Khơi nguồn sức mạnh thi đua yêu nước
Tin tức - Ngày đăng : 17:12, 01/06/2018
Sáng 1-6, Ban Tuyên giáo Thành ủy phối hợp với Ban Thi đua - Khen thưởng TP Hà Nội tổ chức hội thảo khoa học “Khơi nguồn sức mạnh”. Đây là hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi thi đua ái quốc” (11/6/1948-11/6/2018).
Tới dự hội thảo có Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Bùi Thế Đức; Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi và đại diện lãnh đạo một số cơ quan trung ương.
Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Nguyễn Văn Phong; Phó Chủ tịch HĐND thành phố Phùng Thị Hồng Hà; Phó Chủ tịch UBND thành phố Ngô Văn Quý; Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội Bùi Anh Tuấn; Trưởng ban Thi đua - Khen thưởng thành phố Nguyễn Công Bằng chủ trì hội thảo.
Nhân tố quyết định thắng lợi
Phát biểu mở đầu hội thảo, Phó Chủ tịch UBND thành phố Ngô Văn Quý khẳng định, tư tưởng thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự kết tinh của truyền thống yêu nước, của bản sắc văn hóa và là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.
Hưởng ứng "Lời kêu gọi thi đua ái quốc" của Chủ tịch Hồ Chí Minh, 70 năm qua, cùng với cả nước, Đảng bộ và nhân dân Hà Nội đã đoàn kết một lòng ra sức thi đua, phát huy truyền thống anh hùng, tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, vượt nhiều khó khăn, hy sinh gian khổ lập nên những chiến công lẫy lừng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Nhiều phong trào thi đua sôi nổi của Hà Nội đã là nguồn động lực, nhân tố quyết định thắng lợi trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ Thủ đô và đất nước.
Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Nguyễn Văn Phong phát biểu tại hội nghị. |
Sau khi nghe Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Nguyễn Văn Phong đọc đề dẫn, các đại biểu đã tham luận tập trung làm rõ giá trị của lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn và đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước.
Là người đầu tiên tham luận, TS Lưu Minh Trị, Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội cho biết, thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh và ý kiến chỉ đạo tâm huyết của cố vấn Phạm Văn Đồng, từ năm 1992 đến nay, phong trào “Người tốt, việc tốt” của Thủ đô ngày càng phát triển sâu rộng trong đời sống xã hội. 25 năm qua, đã có 24.000 gương “người tốt, việc tốt” được thành phố biểu dương, khen thưởng; hơn 32 vạn “Người tốt, việc tốt” được các địa phương và đơn vị thành phố khen thưởng.
Những tấm gương sáng trong phong trào “Người tốt, việc tốt” được các cấp, các ngành thành phố biểu dương, đã có ảnh hưởng lớn lớn đến đời sống xã hội, có sức lan tỏa, tác động đến người dân. Cái tốt, cái đẹp, việc tử tế của mỗi con người được khơi dậy, phát huy, “như ánh sáng xua tan bóng tối”.
Trong tham luận của mình, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi đánh giá, trong khi nhiều nơi làm tốt, thì vẫn còn không ít nơi tổ chức các phong trào thi đua một cách qua loa, chiếu lệ, dẫn đến phản tác dụng. Để nhân lên giá trị của các phong trào thi đua yêu nước, thành phố cần chú trọng khắc phục “bệnh hình thức”; từ đánh giá, xếp loại đến khen thưởng, kỷ luật đều phải bảo đảm thực chất.
Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị, thành phố cần gắn các phong trào thi đua yêu nước với thực hiện Chỉ thị 05-CT/TƯ của Bộ Chính trị về “đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” để tạo ra sức sống mới cho các phong trào; đặc biệt cần huy động sự tham gia tích cực hơn nữa của báo chí vào các phong trào thi đua, đầu tư nhiều hơn để cuộc thi viết về gương "Người tốt, việc tốt" của thành phố ngày càng chất lượng.
Bằng kinh nghiệm thực tiễn 28 năm qua, Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông Nguyễn Đoàn Thăng cho biết: "Từ chỗ đứng bên bờ vực phá sản, hơn 1.000 người lao động phải nghỉ không lương. Năm 1990, chính nhờ khơi dậy được nguồn sức mạnh thi đua yêu nước trong mỗi cá nhân, mỗi tập thể, trọng tâm là học tập và làm theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, mà công ty đã vực dậy".
Từ đó, công ty trở thành 1 trong 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, được tạp chí nổi tiếng Forbes đánh giá là 1 trong 50 doanh nghiệp niêm yết tốt nhất thị trường chứng khoán cả nước. Theo Tổng Giám đốc Công ty Rạng Đông, muốn khơi dậy và duy trì tốt phong trào thi đua nhất định phải gắn với lợi ích của người lao động; cán bộ, đảng viên phải nêu gương và hình thức tổ chức phải đổi mới.
Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh TP Hà Nội Đào Văn Quân cho rằng, để khơi được nguồn sức mạnh thì thi đua phải thực chất, khen thưởng phải đúng người, đúng việc. Hiện nay, trong thi đua - khen thưởng còn có “văn hóa” nhường nhịn. Có nơi khi chấm điểm thì thấp nhưng nhờ được nhường nhịn nên vẫn được khen. Khen thưởng không đúng người, đúng việc sẽ làm mất đi khí thế thi đua, cần phải khắc phục bằng được hạn chế này. Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến bình thành phố cũng đề nghị, phải tăng hơn nữa tỷ lệ cán bộ cơ sở, người trực tiếp lao động được khen thưởng, giảm tối thiểu việc khen cán bộ có chức vụ.
Để các phong trào thi đua ngày càng thấm sâu, lan toả
Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Bùi Thế Đức đánh giá, 70 năm qua, Hà Nội luôn là nơi đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước của cả nước. Đây còn là nơi khởi nguồn của nhiều phong trào thi đua yêu nước có sức ảnh hưởng lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đồng chí Bùi Thế Đức khẳng định, hội thảo khoa học “Khơi nguồn sức mạnh” là hoạt động có tính sáng tạo, có ý nghĩa thiết thực kỷ niệm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi thi đua ái quốc”; tin tường rằng Hà Nội sẽ tiếp tục tổ chức hiệu quả, khơi dậy nguồn sức mạnh từ các phong trào thi đua yêu nước, tạo động lực thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị đã đề ra.
Kết luận hội thảo, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Nguyễn Văn Phong khẳng định, hội thảo một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của các phong trào thi đua yêu nước, đặc biệt là giá trị thời sự trong giai đoạn hiện nay của “Lời kêu gọi thi đua ái quốc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Theo đồng chí Nguyễn Văn Phong, dù ra đời cách đây 70 năm, nhưng "Lời kêu gọi thi đua ái quốc" của Bác vẫn là tư liệu quý giúp cho những người làm thi đua khen thưởng học tập và vận dụng hiệu quả trong công tác.
Đánh giá cao 17 tham luận được gửi tới và 10 phát biểu tham luận trực tiếp tại hội thảo, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội đã tóm lược những nội dung quan trọng thu được từ các tham luận, đặc biệt là những đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước.
Trong đó, nổi bật là các phong trào thi đua yêu nước phải gắn chặt với thực hiện Chỉ thị 05-CT/TƯ của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng; gắn với thực hiện hai quy tắc ứng xử của thành phố, với đánh giá hằng tháng đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng và với các nhiệm vụ chính trị của thành phố và mức độ hài lòng của người dân.
Trong quá trình thực hiện, cần chú trọng sơ kết, tổng kết, kiểm tra, giám sát, nhất là xác định vai trò gương mẫu của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị... Đây là những nội dung thiết thực mà các cơ quan chức năng thành phố, nhất là cơ quan tham mưu về công tác thi đua - khen thưởng cần tiếp thu nghiêm túc, đầy đủ để biến thành hiện thực.
“Rất mong tinh thần của cuộc hội thảo sẽ tiếp tục được phát huy để các phong trào thi đua ngày càng thấm sâu, lan tỏa, ngày càng thiết thực hiệu quả, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển Thủ đô giàu đẹp, văn minh, hiện đại” - Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy nhấn mạnh.
Theo đồng chí Nguyễn Văn Phong, dù ra đời cách đây 70 năm, nhưng "Lời kêu gọi thi đua ái quốc" của Bác vẫn là tư liệu quý giúp cho những người làm thi đua khen thưởng học tập và vận dụng hiệu quả trong công tác.
Đánh giá cao 17 tham luận được gửi tới và 10 phát biểu tham luận trực tiếp tại hội thảo, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội đã tóm lược những nội dung quan trọng thu được từ các tham luận, đặc biệt là những đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước.
Trong đó, nổi bật là các phong trào thi đua yêu nước phải gắn chặt với thực hiện Chỉ thị 05-CT/TƯ của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng; gắn với thực hiện hai quy tắc ứng xử của thành phố, với đánh giá hằng tháng đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng và với các nhiệm vụ chính trị của thành phố và mức độ hài lòng của người dân.
Trong quá trình thực hiện, cần chú trọng sơ kết, tổng kết, kiểm tra, giám sát, nhất là xác định vai trò gương mẫu của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị... Đây là những nội dung thiết thực mà các cơ quan chức năng thành phố, nhất là cơ quan tham mưu về công tác thi đua - khen thưởng cần tiếp thu nghiêm túc, đầy đủ để biến thành hiện thực.
“Rất mong tinh thần của cuộc hội thảo sẽ tiếp tục được phát huy để các phong trào thi đua ngày càng thấm sâu, lan tỏa, ngày càng thiết thực hiệu quả, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển Thủ đô giàu đẹp, văn minh, hiện đại” - Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy nhấn mạnh.