Chủ tịch nước Trần Đại Quang lên đường thăm cấp Nhà nước đến Ethiopia và Ai Cập
Tin tức - Ngày đăng : 07:28, 23/08/2018
Nhận lời mời của Tổng thống Mulatu Teshome, sáng 23-8, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và phu nhân rời Hà Nội, lên đường đi thăm cấp Nhà nước đến Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia từ ngày 23 đến 25-8. Kết thúc chuyến thăm cấp Nhà nước tới Ethiopia, nhận lời mời của Tổng thống Abdel Fattah Al Sisi, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và phu nhân sẽ thăm cấp Nhà nước đến Cộng hòa Arab Ai Cập từ ngày 25 đến 29-8.
Nhân chuyến thăm Ethiopia, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã trả lời phỏng vấn báo chí Ethiopia.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định: Việt Nam luôn coi trọng thúc đẩy hợp tác nhiều mặt với Ethiopia, trong đó hợp tác kinh tế - thương mại là trọng tâm, nhằm mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân mỗi nước.
Kim ngạch thương mại hai chiều của Việt Nam với Ethiopia tăng đều qua từng năm trong thời gian vừa qua song các con số này vẫn còn rất khiêm tốn. Với dân số mỗi nước khoảng 100 triệu dân, Việt Nam và Ethiopia có nhiều cơ hội để tăng cường xuất khẩu hàng hóa vào thị trường của nhau. Việt Nam mong muốn xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh như nông sản, thực phẩm chế biến, giày dép, may mặc, thủy sản, hàng điện tử - điện dân dụng, vật liệu xây dựng, các sản phẩm từ cao su, gỗ, cơ khí chế tạo… sang thị trường Ethiopia. Các doanh nghiệp Việt Nam bước đầu triển khai một số dự án đầu tư tại châu Phi, trong đó Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Viettel đã triển khai thành công các dự án đầu tư tại Mozambique, Tanzania, Cameroon, Burundi, bày tỏ quan tâm và mong muốn đầu tư vào Ethiopia.
Về tiềm năng hợp tác giữa Việt Nam với các nước châu Phi thời gian tới, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nêu rõ: Hiện nay là thời điểm thuận lợi để Việt Nam và các nước châu Phi tăng cường thúc đẩy hợp tác cùng phát triển. Việt Nam là một trong những quốc gia phát triển nhanh, năng động ở Đông Nam Á với GDP tăng trưởng trung bình trên 6% trong những năm qua, tổng lưu chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu của năm 2017 là trên 400 tỷ USD. Với 1,2 tỷ người và GDP 2.500 tỷ USD, châu Phi gần đây được các tổ chức quốc tế đánh giá là điểm sáng về kinh tế trong bức tranh chung nhiều biến động của thế giới.
Đặc biệt, việc thành lập Khu vực mậu dịch tự do châu Phi vừa qua sẽ đưa châu Phi trở thành khu vực tự do mậu dịch rộng lớn và hấp dẫn. Đây là thị trường lớn, đầy hứa hẹn với nhu cầu nhập khẩu hàng hóa đa dạng, có nhiều phân khúc thị trường phù hợp với sản phẩm và dịch vụ thương hiệu Việt Nam như nông, lâm sản, may mặc, điện máy, dịch vụ viễn thông…
Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định: Việt Nam luôn coi trọng thúc đẩy hợp tác nhiều mặt với Ethiopia, trong đó hợp tác kinh tế - thương mại là trọng tâm, nhằm mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân mỗi nước.
Kim ngạch thương mại hai chiều của Việt Nam với Ethiopia tăng đều qua từng năm trong thời gian vừa qua song các con số này vẫn còn rất khiêm tốn. Với dân số mỗi nước khoảng 100 triệu dân, Việt Nam và Ethiopia có nhiều cơ hội để tăng cường xuất khẩu hàng hóa vào thị trường của nhau. Việt Nam mong muốn xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh như nông sản, thực phẩm chế biến, giày dép, may mặc, thủy sản, hàng điện tử - điện dân dụng, vật liệu xây dựng, các sản phẩm từ cao su, gỗ, cơ khí chế tạo… sang thị trường Ethiopia. Các doanh nghiệp Việt Nam bước đầu triển khai một số dự án đầu tư tại châu Phi, trong đó Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Viettel đã triển khai thành công các dự án đầu tư tại Mozambique, Tanzania, Cameroon, Burundi, bày tỏ quan tâm và mong muốn đầu tư vào Ethiopia.
Về tiềm năng hợp tác giữa Việt Nam với các nước châu Phi thời gian tới, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nêu rõ: Hiện nay là thời điểm thuận lợi để Việt Nam và các nước châu Phi tăng cường thúc đẩy hợp tác cùng phát triển. Việt Nam là một trong những quốc gia phát triển nhanh, năng động ở Đông Nam Á với GDP tăng trưởng trung bình trên 6% trong những năm qua, tổng lưu chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu của năm 2017 là trên 400 tỷ USD. Với 1,2 tỷ người và GDP 2.500 tỷ USD, châu Phi gần đây được các tổ chức quốc tế đánh giá là điểm sáng về kinh tế trong bức tranh chung nhiều biến động của thế giới.
Đặc biệt, việc thành lập Khu vực mậu dịch tự do châu Phi vừa qua sẽ đưa châu Phi trở thành khu vực tự do mậu dịch rộng lớn và hấp dẫn. Đây là thị trường lớn, đầy hứa hẹn với nhu cầu nhập khẩu hàng hóa đa dạng, có nhiều phân khúc thị trường phù hợp với sản phẩm và dịch vụ thương hiệu Việt Nam như nông, lâm sản, may mặc, điện máy, dịch vụ viễn thông…