Chủ động ngăn ngừa dịch bệnh Ebola xâm nhập Việt Nam
Tin tức - Ngày đăng : 07:47, 05/06/2018
Chiều 4-6, tại Hà Nội, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) thông tin về tình hình dịch bệnh trong và ngoài nước.
Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng, thông tin từ cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế và đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy, dịch bệnh Ebola đang tái bùng phát tại Cộng hòa dân chủ Congo từ đầu tháng 4-2018 đến nay. Hiện, quốc gia này đã ghi nhận 58 trường hợp nghi ngờ mắc Ebola, trong đó có 27 trường hợp tử vong (tỷ lệ chết/mắc là 47%). Nguy cơ dịch bệnh Ebola xâm nhập vào nước ta là thấp. Tuy nhiên, không thể loại trừ khả năng dịch bệnh theo người từ vùng có dịch vào Việt Nam.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, để chủ động ngăn ngừa dịch bệnh này, Bộ Y tế sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai giám sát tại các cửa khẩu và bệnh viện nhằm phát hiện sớm trường hợp nghi ngờ mắc bệnh. Đặc biệt, việc giám sát sẽ được tăng cường đối với những trường hợp trở về từ vùng có dịch. Các bệnh viện cần rà soát lại kế hoạch và hướng dẫn chuyên môn về phòng, chống dịch bệnh Ebola.
Một thông tin khác, từ đầu năm đến nay, số trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2017.
* Cùng ngày, theo tin từ Bệnh viện Nhi trung ương, hiện Khoa Truyền nhiễm của bệnh viện đang điều trị cho hơn 30 ca viêm não, viêm màng não, trong đó có 2 trẻ mắc viêm não Nhật Bản rất nặng. Đáng chú ý, hai trường hợp này không được tiêm phòng hoặc tiêm chưa đủ số mũi vắc xin theo quy định.
Bác sĩ Đỗ Thiện Hải, Phó Trưởng khoa Truyền nhiễm cho biết, từ tháng 5 đến tháng 9 hằng năm là giai đoạn cao điểm của bệnh viêm não. Riêng viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lây do muỗi đốt. Bệnh thường gây viêm não, viêm màng não ở trẻ em; tỷ lệ tử vong và để lại di chứng cao (từ 25 đến 35%). Hiện nay, tiêm chủng là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh viêm não Nhật Bản.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, để chủ động ngăn ngừa dịch bệnh này, Bộ Y tế sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai giám sát tại các cửa khẩu và bệnh viện nhằm phát hiện sớm trường hợp nghi ngờ mắc bệnh. Đặc biệt, việc giám sát sẽ được tăng cường đối với những trường hợp trở về từ vùng có dịch. Các bệnh viện cần rà soát lại kế hoạch và hướng dẫn chuyên môn về phòng, chống dịch bệnh Ebola.
Một thông tin khác, từ đầu năm đến nay, số trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2017.
* Cùng ngày, theo tin từ Bệnh viện Nhi trung ương, hiện Khoa Truyền nhiễm của bệnh viện đang điều trị cho hơn 30 ca viêm não, viêm màng não, trong đó có 2 trẻ mắc viêm não Nhật Bản rất nặng. Đáng chú ý, hai trường hợp này không được tiêm phòng hoặc tiêm chưa đủ số mũi vắc xin theo quy định.
Bác sĩ Đỗ Thiện Hải, Phó Trưởng khoa Truyền nhiễm cho biết, từ tháng 5 đến tháng 9 hằng năm là giai đoạn cao điểm của bệnh viêm não. Riêng viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lây do muỗi đốt. Bệnh thường gây viêm não, viêm màng não ở trẻ em; tỷ lệ tử vong và để lại di chứng cao (từ 25 đến 35%). Hiện nay, tiêm chủng là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh viêm não Nhật Bản.