Chủ tịch Nguyễn Đức Chung: Hà Nội sắp ban hành bộ quy tắc ứng xử tại phố đi bộ
Danh thắng & Di tích Hà Nội - Ngày đăng : 06:49, 15/11/2018
Chiều 14/11, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung và đại biểu HĐND thành phố - Tổ đại biểu số 2 đã có buổi tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 7 HĐND thành phố khóa XV tại quận Hoàn Kiếm.
Tại buổi tiếp xúc, các cử tri đã nêu nhiều ý kiến, kiến nghị, tập trung vào các vấn đề về cơ chế, chính sách, đời sống dân sinh, vệ sinh môi trường, trật tự đô thị, an toàn giao thông, phát triển kinh tế xã hội của thành phố.
Cử tri Nguyễn Chính (phường hàng Bạc) nhất trí với đề xuất mở tuyến phố đi bộ hồ hoàn kiếm và khu vực phụ cận. Tuy nhiên, cử tri phản ánh tình trạng bán hàng rong vẫn còn tồn tại làm mất hình ảnh du lịch Thủ đô.
Cử tri Trịnh Viết Toại (Chương Dương) cho rằng, bộ mặt đô thị ngày càng khang trang, đời sống nhân dân ngày càng ổn định; những vấn đề mà cử tri kiến nghị đều được giải đáp.
Cử tri Nguyễn Đắc Tiến (phường Phúc Tân) cho biết, phường Phúc Tân là phường nằm ngoài đê sông Hồng, đường giao thông chủ yếu là đường Phúc Tân và Hồng Hà. Tuy nhiên, hiện mật độ giao thông ngày càng nhiều khiến đường Hồng Hà xuống cấp nghiêm trọng, nguy cơ cao mất an toàn giao thông. Do đó, cử tri mong muốn UBND TP và các ban, ngành sớm triển khai cải tạo đường Hồng Hà, giúp người dân đi lại thuận tiện hơn.
Cử tri Lê Tiến Hùng (đại diện Phòng TN&MT quận Hoàn Kiếm) kiến nghị với TP, quỹ đất không sử dụng để xây dựng các khu thiết chế văn hóa; Cử tri Phùng Đức Minh (phường Đồng Xuân) kiến nghị Thành phố quan tâm, giám sát để kế hoạch dãn dân phố cổ nhanh chóng được triển khai để bảo tồn di tích khu Phố Cổ.
Nhiều cử tri cũng bày tỏ băn khoăn về thiếu bãi đỗ xe ngầm; tình trạng tồn tại nhà tập thể, chung cư xây dựng từ những năm 70 đã xuống cấp nghiêm trọng, gây nguy hiểm cho người dân. Mặc dù các hộ đã đồng tình phương án cải tạo nhưng đến nay chưa thấy các dự án được triển khai..
Cử tri Nguyễn Đắc Tiến (phường Phúc Tân) cho biết, phường Phúc Tân là phường nằm ngoài đê sông Hồng, đường giao thông chủ yếu là đường Phúc Tân và Hồng Hà. Tuy nhiên, hiện mật độ giao thông ngày càng nhiều khiến đường Hồng Hà xuống cấp nghiêm trọng, nguy cơ cao mất an toàn giao thông. Do đó, cử tri mong muốn UBND TP và các ban, ngành sớm triển khai cải tạo đường Hồng Hà, giúp người dân đi lại thuận tiện hơn.
Cử tri Lê Tiến Hùng (đại diện Phòng TN&MT quận Hoàn Kiếm) kiến nghị với TP, quỹ đất không sử dụng để xây dựng các khu thiết chế văn hóa; Cử tri Phùng Đức Minh (phường Đồng Xuân) kiến nghị Thành phố quan tâm, giám sát để kế hoạch dãn dân phố cổ nhanh chóng được triển khai để bảo tồn di tích khu Phố Cổ.
Nhiều cử tri cũng bày tỏ băn khoăn về thiếu bãi đỗ xe ngầm; tình trạng tồn tại nhà tập thể, chung cư xây dựng từ những năm 70 đã xuống cấp nghiêm trọng, gây nguy hiểm cho người dân. Mặc dù các hộ đã đồng tình phương án cải tạo nhưng đến nay chưa thấy các dự án được triển khai..
Tiếp thu những ý kiến kiến nghị của cử tri, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung đã trả lời trực tiếp một số ý kiến tại buổi tiếp xúc. Trong đó, về tổ chức không gian phố đi bộ và vùng phụ cận, Chủ tịch UBND TP cho biết: TP nhận thấy thời gian qua làm tốt việc phát triển không gian văn hóa, nghệ thuật tại nơi đây, tuy nhiên cũng tồn tại những mặt chưa được. Vì thế, TP đang giao quận Hoàn Kiếm xây dựng bộ quy tắc ứng xử tại không gian phố đi bộ này, dự kiến ban hành vào quý I/2019. “Với điều kiện hạ tầng hiện nay tại khu phố cổ, TP đang nghiên cứu tổng thể để thí điểm cải tạo 127 ô gầm cầu đường sắt, sắp xếp lại bãi đỗ xe trong đó có bãi đỗ xe ngầm, sau đó mới mở rộng không gian phố đi bộ” – Chủ tịch UBND TP cho hay.
Liên quan việc xây dựng hầm đường bộ Chương Dương, TP đã giao UBND Hoàn Kiếm chỉ đạo, yêu cầu đơn vị tư vấn nghiên cứu kỹ phương án thi công. Dự kiến, dự án này sẽ hoàn thành trước 10/10/2019. Việc cải tạo nâng cấp đường Hồng Hà sẽ được thực hiện sau khi được phê duyệt danh mục tại Kỳ họp HĐND TP sắp tới. Về đề án giãn dân phố cổ, Chủ tịch UBND TP cho biết, Đề án bị chậm là do ban đầu nhà đầu tư không có năng lực. Vì thế, TP đã họp và giao quận Hoàn Kiếm kêu gọi xã hội hóa dự án theo tiêu chuẩn đặt hàng.
Xung quanh phản ánh của cử tri về tình trạng quá tải trường học, Chủ tịch UBND TP cho biết, ngay từ quý II/2016, TP đã rà soát lại tất cả trường học trên địa bàn TP, qua đó cho thấy do phân bố không đều các điểm trường nên xảy ra tình trạng thiếu hụt cơ sở vật chất, giáo viên tại một số trường tiểu học, mầm non trong khu vực nội thành.
Liên quan việc xây dựng hầm đường bộ Chương Dương, TP đã giao UBND Hoàn Kiếm chỉ đạo, yêu cầu đơn vị tư vấn nghiên cứu kỹ phương án thi công. Dự kiến, dự án này sẽ hoàn thành trước 10/10/2019. Việc cải tạo nâng cấp đường Hồng Hà sẽ được thực hiện sau khi được phê duyệt danh mục tại Kỳ họp HĐND TP sắp tới. Về đề án giãn dân phố cổ, Chủ tịch UBND TP cho biết, Đề án bị chậm là do ban đầu nhà đầu tư không có năng lực. Vì thế, TP đã họp và giao quận Hoàn Kiếm kêu gọi xã hội hóa dự án theo tiêu chuẩn đặt hàng.
Xung quanh phản ánh của cử tri về tình trạng quá tải trường học, Chủ tịch UBND TP cho biết, ngay từ quý II/2016, TP đã rà soát lại tất cả trường học trên địa bàn TP, qua đó cho thấy do phân bố không đều các điểm trường nên xảy ra tình trạng thiếu hụt cơ sở vật chất, giáo viên tại một số trường tiểu học, mầm non trong khu vực nội thành.
Về cải tạo chung cư cũ, theo Chủ tịch UBND TP, hiện toàn TP có 1.579 tòa chung cư được xây dựng từ năm 1956 đến nay. Ngay từ đầu năm 2016, TP đã tiếp tục thực hiện kế hoạch cải tạo và kêu gọi các DN đầu tư xây dựng, cải tạo các dự án chung cư xuống cấp. Các phương án cần tuân thủ đúng quy hoạch về giao thông, trường học, bãi đỗ xe…
Trước băn khoăn của cử tri về vấn đề môi trường, Chủ tịch UBND thành phố nhấn mạnh, thành phố coi đây là 1 trong 5 nội dung trọng tâm để nâng cao chất lượng sống cho nhân dân. Đến nay, thành phố đã thực hiện việc đấu thầu thu gom rác theo hướng cơ giới hóa; tổ chức đặt thùng rác, trồng cây xanh, nâng cao chất lượng nước hồ. Đối với Hồ Hoàn Kiếm, thành phố sẽ thực hiện cải tạo cảnh quan trong năm 2019. Thành phố cũng đang nỗ lực cải tạo, nạo vét, xử lý nước Hồ Tây, Hồ Trúc Bạch, sông Tô Lịch, bằng cách sẽ đóng 8 cửa xả, bơm bổ sung 10.000m3 nước sạch vào hệ thống này.
Trước ý kiến của cử tri Trần Ngọc Toán (phường Tràng Tiền) về những sai phạm trong quản lý đất đai tại xã Yên Bài (huyện Ba Vì) và huyện Sóc Sơn. Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung cho biết, thành phố đã thanh tra, kiểm tra, kết luận và xử lý kỷ luật đối với lãnh đạo xã Yên Bài, huyện Ba Vì và một số cán bộ phòng chức năng. Hiện, Trung ương đang tiếp tục thanh tra tại huyện Ba Vì. Hà Nội sẽ phối hợp tích cực, khi có kết luận sẽ xử lý nghiêm theo quy định. Về sai phạm tại huyện Sóc Sơn, Chủ tịch UBND thành phố cho rằng, nguyên nhân là còn có những vướng mắc về chính sách trước đây và đã có kiến nghị của Thanh tra Chính phủ trong việc xử lý. Thành phố cũng nhận thấy có thiếu sót trong quản lý và đã giao Thanh tra Thành phố tổ chức thanh tra, khi có kết luận sẽ công khai cho nhân dân được biết.
Trước băn khoăn của cử tri về vấn đề môi trường, Chủ tịch UBND thành phố nhấn mạnh, thành phố coi đây là 1 trong 5 nội dung trọng tâm để nâng cao chất lượng sống cho nhân dân. Đến nay, thành phố đã thực hiện việc đấu thầu thu gom rác theo hướng cơ giới hóa; tổ chức đặt thùng rác, trồng cây xanh, nâng cao chất lượng nước hồ. Đối với Hồ Hoàn Kiếm, thành phố sẽ thực hiện cải tạo cảnh quan trong năm 2019. Thành phố cũng đang nỗ lực cải tạo, nạo vét, xử lý nước Hồ Tây, Hồ Trúc Bạch, sông Tô Lịch, bằng cách sẽ đóng 8 cửa xả, bơm bổ sung 10.000m3 nước sạch vào hệ thống này.
Trước ý kiến của cử tri Trần Ngọc Toán (phường Tràng Tiền) về những sai phạm trong quản lý đất đai tại xã Yên Bài (huyện Ba Vì) và huyện Sóc Sơn. Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung cho biết, thành phố đã thanh tra, kiểm tra, kết luận và xử lý kỷ luật đối với lãnh đạo xã Yên Bài, huyện Ba Vì và một số cán bộ phòng chức năng. Hiện, Trung ương đang tiếp tục thanh tra tại huyện Ba Vì. Hà Nội sẽ phối hợp tích cực, khi có kết luận sẽ xử lý nghiêm theo quy định. Về sai phạm tại huyện Sóc Sơn, Chủ tịch UBND thành phố cho rằng, nguyên nhân là còn có những vướng mắc về chính sách trước đây và đã có kiến nghị của Thanh tra Chính phủ trong việc xử lý. Thành phố cũng nhận thấy có thiếu sót trong quản lý và đã giao Thanh tra Thành phố tổ chức thanh tra, khi có kết luận sẽ công khai cho nhân dân được biết.