Di sản hầm dưới lòng đất: Lịch sử vẫn bị lãng quên
Mỹ thuật - Nhiếp ảnh - Ngày đăng : 16:06, 17/11/2018
Đại tá Đặng Trung Thái - kiến trúc sư thiết kế các căn hầm dưới lòng đất ở di tích Hoàng thành Thăng Long cho rằng: Tại Hoàng thành Thăng Long chứa đựng hệ thống hầm dày đặc; từ hầm trú ẩn cá nhân đến hầm làm việc của Bộ Tổng tham mưu, Bộ Chỉ huy quân sự, Cục Cơ yếu…
Tuy nhiên, sau khi chiến tranh kết thúc, câu chuyện lịch sử của các chiếc hầm gần như bị bỏ ngỏ, trong khi công chúng háo hức mong muốn được trải nghiệm sống ở trong thời kỳ đó.
Giá trị du lịch từ hầm
Hàng năm, những căn hầm bí mật dưới lòng đất được hình thành từ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ dần dần được hé lộ. Nhiều câu chuyện lịch sử, kỷ niệm của thời kỳ cam go đang lùi vào quá khứ được các nhân chứng khơi gợi để trở thành câu chuyện hấp dẫn cho thế hệ trẻ.
Hàng năm, những căn hầm bí mật dưới lòng đất được hình thành từ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ dần dần được hé lộ. Nhiều câu chuyện lịch sử, kỷ niệm của thời kỳ cam go đang lùi vào quá khứ được các nhân chứng khơi gợi để trở thành câu chuyện hấp dẫn cho thế hệ trẻ.
Năm 2012, khách sạn Metropole gây bất ngờ với công chúng khi chính thức khai trương tour tham quan trải nghiệm mang tên “Con đường lịch sử” giới thiệu về căn hầm trú ẩn mới được phát hiện trong sân công trình. Du khách Việt và người nước ngoài ùn ùn kéo đến tham gia tour tham quan này. Cho đến nay, sức hấp dẫn để lượng khách lưu trú thường xuyên ở khách sạn lâu đời bậc nhất Việt Nam – Metropole ngoài chất lượng phục vụ chính là giá trị trải nghiệm di sản ngay trong lòng khách sạn. Theo PGS.TS Nguyễn Văn Huy – Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát huy giá trị di sản Việt Nam nhận định: Về kết cấu hầm trú ẩn tránh bom ở Metropole không có gì đặc biệt so với các hầm trú ẩn ở các nơi khác. Tuy nhiên, đây từng là nơi tránh bom của nhiều nhân vật nổi tiếng từ năm 1960 - 1972, trong đó có diễn viên Jane Fonda, nhà hoạt động chống chiến tranh Tom Hayden, nhà ngoại giao Australia Bob Devereaux... Trong một phòng thuộc căn hầm này, ca sĩ Mỹ Joan Baez đã ghi âm một phần ca khúc “Where are you my son” trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, mùa Đông năm 1972. Tựa ca khúc được bà đặt từ lời than khóc của một bà mẹ mất đứa con trai duy nhất trong chiến dịch đánh bom của Mỹ nhằm vào Hà Nội.
Khi khôi phục căn hầm để đưa vào khai thác du lịch, đơn vị chủ đầu tư đã biết cách tái dựng lại tất cả những câu chuyện liên quan đến các nhân vật đã từng trú ẩn ở căn hầm. Du khách xuống hầm không chỉ thăm hệ thống đường hầm đã hoen rỉ mà còn được trải nghiệm tất cả các công nghệ thời hiện đại để tái hiện rõ nét nhất cảm xúc của những người ở nơi đó trong thời khắc quan trọng của sự sống và cái chết. Năm 2013, hầm tránh bom của khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội được trao giải Danh dự về bảo tồn di sản văn hóa. Hội đồng giám khảo đánh giá cao việc bảo tồn và khôi phục căn hầm tránh bom bị lãng quên trong nhiều thập kỷ.
Nhiều dấu ấn lịch sử quan trọng
Riêng ở Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội, theo lời kể của Đại tá Đặng Trung Thái, có khoảng hàng chục căn hầm lớn nhỏ tồn tại trong khu di sản này. Trong khi đó, ngoài hầm chữ A, hầm trú ẩn cá nhân còn phải kể đến hầm chỉ huy tác chiến T1 của Bộ Tổng tham mưu thuộc cơ quan Tổng hành dinh Quân đội Nhân dân Việt Nam; 2 hầm của 66 và 59 của Cục Cơ yếu và hầm C52 đang còn là bí ẩn. Hầu hết hệ thống hầm tại Hoàng thành Thăng Long được xây dựng từ năm 1959 - 1967. Trong thời kỳ kháng chiến, hầm là “cung điện” ngầm của cách mạng Việt Nam. Bên trên hầm được ngụy trang bằng đống đất gạch đổ nát, tránh sự phát hiện của máy bay do thám. Nhưng dưới hầm được kết cấu 3 vòng tránh được đạn thường, tránh bom B52, tránh vũ khí hóa học.
Các dấu ấn lịch sử quan trọng nhất của Quân đội Nhân dân Việt Nam như: Tại các căn hầm đã phát ra những hồi còi đầu tiên báo động phòng không toàn TP Hà Nội. Từ hầm, mệnh lệnh chiến đấu được truyền tới các đơn vị tên lửa, phòng không, quyết đánh trúng đích, đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 của đế quốc Mỹ tháng 12/1972. Hoặc nơi các căn hầm chứng kiến các giây phút quan trọng, cảm xúc, sự căng thẳng của cuộc chống B52 tàn phá miền Bắc của các vị tướng: Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng… Sau năm 1975, các căn hầm gần như không được sử dụng, trở thành bí mật.
Chưa gợi được ký ức
Ở Việt Nam, rất nhiều căn hầm trở nên nổi tiếng, đã được đông đảo khách tham quan tìm đến như: Hầm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Bộ Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ; hầm của tướng De Castries ở Điện Biên Phủ; hầm địa đạo Củ Chi, hầm địa đạo Vịnh Mốc (Vĩnh Linh), hầm ở Dinh Độc Lập; hầm của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Phủ Chủ tịch K9. Nhưng phải thừa nhận, rất nhiều di sản về hầm được phát hiện và khai thác và vắng khách tham quan. Lý do không phải vì giá trị di sản chưa cao; mà chính là cách gợi ký ức của những người tạo dựng còn chưa thật phong phú.
PGS.TS Nguyễn Văn Huy lấy ví dụ cụ thể từ các công trình ở Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội và cho rằng giá trị lịch sử của các công trình này là rất lớn nhưng di sản vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Rất nhiều năm, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội chỉ quan tâm đến lĩnh vực khảo cổ để giải mã các bí mật của các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn… mà quên mất giá trị xuyên suốt trong 13 thế kỷ không thể thiếu cách di tích cách mạng thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Chính vì vậy, mãi đến năm 2015, 2017 và đến nay là 2018 các công trình hầm hào của di tích mới được khôi phục và giới thiệu đến công chúng.
Mới đây, khi mới phát hiện thêm 2 căn hầm 59 và 66, Trung tâm cũng hướng đến bảo tồn khôi phục để đón khách. Ngoài 4 hầm lớn, các hầm trú ẩn cá nhân cũng được phục dựng để du khách đến di tích và được trải nghiệm, trú bom như thời chiến. PGS.TS Nguyễn Văn Huy cho rằng, sức hấp dẫn của một di tích không chỉ nằm ở việc bảo tồn các công trình đơn lẻ mà cần phải đưa nó thành hệ thống. Hiện nay, ở Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội đã có những bảo tàng nhỏ giới thiệu, tái hiện phần nào kiến trúc cung đình thời phong kiến, thì cũng nên dành không gian để giới thiệu các công trình thời kỳ cách mạng kháng chiến. Kết nối các công trình bằng một nhà trưng bày, những sự kiện giới thiệu chuyên đề để du khách đến và mường tượng ra tính chất gam go, quyết định trong thời khắc lịch sử.
Đồng quan điểm với PGS.TS Nguyễn Văn Huy, TS Trần Hữu Huy - Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam cho rằng, hầm 59 và hầm 66 không thể tách rời mối liên hệ với các di tích cách mạng thời đại Hồ Chí Minh trong khu vực Thành cổ Hà Nội, đặc biệt là đều nằm trong hệ thống hầm kiên cố phục vụ hoạt động chỉ đạo, điều hành chiến tranh của Bộ Chính trị, Quân ủy T.Ư suốt những năm dài kháng chiến. Do đó, việc khai thác phát huy những giá trị lịch sử của hai căn hầm này và các di tích cách mạng khác cần phải có sự thống nhất, đảm bảo hài hòa giữa cái riêng và cái chung tổng thể.
Khi khôi phục căn hầm để đưa vào khai thác du lịch, đơn vị chủ đầu tư đã biết cách tái dựng lại tất cả những câu chuyện liên quan đến các nhân vật đã từng trú ẩn ở căn hầm. Du khách xuống hầm không chỉ thăm hệ thống đường hầm đã hoen rỉ mà còn được trải nghiệm tất cả các công nghệ thời hiện đại để tái hiện rõ nét nhất cảm xúc của những người ở nơi đó trong thời khắc quan trọng của sự sống và cái chết. Năm 2013, hầm tránh bom của khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội được trao giải Danh dự về bảo tồn di sản văn hóa. Hội đồng giám khảo đánh giá cao việc bảo tồn và khôi phục căn hầm tránh bom bị lãng quên trong nhiều thập kỷ.
Nhiều dấu ấn lịch sử quan trọng
Riêng ở Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội, theo lời kể của Đại tá Đặng Trung Thái, có khoảng hàng chục căn hầm lớn nhỏ tồn tại trong khu di sản này. Trong khi đó, ngoài hầm chữ A, hầm trú ẩn cá nhân còn phải kể đến hầm chỉ huy tác chiến T1 của Bộ Tổng tham mưu thuộc cơ quan Tổng hành dinh Quân đội Nhân dân Việt Nam; 2 hầm của 66 và 59 của Cục Cơ yếu và hầm C52 đang còn là bí ẩn. Hầu hết hệ thống hầm tại Hoàng thành Thăng Long được xây dựng từ năm 1959 - 1967. Trong thời kỳ kháng chiến, hầm là “cung điện” ngầm của cách mạng Việt Nam. Bên trên hầm được ngụy trang bằng đống đất gạch đổ nát, tránh sự phát hiện của máy bay do thám. Nhưng dưới hầm được kết cấu 3 vòng tránh được đạn thường, tránh bom B52, tránh vũ khí hóa học.
Các dấu ấn lịch sử quan trọng nhất của Quân đội Nhân dân Việt Nam như: Tại các căn hầm đã phát ra những hồi còi đầu tiên báo động phòng không toàn TP Hà Nội. Từ hầm, mệnh lệnh chiến đấu được truyền tới các đơn vị tên lửa, phòng không, quyết đánh trúng đích, đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 của đế quốc Mỹ tháng 12/1972. Hoặc nơi các căn hầm chứng kiến các giây phút quan trọng, cảm xúc, sự căng thẳng của cuộc chống B52 tàn phá miền Bắc của các vị tướng: Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng… Sau năm 1975, các căn hầm gần như không được sử dụng, trở thành bí mật.
Chưa gợi được ký ức
Ở Việt Nam, rất nhiều căn hầm trở nên nổi tiếng, đã được đông đảo khách tham quan tìm đến như: Hầm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Bộ Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ; hầm của tướng De Castries ở Điện Biên Phủ; hầm địa đạo Củ Chi, hầm địa đạo Vịnh Mốc (Vĩnh Linh), hầm ở Dinh Độc Lập; hầm của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Phủ Chủ tịch K9. Nhưng phải thừa nhận, rất nhiều di sản về hầm được phát hiện và khai thác và vắng khách tham quan. Lý do không phải vì giá trị di sản chưa cao; mà chính là cách gợi ký ức của những người tạo dựng còn chưa thật phong phú.
PGS.TS Nguyễn Văn Huy lấy ví dụ cụ thể từ các công trình ở Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội và cho rằng giá trị lịch sử của các công trình này là rất lớn nhưng di sản vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Rất nhiều năm, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội chỉ quan tâm đến lĩnh vực khảo cổ để giải mã các bí mật của các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn… mà quên mất giá trị xuyên suốt trong 13 thế kỷ không thể thiếu cách di tích cách mạng thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Chính vì vậy, mãi đến năm 2015, 2017 và đến nay là 2018 các công trình hầm hào của di tích mới được khôi phục và giới thiệu đến công chúng.
Mới đây, khi mới phát hiện thêm 2 căn hầm 59 và 66, Trung tâm cũng hướng đến bảo tồn khôi phục để đón khách. Ngoài 4 hầm lớn, các hầm trú ẩn cá nhân cũng được phục dựng để du khách đến di tích và được trải nghiệm, trú bom như thời chiến. PGS.TS Nguyễn Văn Huy cho rằng, sức hấp dẫn của một di tích không chỉ nằm ở việc bảo tồn các công trình đơn lẻ mà cần phải đưa nó thành hệ thống. Hiện nay, ở Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội đã có những bảo tàng nhỏ giới thiệu, tái hiện phần nào kiến trúc cung đình thời phong kiến, thì cũng nên dành không gian để giới thiệu các công trình thời kỳ cách mạng kháng chiến. Kết nối các công trình bằng một nhà trưng bày, những sự kiện giới thiệu chuyên đề để du khách đến và mường tượng ra tính chất gam go, quyết định trong thời khắc lịch sử.
Đồng quan điểm với PGS.TS Nguyễn Văn Huy, TS Trần Hữu Huy - Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam cho rằng, hầm 59 và hầm 66 không thể tách rời mối liên hệ với các di tích cách mạng thời đại Hồ Chí Minh trong khu vực Thành cổ Hà Nội, đặc biệt là đều nằm trong hệ thống hầm kiên cố phục vụ hoạt động chỉ đạo, điều hành chiến tranh của Bộ Chính trị, Quân ủy T.Ư suốt những năm dài kháng chiến. Do đó, việc khai thác phát huy những giá trị lịch sử của hai căn hầm này và các di tích cách mạng khác cần phải có sự thống nhất, đảm bảo hài hòa giữa cái riêng và cái chung tổng thể.