Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ làm việc với UBND TP Hà Nội
Tin tức - Ngày đăng : 22:02, 22/11/2018
Chiều 22-11, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ do Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND TP Hà Nội về tình hình thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.
| ||
Làm việc với đoàn có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy: Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Nguyễn Văn Sửu, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Quốc Hùng.
Báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao từ ngày 1-1-2017 đến ngày 15-11-2018, đại diện UBND TP Hà Nội cho biết, trên hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu theo dõi, Hà Nội đã nhận được 2.594 văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Tập thể lãnh đạo UBND thành phố, trực tiếp là Chủ tịch UBND thành phố đã chỉ đạo triển khai 100% các nhiệm vụ được giao với tinh thần sâu sát, quyết liệt theo phương châm "5 rõ" (rõ người, rõ việc, rõ quy trình, rõ trách nhiệm và rõ hiệu quả), "một việc - một đầu mối xuyên suốt. Đến nay đã hoàn thành 1.980 nhiệm vụ (bằng 76,3%); đang triển khai 614 nhiệm vụ, trong đó nhiệm vụ quá hạn chưa hoàn thành là 7 nhiệm vụ. Trong số các nhiệm vụ đã hoàn thành, nổi bật là kinh tế - xã hội năm 2018 tiếp tục phát triển toàn diện, các cân đối lớn được bảo đảm, đáp ứng nguồn lực cho phát triển.
Báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao từ ngày 1-1-2017 đến ngày 15-11-2018, đại diện UBND TP Hà Nội cho biết, trên hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu theo dõi, Hà Nội đã nhận được 2.594 văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Tập thể lãnh đạo UBND thành phố, trực tiếp là Chủ tịch UBND thành phố đã chỉ đạo triển khai 100% các nhiệm vụ được giao với tinh thần sâu sát, quyết liệt theo phương châm "5 rõ" (rõ người, rõ việc, rõ quy trình, rõ trách nhiệm và rõ hiệu quả), "một việc - một đầu mối xuyên suốt. Đến nay đã hoàn thành 1.980 nhiệm vụ (bằng 76,3%); đang triển khai 614 nhiệm vụ, trong đó nhiệm vụ quá hạn chưa hoàn thành là 7 nhiệm vụ. Trong số các nhiệm vụ đã hoàn thành, nổi bật là kinh tế - xã hội năm 2018 tiếp tục phát triển toàn diện, các cân đối lớn được bảo đảm, đáp ứng nguồn lực cho phát triển.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Tổ trưởng Tổ Công tác Mai Tiến Dũng kiểm tra bộ phận "một cửa" tại UBND quận Hoàn Kiếm. |
Tăng trưởng kinh tế đạt khá, GRDP tăng 8,56% (cách tính mới là 7,37%) và duy trì năm sau tăng cao hơn năm trước. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt 6,5 tỷ USD, lần đầu tiên dẫn đầu cả nước sau 30 năm thu hút đầu tư nước ngoài. Môi trường đầu tư, kinh doanh, các chỉ số PCI, PAR Index được cải thiện rõ nét. Công tác quy hoạch, quản lý và phát triển đô thị được tăng cường; hạ tầng khung được quan tâm đầu tư; quản lý trật tự xây dựng đã có chuyển biến tích cực, trật tự, an toàn giao thông được bảo đảm.
Bên cạnh đó, Hà Nội đã duy tu, duy trì tốt hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, cơ bản hoàn thành chỉ tiêu trồng 1 triệu cây xanh, về đích sớm 2 năm mục tiêu chương trình; xây dựng nông thôn mới tiếp tục được đẩy mạnh; văn hóa, xã hội phát triển; an sinh xã hội được bảo đảm; chất lượng cuộc sống của nhân dân từng bước được nâng cao.
Trong lĩnh vực cải cách hành chính, năm 2018, thành phố thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính đối với 61 thủ tục, tỷ lệ đơn giản hóa đạt trên 23,3%. Triển khai thực hiện Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 6-2-2017 của Chính phủ, thành phố đã xây dựng kế hoạch triển khai những nhiệm vụ, giải pháp về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh; ban hành quy định liên thông trong lĩnh vực đầu tư xây dựng công trình điện trung áp; cấp phiếu lý lịch tư pháp - cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài...
UBND thành phố đánh giá, việc đơn giản hóa thủ tục hành chính đã tiết giảm chi phí thực hiện thủ tục hành chính cho doanh nghiệp và người dân, (dự kiến chi phí tiết giảm cho tổ chức, cá nhân khoảng 43 tỷ đồng/năm).
Tại buổi làm việc, các thành viên Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều ý kiến gợi mở để Hà Nội xây dựng thành phố thông minh, an toàn hơn, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng chuyển lời biểu dương, khen ngợi của Thủ tướng Chính phủ tới hệ thống chính quyền TP Hà Nội, đặc biệt là đánh giá rất cao vai trò cá nhân của Chủ tịch UBND thành phố, đã không né tránh, không ngại va chạm trong quá trình giải quyết các vấn đề nổi lên và có nhiều đổi mới, tạo sự chuyển biến rất mạnh trong hoạt động điều hành của UBND thành phố, từ đó giúp Hà Nội tiến nhanh, đi đầu về thu hút đầu tư.
Thủ tướng Chính phủ biểu dương Hà Nội trên các lĩnh vực: Ứng dụng công nghệ thông tin; tạo dựng môi trường kinh doanh thông thoáng; thực hiện mạnh mẽ việc tinh giản và sắp xếp lại bộ máy; công tác quy hoạch và xây dựng kết cấu hạ tầng; trật tự xây dựng có nhiều chuyển biến rõ nét; kêu gọi xã hội hoá nhiều lĩnh vực với sự tham gia của cả doanh nghiệp và người dân; hoạt động đối ngoại của Hà Nội mang tầm vóc mới; kinh tế của Hà Nội tiếp tục tăng trưởng cao…
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, với vai trò, vị trí là Thủ đô của cả nước, Thủ tướng Chính phủ mong muốn, thành phố tổ chức thực hiện tốt hơn việc đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước ở các doanh nghiệp; công tác quy hoạch và tổ chức quy hoạch cần đồng bộ; quan tâm hơn đến đô thị hoá, nhất là tại các địa phương mở rộng địa giới hành chính; xây dựng đô thị, gắn kết với giao thông thông minh.
Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng đề nghị, Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cắt giảm thời gian và chi phí đi lại của người dân hơn nữa bằng những quy định, chế tài cụ thể, từ đó có cơ sở tăng cường kỷ cương hành chính, chống tiêu cực, tham nhũng vặt mạnh hơn nữa...
Trước nhu cầu của Hà Nội về kết nối liên thông hạ tầng mạng truyền số liệu chuyên dùng của Chính phủ với mạng của thành phố; tích hợp hệ thống quản lý văn bản và điều hành của TP Hà Nội thông qua trục liên thông quốc gia (do Văn phòng Chính phủ vận hành) để kế thừa thông tin, hạn chế thao tác cập nhật, xử lý trùng lặp một số nội dung trên nhiều ứng dụng trong quá trình khai thác, sử dụng tại TP Hà Nội; thanh toán dịch vụ công bằng thẻ với chi phí rẻ hơn nữa, đồng chí Mai Tiến Dũng khẳng định, các đề xuất này là chính đáng, phục vụ đắc lực cho việc xây dựng chính quyền điện tử. Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ sẽ tổng hợp, tham mưu, đề xuất Thủ tướng sớm ban hành cơ chế, chính sách phù hợp.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung trân trọng cảm ơn các vị đại biểu, thành viên Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã trao đổi thẳng thắn, đóng góp ý kiến tâm huyết, trách nhiệm đối với các báo cáo của UBND thành phố về thực hiện nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao. Chủ tịch UBND thành phố khẳng định, đổi mới lề lối làm việc, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, hạn chế gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp là những ưu tiên hàng đầu của Hà Nội trong thời gian tới.
Trong nỗ lực xây dựng chính quyền điện tử, thành phố đang tích cực triển khai hệ thống một cửa điện tử dùng chung 3 cấp kết nối với hệ thống dịch vụ công trực tuyến của thành phố; đẩy nhanh tiến độ ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính. Hiện nay, 100% sở, ban, ngành; UBND quận, huyện, thị xã và UBND xã, phường, thị trấn sử dụng phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc, phần mềm một cửa điện tử.
UBND thành phố sẽ tiếp tục đánh giá, rút kinh nghiệm những việc đã làm được, những việc chưa làm được trong quá trình cải cách thủ tục hành chính và thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm khác, nhất là trong lĩnh vực giao thông, đô thị để tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ trong thời gian tới, quyết tâm hoàn thành với mức cao nhất các nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.