Phát huy truyền thống sáng tạo của người Thăng Long - Hà Nội
Danh thắng & Di tích Hà Nội - Ngày đăng : 14:14, 28/01/2022
“Năm 2021 là năm Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tất bật với không ít nhiệm vụ quan trọng trong các lĩnh vực văn hóa, thể thao và gia đình, góp phần cùng đất nước và Thủ đô thực hiện hiệu quả nhiệm vụ kép “vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội...” - Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Đỗ Đình Hồng nhấn mạnh khi trò chuyện với phóng viên tạp chí Người Hà Nội nhân dịp xuân Nhâm Dần 2022.
Ông Đỗ Đình Hồng, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội
Trong năm vừa qua, ngành văn hóa và thể thao Hà Nội đã đạt được thành tựu nổi bật gì, thưa ông?
Ông Đỗ Đình Hồng: Năm qua, đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, Thủ đô gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19. Song với quyết tâm, tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, thực hiện chủ đề công tác năm 2021 “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển” của Thành phố Hà Nội, Sở Văn hóa và Thể thao (VHTT) đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, công tác văn hóa, thể thao và gia đình đạt được kết quả quan trọng.
Lĩnh vực văn hóa và thể thao nhận được sự quan tâm, vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến thành phố và cơ sở, được cụ thể hóa vào trong Chương trình 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” và Nghị quyết chuyên đề của Thành ủy về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Thành phố đã tăng cường nguồn lực để hỗ trợ các quận, huyện đầu tư, tu bổ, tôn tạo di tích, tăng đầu tư cho sự nghiệp văn hóa.
Công tác quản lý Nhà nước được đẩy mạnh, trong các lĩnh vực quản lý của ngành không có vấn đề nóng, gây bức xúc dư luận xã hội. Thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Trung ương, Thành phố trong công tác phòng, chống dịch Covid-19; các nội dung, nhiệm vụ thực hiện chủ đề công tác năm 2021 được thực hiện hiệu quả. Các hoạt động sự nghiệp thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra và có nhiều đổi mới để thích ứng phù hợp với thực tiễn công tác phòng, chống dịch Covid-19. Nhiều di sản văn hóa phi vật thể được tái hiện, gìn giữ và phát huy; các hoạt động xây dựng đời sống văn hóa cơ sở được quan tâm tổ chức. Nghệ thuật Thủ đô khẳng định được đẳng cấp, vị thế đứng đầu khi tham gia các liên hoan nghệ thuật toàn quốc. Công tác tuyên truyền, cổ động trực quan phục vụ chính trị được thực hiện đồng bộ từ thành phố đến cơ sở. Thể thao Hà Nội đạt được nhiều thành tích đặc biệt cao tại các giải thi đấu trong nước.
Với những thành tích nổi bật trên, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng Cờ thi đua xuất sắc năm 2021 và tặng kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch” cho 182 cá nhân có đóng góp cho sự phát triển của ngành văn hóa và thể thao Thủ đô.
Năm 2021, Hà Nội tham mưu xây dựng Nghị quyết chuyên đề “Phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Với vai trò là cơ quan tham mưu, giúp UBND TP. Hà Nội quản lý Nhà nước về văn hóa, Sở VHTT Hà Nội đã xây dựng và triển khai những chương trình kế hoạch hành động cụ thể nào để góp phần cùng thành phố trong xây dựng thành phố sáng tạo và phát triển các ngành công nghiệp văn hóa?
Ông Đỗ Đình Hồng: Tròn 20 năm sau khi đón nhận danh hiệu Thành phố vì hòa bình do UNESCO trao tặng, ngày 30/10/2019, Thành phố Hà Nội cùng 66 thành phố trên thế giới được công nhận là thành viên mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO. Từ kinh nghiệm của các nước cho thấy việc ứng dụng thiết kế sáng tạo trong chuyển hóa nguồn lực văn hóa sẽ từng bước hình thành một mô hình phát triển văn hóa tôn trọng di sản, đồng thời thể hiện sự sáng tạo năng động và tăng trưởng trên nền tảng khoa học kỹ thuật và công nghệ. Đây là phương thức đóng vai trò xúc tác cho phát triển đô thị bền vững, bảo tồn di sản văn hóa, góp phần đưa các ngành công nghiệp văn hóa trở thành kinh tế mũi nhọn của Thủ đô. Trong chương trình hành động thành phố đã triển khai nhiều hoạt động như: Xây dựng và củng cố các không gian sáng tạo văn hóa; tổ chức các cuộc thi, trưng bày, triển lãm, tuần lễ Khơi nguồn sáng tạo, các chương trình nghệ thuật, tham gia các hội nghị, diễn đàn của Mạng lưới thành phố sáng tạo trong khu vực và thế giới…
Ông có thể chia sẻ thêm về những nhiệm vụ trọng tâm của Sở VHTT Hà Nội trong năm 2022?
Ông Đỗ Đình Hồng: Trong năm 2022, ngoài các nhiệm vụ trọng tâm trong chỉ đạo, lãnh đạo về nhân sự, đào tạo, thực hiện kỷ cương, cải cách hành chính, Sở VHTT Hà Nội sẽ xây dựng kế hoạch cụ thể, bám sát nhiệm vụ chính trị, chuyên môn được giao; phát động và triển khai tổ chức có hiệu quả các phong trào thi đua theo chuyên đề, thi đua lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước và Thủ đô, thực hiện chủ đề công tác năm 2022 của Thành phố; thi đua tổ chức các hoạt động hướng tới SEA Games 31; thực hiện chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030.
Ngoài ra, Sở tiếp tục triển khai hiệu quả các nội dung trong chương trình 06-CTr/TU của Thành ủy và Nghị quyết chuyên đề về “Phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; tham mưu UBND Thành phố thực hiện đúng lộ trình cam kết quốc tế khi Hà Nội trở thành thành viên của Mạng lưới thành phố sáng tạo, gắn với đẩy mạnh phát huy truyền thống sáng tạo của người Thăng Long - Hà Nội; phấn đấu thể thao Hà Nội đóng góp 30% vận động viên và 30% huy chương cho thể thao Việt Nam tại SEA Games 31 và ASIAD 2022.
Từng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động công tác trong ngành VHTT Thủ đô với tinh thần, nhận thức trách nhiệm, hành động sẽ gương mẫu, đi đầu, thực hiện nghiệm túc nhiệm vụ được giao cùng với 2 Quy tắc ứng xử trên địa bàn Thành phố và công tác phòng, chống dịch Covid-19, tạo sự lan tỏa trong các cơ quan, đơn vị và các tầng lớp nhân dân Thủ đô.
Trân trọng cảm ơn ông!
Ông Đỗ Đình Hồng: Năm qua, đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, Thủ đô gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19. Song với quyết tâm, tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, thực hiện chủ đề công tác năm 2021 “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển” của Thành phố Hà Nội, Sở Văn hóa và Thể thao (VHTT) đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, công tác văn hóa, thể thao và gia đình đạt được kết quả quan trọng.
Lĩnh vực văn hóa và thể thao nhận được sự quan tâm, vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến thành phố và cơ sở, được cụ thể hóa vào trong Chương trình 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” và Nghị quyết chuyên đề của Thành ủy về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Thành phố đã tăng cường nguồn lực để hỗ trợ các quận, huyện đầu tư, tu bổ, tôn tạo di tích, tăng đầu tư cho sự nghiệp văn hóa.
Công tác quản lý Nhà nước được đẩy mạnh, trong các lĩnh vực quản lý của ngành không có vấn đề nóng, gây bức xúc dư luận xã hội. Thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Trung ương, Thành phố trong công tác phòng, chống dịch Covid-19; các nội dung, nhiệm vụ thực hiện chủ đề công tác năm 2021 được thực hiện hiệu quả. Các hoạt động sự nghiệp thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra và có nhiều đổi mới để thích ứng phù hợp với thực tiễn công tác phòng, chống dịch Covid-19. Nhiều di sản văn hóa phi vật thể được tái hiện, gìn giữ và phát huy; các hoạt động xây dựng đời sống văn hóa cơ sở được quan tâm tổ chức. Nghệ thuật Thủ đô khẳng định được đẳng cấp, vị thế đứng đầu khi tham gia các liên hoan nghệ thuật toàn quốc. Công tác tuyên truyền, cổ động trực quan phục vụ chính trị được thực hiện đồng bộ từ thành phố đến cơ sở. Thể thao Hà Nội đạt được nhiều thành tích đặc biệt cao tại các giải thi đấu trong nước.
Với những thành tích nổi bật trên, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng Cờ thi đua xuất sắc năm 2021 và tặng kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch” cho 182 cá nhân có đóng góp cho sự phát triển của ngành văn hóa và thể thao Thủ đô.
Năm 2021, Hà Nội tham mưu xây dựng Nghị quyết chuyên đề “Phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Với vai trò là cơ quan tham mưu, giúp UBND TP. Hà Nội quản lý Nhà nước về văn hóa, Sở VHTT Hà Nội đã xây dựng và triển khai những chương trình kế hoạch hành động cụ thể nào để góp phần cùng thành phố trong xây dựng thành phố sáng tạo và phát triển các ngành công nghiệp văn hóa?
Ông Đỗ Đình Hồng: Tròn 20 năm sau khi đón nhận danh hiệu Thành phố vì hòa bình do UNESCO trao tặng, ngày 30/10/2019, Thành phố Hà Nội cùng 66 thành phố trên thế giới được công nhận là thành viên mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO. Từ kinh nghiệm của các nước cho thấy việc ứng dụng thiết kế sáng tạo trong chuyển hóa nguồn lực văn hóa sẽ từng bước hình thành một mô hình phát triển văn hóa tôn trọng di sản, đồng thời thể hiện sự sáng tạo năng động và tăng trưởng trên nền tảng khoa học kỹ thuật và công nghệ. Đây là phương thức đóng vai trò xúc tác cho phát triển đô thị bền vững, bảo tồn di sản văn hóa, góp phần đưa các ngành công nghiệp văn hóa trở thành kinh tế mũi nhọn của Thủ đô. Trong chương trình hành động thành phố đã triển khai nhiều hoạt động như: Xây dựng và củng cố các không gian sáng tạo văn hóa; tổ chức các cuộc thi, trưng bày, triển lãm, tuần lễ Khơi nguồn sáng tạo, các chương trình nghệ thuật, tham gia các hội nghị, diễn đàn của Mạng lưới thành phố sáng tạo trong khu vực và thế giới…
Ông có thể chia sẻ thêm về những nhiệm vụ trọng tâm của Sở VHTT Hà Nội trong năm 2022?
Ông Đỗ Đình Hồng: Trong năm 2022, ngoài các nhiệm vụ trọng tâm trong chỉ đạo, lãnh đạo về nhân sự, đào tạo, thực hiện kỷ cương, cải cách hành chính, Sở VHTT Hà Nội sẽ xây dựng kế hoạch cụ thể, bám sát nhiệm vụ chính trị, chuyên môn được giao; phát động và triển khai tổ chức có hiệu quả các phong trào thi đua theo chuyên đề, thi đua lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước và Thủ đô, thực hiện chủ đề công tác năm 2022 của Thành phố; thi đua tổ chức các hoạt động hướng tới SEA Games 31; thực hiện chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030.
Ngoài ra, Sở tiếp tục triển khai hiệu quả các nội dung trong chương trình 06-CTr/TU của Thành ủy và Nghị quyết chuyên đề về “Phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; tham mưu UBND Thành phố thực hiện đúng lộ trình cam kết quốc tế khi Hà Nội trở thành thành viên của Mạng lưới thành phố sáng tạo, gắn với đẩy mạnh phát huy truyền thống sáng tạo của người Thăng Long - Hà Nội; phấn đấu thể thao Hà Nội đóng góp 30% vận động viên và 30% huy chương cho thể thao Việt Nam tại SEA Games 31 và ASIAD 2022.
Từng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động công tác trong ngành VHTT Thủ đô với tinh thần, nhận thức trách nhiệm, hành động sẽ gương mẫu, đi đầu, thực hiện nghiệm túc nhiệm vụ được giao cùng với 2 Quy tắc ứng xử trên địa bàn Thành phố và công tác phòng, chống dịch Covid-19, tạo sự lan tỏa trong các cơ quan, đơn vị và các tầng lớp nhân dân Thủ đô.
Trân trọng cảm ơn ông!