ, bằng 100% kế hoạch.
Về sản lượng một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu của tỉnh, ước tính một số nhóm sản phẩm có sản lượng sản xuất cả năm 2021 đạt hoặc vượt kế hoạch năm là: than sạch khai thác 1.425 nghìn tấn, tăng 6,73% so với cùng kỳ, đạt 101,06% kế hoạch; sản phẩm may 80,5 triệu cái, tăng 8,75% so với cùng kỳ, bằng 108,73% kế hoạch; xi măng 2.935,5 nghìn tấn, tăng 0,25% so với cùng kỳ, bằng 100,19% kế hoạch; sắt thép các loại 1.605,8 nghìn tấn, tăng 5,82% so với cùng kỳ, bằng 104,95% kế hoạch; vonfram và sản phẩm của vonfram 17 nghìn tấn, tăng 16,63% so với cùng kỳ, bằng 11,84% kế hoạch; camera truyền hình 67,2 triệu cái, tăng 21,41% so với cùng kỳ, bằng 105,05% kế hoạch; tai nghe khác 46,4 triệu cái, tăng 15,47% so với cùng kỳ, bằng 100,76% kế hoạch; điện thương phẩm 5.524,2 triệu kwh, tăng 13,14% so với cùng kỳ, bằng 103,16% kế hoạch; nước máy thương phẩm 32,1 triệu m3, tăng 10,88% so với cùng kỳ, bằng 100,31% kế hoạch.
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản cả năm 2021 (theo giá so sánh năm 2010) ước đạt 14.647,2 tỷ đồng, tăng 4,18% so với cùng kỳ; bao gồm: giá trị sản xuất ngành nông nghiệp là 13.524,2 tỷ đồng tăng 3,9% so với cùng kỳ (trồng trọt tăng 1,6%; chăn nuôi tăng 5% và dịch vụ tăng 8,6%); giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp là 607,7 tỷ đồng, tăng 8,6% so với cùng kỳ; giá trị sản xuất ngành thuỷ sản là 515,3 tỷ đồng, tăng 6,5% so với cùng kỳ.
Chương trình xây dựng nông thôn mới tiếp tục được cấp ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện. UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo của tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện ngay từ đầu năm; thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động và triển khai thực hiện phong trào thi đua “Thái Nguyên chung sức xây dựng Nông thôn mới”.
Để hoàn thành mục tiêu kế hoạch năm 2021, tỉnh đã phân bổ 80 nghìn tấn xi măng hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn mới năm 2021; hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách địa phương thực hiện Chương trình 28 tỷ đồng (mức hỗ trợ 4 tỷ đồng/xã). Trong năm, có thêm 07 xã đạt chuẩn nông thôn mới và 09 xã nông thôn mới nâng cao; có thêm 53 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP, nâng sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP toàn tỉnh lên 129 sản phẩm, trong đó: 54 sản phẩm 3 sao; 73 sản phẩm 4 sao; 02 sản phẩm 5 sao cấp quốc gia.
Sơ đồ hiện trạng phân vùng chức năng tỉnh Thái Nguyên
Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được UBND tỉnh chỉ đạo các Sở, ban, ngành và địa phương tích cực triển khai thực hiện, đến nay, theo quy trình pháp lý, đã hoàn chỉnh được 03 bước và đang triển khai bước (iv): Tổng hợp báo cáo số 3: “Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”, đã hoàn thành dự thảo báo cáo gửi xin ý kiến các Bộ, ngành Trung ương, các tỉnh giáp ranh và trong vùng Trung du miền núi phía Bắc, Vùng Thủ đô, đang hoàn thiện hồ sơ để để trình Hội đồng thẩm định. Trên cơ sở ý kiến của Hội đồng thẩm định, hồ sơ quy hoạch tỉnh được tiếp thu, bổ sung hoàn chỉnh và xin ý kiến Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua để hoàn thiện hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định.
Các chỉ tiêu chủ yếu
TT | Chỉ tiêu | Đơn vị tính | Kế hoạch năm 2021 | Ước thực hiện năm 2021 | Đánh giá | |
1 | Các Chỉ tiêu kinh tế | |||||
- | Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) | % | 7,0 | 6,51 | Chưa đạt KH | |
- | Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp | % | Tăng 7,3 | Tăng | Vượt KH | |
- | Giá trị xuất khẩu | Triệu USD | 28.157 | 28.845 | Vượt KH | |
% | Tăng 5,5 | Tăng | Vượt KH | |||
Trong đó: Xuất khẩu địa phương | Triệu USD | 525,0 | 568,6 | Vượt KH | ||
% | Tăng 9 | Tăng 12,24 | Vượt KH | |||
- | Thu ngân sách Nhà nướctrên địa bàn tỉnh | Tỷ đồng | 15.600 | 18.000 | Vượt KH | |
- | Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản | % | Tăng 4 | Tăng 4,18 | Vượt KH | |
+ | Sản lượng lương thực có hạt | 1.000 tấn | ≥434,2 | 460,7 | Vượt KH | |
+ | Giá trị sản phẩm/1 ha đất nông nghiệp trồng trọt (giá thực tế) | Tr.đồng/ha | 115 | 117,8 | Vượt KH | |
- | Trồng rừng tập trung trên địa bàn | Ha | 4. 000 | 4.471 | Vượt KH | |
Trong đó: Trồng rừng tập trung bằng vốn ngân sách Nhà nước hỗ trợ | Ha | 955 | 1.145 | Vượt KH | ||
2 | Các chỉ tiêu xã hội | |||||
- | Mức giảm tỷ suất sinh thô trong năm | ‰ | 0,1 | 0,1 | Đạt KH | |
- | Tỷ lệ lao động qua đào tạo | % | 71 | 71 | Đạt KH | |
- | Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị | % | <> | <> | Đạt KH | |
- | Tỷ lệ hộ nghèo giảm so với năm 2020 | % | ≥0,45 | 0,66 | Vượt KH | |
- | Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng | % | <> | 9,8 | Đạt KH | |
- | Số xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2021 | xã | 07 | 07 | Đạt KH | |
- | Tỷ lệ số xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế | % | 98,3 | 100 | Vượt KH | |
- | Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia | % | 85,21 | 86,11 | Vượt KH | |
- | Chỉ tiêu văn hóa | |||||
+ | Gia đình văn hóa | % | >90 | 92,53 | Đạt KH | |
+ | Xóm, làng, tổ dân phố văn hóa | % | >85 | 93,83 | Đạt KH | |
+ | Cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa | % | >92 | 95,22 | Đạt KH | |
3 | Các chỉ tiêu môi trường | |||||
- | Ổn định tỷ lệ che phủ rừng | % | ≥46 | ≥46 | Đạt KH | |
- | Tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh | % | 95 | 95 | Đạt KH | |
- | Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh | % | >79 | 82,6 | Vượt KH |