Dự án Thành phố thông minh hai bên đường Nhật Tân - Nội Bài: Tạo đà để Thủ đô phát triển
Danh thắng & Di tích Hà Nội - Ngày đăng : 16:17, 04/09/2018
Dự kiến tháng 10 tới, liên doanh BRG - Sumitomo sẽ khởi công xây dựng Dự án Thành phố thông minh hai bên đường Nhật Tân - Nội Bài với mức đầu tư khoảng 4 tỷ USD.
Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội -TS Đào Ngọc Nghiêm
Trao đổi với PV, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội -TS Đào Ngọc Nghiêm đánh giá: Việc xây dựng đô thị thông minh Nhật Tân - Nội Bài trở thành cơ hội để Hà Nội đan xen nét hoài cổ - hiện đại, vừa tạo đà để Thủ đô phát triển.
Nhiều ý kiến đánh giá dự án Thành phố thông minh Nhật Tân - Nội Bài có tính khả thi cao, trong khi không ít người cho rằng các yếu tố bảo tồn bị phá vỡ. Quan điểm của ông như thế nào?
- Hà Nội với vị thế Thủ đô, trung tâm đối ngoại rất cần những không gian tiềm năng để truyền tải thông điệp hiện đại, truyền thống. Thời điểm làm cầu Thăng Long cũng dự định vậy, nhưng không thực hiện được vì phải cải tạo quá nhiều. Tuy nhiên, khi có cầu Nhật Tân cùng tuyến đường biểu trưng mới Võ Nguyên Giáp đã chứng minh tính đúng đắn, hợp lý của chủ trương. Đây được ví như tuyến đường để khách quốc tế từ Sân bay Nội Bài trở về cảm nhận một thái cực khác của Hà Nội. Đó không chỉ là Thủ đô với lịch sử phố cũ, mà còn là TP hiện đại sẵn sàng hội nhập. Ngoài ra, chúng ta cũng từng đón đầu xu thế đô thị bằng Công viên Hòa Bình. Gần đây, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh còn được các nước ASEAN công nhận là 2 TP tốc lực theo hướng đô thị thông minh thời gian sắp tới. Với những lý do trên, việc xây dựng Thành phố siêu thông minh Nhật Tân – Nội Bài hoàn toàn hợp lý về mặt quy trình.
Vậy, sự khác biệt cơ bản giữa hình thái đô thị thông minh và Hà Nội cũ là gì?
- Với đô thị thông minh cần nhìn nhận đồng bộ các yếu tố. Đó không chỉ là nơi hội tụ công nghệ mới, công nghệ kết nối mà còn phải tồn tại không gian thông minh. Trong khi đó, trung tâm Hà Nội cũ, ở phía Nam sông Hồng đã phát triển ổn định, khó cải tạo chỉnh trang thành không gian thông minh.
- Hà Nội với vị thế Thủ đô, trung tâm đối ngoại rất cần những không gian tiềm năng để truyền tải thông điệp hiện đại, truyền thống. Thời điểm làm cầu Thăng Long cũng dự định vậy, nhưng không thực hiện được vì phải cải tạo quá nhiều. Tuy nhiên, khi có cầu Nhật Tân cùng tuyến đường biểu trưng mới Võ Nguyên Giáp đã chứng minh tính đúng đắn, hợp lý của chủ trương. Đây được ví như tuyến đường để khách quốc tế từ Sân bay Nội Bài trở về cảm nhận một thái cực khác của Hà Nội. Đó không chỉ là Thủ đô với lịch sử phố cũ, mà còn là TP hiện đại sẵn sàng hội nhập. Ngoài ra, chúng ta cũng từng đón đầu xu thế đô thị bằng Công viên Hòa Bình. Gần đây, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh còn được các nước ASEAN công nhận là 2 TP tốc lực theo hướng đô thị thông minh thời gian sắp tới. Với những lý do trên, việc xây dựng Thành phố siêu thông minh Nhật Tân – Nội Bài hoàn toàn hợp lý về mặt quy trình.
Vậy, sự khác biệt cơ bản giữa hình thái đô thị thông minh và Hà Nội cũ là gì?
- Với đô thị thông minh cần nhìn nhận đồng bộ các yếu tố. Đó không chỉ là nơi hội tụ công nghệ mới, công nghệ kết nối mà còn phải tồn tại không gian thông minh. Trong khi đó, trung tâm Hà Nội cũ, ở phía Nam sông Hồng đã phát triển ổn định, khó cải tạo chỉnh trang thành không gian thông minh.
Ngược lại, tuyến đường Võ Nguyên Giáp hai bên cầu Nhật Tân rất thuận lợi, với kỳ vọng kiến tạo không gian thông minh, thuận lợi kết nối giao thông và thuận lợi cho chính người dân ở đó khi đồng bộ yếu tố hạ tầng xã hội và kỹ thuật. Chúng ta có thể kỳ vọng khi dự án hoàn thành, Hà Nội sẽ có một khu đô thị tầm cỡ, đáng sống nhất, khắc phục được những điểm yếu về quy hoạch và đúng với phương châm đi tắt đón đầu trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ sớm trở thành hiện thực. Nơi đây có thể trở thành thỏi nam châm hút vốn đầu tư nước ngoài, hình thành các trung tâm tài chính bậc cao, các trung tâm công nghệ cao... để Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng có cơ hội đi đầu và đi cùng với các nước.
Câu chuyện các đại gia bất động sản xuôi về xây nhà “xé” quy hoạch để kiếm lợi nhuận cũng đáng phải băn khoăn, thưa ông?
- Với quá trình nghiên cứu làm đồ án Thành phố thông minh cần kế thừa và tuân thủ yêu cầu khống chế của quy hoạch chung Thủ đô. Đây là yêu cầu Hà Nội đã đặt ra, đã có những quy hoạch phân khu của khu vực trên. Thứ nhất, tuân thủ theo cơ cấu sử dụng đất. Trong đó bao gồm tòa nhà ở, toà nhà hạ tầng xã hội, trung tâm dịch vụ thương mại. Đặc biệt là cấu trúc không gian xanh công cộng. Thứ hai, về hình thức kiến trúc. Hà Nội cũ hiện nay rất đa dạng. Trong dịp kỉ niệm 70 năm ngành xây dựng và 10 năm mở rộng địa giới hành chính Thủ đô, ngoài những ưu thế đã đạt được, cũng nhận thấy giải pháp kiến trúc còn lộn xộn. Vậy đây là dịp tạo lập ra không gian kiến trúc mang tính thống nhất hài hoà, nét hiện đại truyền thống. Thực tế, đây được ví như nhu cầu lớn mà nhiều khu đô thị vừa qua như trục Đại lộ Thăng Long, Mễ Trì, Mễ Đình chỉ có công trình hiện đại nhưng không hài hoà về mặt không gian.
Nếu trục 2 bên chỉ là những dự án to, nhỏ, tự phát, không quy hoạch, phân khu chung chung, không bao giờ có một Thành phố thông minh, hiện đại. Nếu trục này bị băm nát, Hà Nội mãi mãi không bao giờ có TP đẹp nữa. Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu Hà Nội không cấp phép dự án nào không đáp ứng tiêu chí dọc tuyến đường này. Câu chuyện xé rào xây cao ốc, kiếm lợi nhuận vì lẽ đó đưa ra thảo luận là cần thiết song chưa thật sự đáng lo ngại.
Xin cảm ơn ông!
- Với quá trình nghiên cứu làm đồ án Thành phố thông minh cần kế thừa và tuân thủ yêu cầu khống chế của quy hoạch chung Thủ đô. Đây là yêu cầu Hà Nội đã đặt ra, đã có những quy hoạch phân khu của khu vực trên. Thứ nhất, tuân thủ theo cơ cấu sử dụng đất. Trong đó bao gồm tòa nhà ở, toà nhà hạ tầng xã hội, trung tâm dịch vụ thương mại. Đặc biệt là cấu trúc không gian xanh công cộng. Thứ hai, về hình thức kiến trúc. Hà Nội cũ hiện nay rất đa dạng. Trong dịp kỉ niệm 70 năm ngành xây dựng và 10 năm mở rộng địa giới hành chính Thủ đô, ngoài những ưu thế đã đạt được, cũng nhận thấy giải pháp kiến trúc còn lộn xộn. Vậy đây là dịp tạo lập ra không gian kiến trúc mang tính thống nhất hài hoà, nét hiện đại truyền thống. Thực tế, đây được ví như nhu cầu lớn mà nhiều khu đô thị vừa qua như trục Đại lộ Thăng Long, Mễ Trì, Mễ Đình chỉ có công trình hiện đại nhưng không hài hoà về mặt không gian.
Nếu trục 2 bên chỉ là những dự án to, nhỏ, tự phát, không quy hoạch, phân khu chung chung, không bao giờ có một Thành phố thông minh, hiện đại. Nếu trục này bị băm nát, Hà Nội mãi mãi không bao giờ có TP đẹp nữa. Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu Hà Nội không cấp phép dự án nào không đáp ứng tiêu chí dọc tuyến đường này. Câu chuyện xé rào xây cao ốc, kiếm lợi nhuận vì lẽ đó đưa ra thảo luận là cần thiết song chưa thật sự đáng lo ngại.
Xin cảm ơn ông!