Từ vụ ô tô húc lan can cầu Chương Dương lao xuống sông Hồng: Tính toán lại tổ chức giao thông
Danh thắng & Di tích Hà Nội - Ngày đăng : 11:25, 06/11/2018
Liên quan đến vụ xe ô tô húc lan can cầu Chương Dương lao xuống sông Hồng khiến 2 người tử vong, đã có ý kiến cho rằng nên tính toán lại phương án tổ chức giao thông, không cho ô tô đi vào làn xe máy vì lan can thành cầu yếu.
Như đã thông tin, khoảng 19 giờ, ngày 3/11, một ô tô đi trên cầu Chương Dương hướng từ quận Long Biên về trung tâm Hà Nội, khi đến nhịp cầu số 19 bất ngờ húc văng lan can cầu và rơi xuống sông Hồng khiến 2 người ngồi trong xe tử vong. Mặc dù nguyên nhân của vụ việc vẫn đang được các lực lượng chức năng điều tra, làm rõ, tuy nhiên, trước vụ việc hy hữu này, không ít ý kiến cho rằng, cơ quan chức năng nên điều chỉnh lại phương án tổ chức giao thông, không cho phép xe ô tô đi vào làn đường vốn được thiết kế dành cho xe máy.
Theo phương án thiết kế, cầu Chương Dương dài 1.230m gồm 21 nhịp (11 nhịp thép và 10 nhịp bê tông), mặt cầu gồm 4 làn xe chạy 2 chiều. Trong đó, 2 làn giữa cầu dành cho xe ô tô, 2 làn ngoài dành cho xe máy. Do được thiết kế để dành riêng cho xe máy nên kết cấu mặt đường, hệ thống lan can cũng chỉ đủ đảm bảo an toàn cho xe máy lưu thông. Tuy nhiên, lượng phương tiện giao thông cá nhân ngày một tăng cao, mật độ lưu thông cao nên khu vực này thường xuyên xảy ra ùn tắc, cơ quan chức năng đã cải tạo làn đường hai bên cầu và cho phép ô tô từ 5 chỗ trở xuống được lưu thông qua đây.
Về vấn đề này, nhiều chuyên gia nhìn nhận, phương án này đã được thực hiện từ những năm 90 của thế kỷ trước, nhằm hạn chế tình trạng UTGT tại khu vực cầu Chương Dương. Từ đó đến nay, vụ việc xảy ra tối 3/11 là hy hữu. Nhưng qua đó cho thấy, đã đến lúc các cơ quan chức năng nên cân nhắc việc cho xe ô tô đi vào làn đường dành cho xe máy để đảm bảo ATGT. Bởi, cùng với thời gian hệ thống lan can cầu, kết cấu cầu đã không còn được như trước, hiện đã xuống cấp, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.
Ông Bùi Danh Liên - Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội phân tích, tại thời điểm các lực lượng chức năng cho phép xe ô tô đi vào làn đường dành cho xe máy, xe ô tô từ phía quận Long Biên vào trung tâm TP chỉ có cầu Chương Dương nên việc phân làn giao thông như vậy là điều dễ hiểu. Tuy nhiên hiện nay, từ quận Long Biên vào nội thành đã có thêm cầu Vĩnh Tuy, Thanh Trì nên việc tổ chức giao thông như phương án cũ cần phải được xem lại cho phù hợp với thực tế, ngăn chặn rủi ro.
Ở góc độ lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ hướng dẫn giao thông tại cầu Chương Dương, Thiếu tá Đinh Ngọc Đạo – Phó Đội trưởng Đội CSGT số 1, Phòng CSGT, Công an TP Hà Nội cho rằng, việc cho phép xe ô tô đi vào làn đường dành cho xe máy trên cầu Chương Dương là cần thiết nhằm giảm thiểu tình trạng UTGT trên cầu và các tuyến đường dẫn. "Dù vậy, để đảm bảo an toàn cho các phương tiện, tránh những sự cố đáng tiếc có thể xảy ra, lực lượng chức năng cần rà soát, sửa chữa, nâng cấp hệ thống lan can, mặt cầu. Về lâu về dài, cần nghiên cứu xây dựng thêm những cây cầu bắc qua sông Hồng, đảm bảo nhu cầu đi lại của người dân một cách bền vững" - Thiếu tá Đinh Ngọc Đạo nhận định.
Về vấn đề này, nhiều chuyên gia nhìn nhận, phương án này đã được thực hiện từ những năm 90 của thế kỷ trước, nhằm hạn chế tình trạng UTGT tại khu vực cầu Chương Dương. Từ đó đến nay, vụ việc xảy ra tối 3/11 là hy hữu. Nhưng qua đó cho thấy, đã đến lúc các cơ quan chức năng nên cân nhắc việc cho xe ô tô đi vào làn đường dành cho xe máy để đảm bảo ATGT. Bởi, cùng với thời gian hệ thống lan can cầu, kết cấu cầu đã không còn được như trước, hiện đã xuống cấp, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.
Ông Bùi Danh Liên - Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội phân tích, tại thời điểm các lực lượng chức năng cho phép xe ô tô đi vào làn đường dành cho xe máy, xe ô tô từ phía quận Long Biên vào trung tâm TP chỉ có cầu Chương Dương nên việc phân làn giao thông như vậy là điều dễ hiểu. Tuy nhiên hiện nay, từ quận Long Biên vào nội thành đã có thêm cầu Vĩnh Tuy, Thanh Trì nên việc tổ chức giao thông như phương án cũ cần phải được xem lại cho phù hợp với thực tế, ngăn chặn rủi ro.
Ở góc độ lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ hướng dẫn giao thông tại cầu Chương Dương, Thiếu tá Đinh Ngọc Đạo – Phó Đội trưởng Đội CSGT số 1, Phòng CSGT, Công an TP Hà Nội cho rằng, việc cho phép xe ô tô đi vào làn đường dành cho xe máy trên cầu Chương Dương là cần thiết nhằm giảm thiểu tình trạng UTGT trên cầu và các tuyến đường dẫn. "Dù vậy, để đảm bảo an toàn cho các phương tiện, tránh những sự cố đáng tiếc có thể xảy ra, lực lượng chức năng cần rà soát, sửa chữa, nâng cấp hệ thống lan can, mặt cầu. Về lâu về dài, cần nghiên cứu xây dựng thêm những cây cầu bắc qua sông Hồng, đảm bảo nhu cầu đi lại của người dân một cách bền vững" - Thiếu tá Đinh Ngọc Đạo nhận định.