Ôm hận vì mua đất dịch vụ
Danh thắng & Di tích Hà Nội - Ngày đăng : 14:59, 11/12/2018
Đến tháng 11/2018, UBND huyện Hoài Đức vẫn đang triển khai xây dựng hạ tầng, để chuẩn bị bàn giao đất dịch vụ cho người dân xã An Thượng. Nhưng từ năm 2010, đã có gia đình bán diện tích đất dịch vụ (sẽ được giao trong tương lai) dẫn đến nhiều hệ lụy phức tạp.
Bị thu hồi đất để xây dựng khu đô thị Nam An Khánh, theo quy định, gia đình ông bà Nguyễn Đình Hận - Nguyễn Thị Mận (thôn Đào Nguyên, xã An Thượng) sẽ được cấp 107m2 (làm tròn) đất dịch vụ. Nhưng từ tháng 1 đến tháng 4/2010, ông Hận, bà Mận đã lần lượt làm hợp đồng chuyển nhượng cho 3 người với tổng diện tích lên tới 167m2 (làm tròn). Cụ thể ngày 4/1/2010, gia đình ông Hận lập hợp đồng chuyển nhượng cho ông Nguyễn Thành Lập (tỉnh Vĩnh Phúc) 51m2; ngày 5/4/2010, chuyển nhượng cho ông Đặng Văn Thế (quận Đống Đa) 60m2 và đến ngày 7/4/2010 chuyển nhượng tiếp cho bà Phùng Thị Kim Thanh (quận Ba Đình) 56m2. Như vậy, chẳng những gia đình ông Hận đã bán hết phần đất dịch vụ kiểu “lúa non” mà còn bán thêm diện tích ngoài phần được cấp.
Trong đơn gửi báo Kinh tế & Đô thị, ông Đặng Tiến Dũng (phường Phương Liên, quận Đống Đa) cho biết, năm 2010, bố đẻ của ông là Đặng Văn Thế (đã mất năm 2017) có mua 60m2 đất dịch vụ của gia đình ông Hận, bà Mận. Việc mua bán được Phó Chủ tịch UBND xã An Thượng Nguyễn Chí Lương (hiện ông Lương là Chủ tịch UBND xã An Thượng) và Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Đào Nguyên Nguyễn Chí Trung xác nhận. Sau khi ông Thế mất, gia đình đến UBND xã An Thượng làm các thủ tục để được bốc thăm nhận đất thì mới phát hiện gia đình ông Hận, bà Mận đã bán mảnh đất cho 3 người. Theo ông Dũng, từ 20/11/2017, ông đã làm đơn trình báo UBND xã An Thượng nhưng đến nay chưa được giải quyết. Đất không được nhận, tiền mua đất cũng không đòi được.
Ngoài gia đình ông Dũng, 2 người nữa tham gia vào vụ chuyển nhượng đất nói trên là ông Nguyễn Thành Lập và bà Phùng Thị Kim Thanh đều rơi vào tình cảnh "sống dở chết dở" vì đã nộp tiền xây dựng hạ tầng nhưng đến nay đất vẫn nằm trên giấy. Ông Đặng Tiến Dũng cho rằng, việc Phó Chủ tịch UBND xã An Thượng Nguyễn Chí Lương và Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp thôn Đào Nguyên Nguyễn Chí Trung xác nhận vào 3 hợp đồng mua bán nói trên là hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn, gây hậu quả nghiêm trọng. Và việc ông Hận, bà Mận chỉ có 107m2 đất nhưng bán cho 3 người (với diện tích lên đến 167m2) là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trao đổi với phóng viên, Chủ tịch UBND xã An Thượng Nguyễn Chí Lương cho biết, trong 3 hợp đồng kể trên, ông chỉ ký xác nhận vào hợp đồng chuyển nhượng giữa ông Đặng Văn Thế và gia đình ông Nguyễn Đình Hận, bà Nguyễn Thị Mận (ngày xác nhận là 5/4/2010). Hai hợp đồng còn lại, đều do Chủ tịch UBND xã An Thượng lúc đó là ông Lê Văn Vinh ký xác nhận. “Ngày 4/1/2010, gia đình ông Hận, bà Mận chuyển nhượng cho ông Nguyễn Thành Lập 51/107m2. Đến ngày 5/4/2010, tôi mới ký xác nhận vào hợp đồng giữa ông Đặng Văn Thế và gia đình ông Hận, bà Mận. Trên thực tế, lúc này gia đình ông Hận, bà Mận vẫn còn đất (107m2 - 51m2 = 56m2). Như vậy, việc ông Đặng Tiến Dũng tố cáo tôi liệu có đủ căn cứ? Vả lại, chúng tôi chỉ xác nhận chữ ký của ông Hận, bà Mận và các thành viên trong gia đình là đúng” - ông Lương nói tiếp. Vẫn theo ông Lương, do vụ việc phức tạp nên Công an huyện Hoài Đức đang điều tra theo quy định.
Trong đơn gửi báo Kinh tế & Đô thị, ông Đặng Tiến Dũng (phường Phương Liên, quận Đống Đa) cho biết, năm 2010, bố đẻ của ông là Đặng Văn Thế (đã mất năm 2017) có mua 60m2 đất dịch vụ của gia đình ông Hận, bà Mận. Việc mua bán được Phó Chủ tịch UBND xã An Thượng Nguyễn Chí Lương (hiện ông Lương là Chủ tịch UBND xã An Thượng) và Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Đào Nguyên Nguyễn Chí Trung xác nhận. Sau khi ông Thế mất, gia đình đến UBND xã An Thượng làm các thủ tục để được bốc thăm nhận đất thì mới phát hiện gia đình ông Hận, bà Mận đã bán mảnh đất cho 3 người. Theo ông Dũng, từ 20/11/2017, ông đã làm đơn trình báo UBND xã An Thượng nhưng đến nay chưa được giải quyết. Đất không được nhận, tiền mua đất cũng không đòi được.
Ngoài gia đình ông Dũng, 2 người nữa tham gia vào vụ chuyển nhượng đất nói trên là ông Nguyễn Thành Lập và bà Phùng Thị Kim Thanh đều rơi vào tình cảnh "sống dở chết dở" vì đã nộp tiền xây dựng hạ tầng nhưng đến nay đất vẫn nằm trên giấy. Ông Đặng Tiến Dũng cho rằng, việc Phó Chủ tịch UBND xã An Thượng Nguyễn Chí Lương và Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp thôn Đào Nguyên Nguyễn Chí Trung xác nhận vào 3 hợp đồng mua bán nói trên là hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn, gây hậu quả nghiêm trọng. Và việc ông Hận, bà Mận chỉ có 107m2 đất nhưng bán cho 3 người (với diện tích lên đến 167m2) là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trao đổi với phóng viên, Chủ tịch UBND xã An Thượng Nguyễn Chí Lương cho biết, trong 3 hợp đồng kể trên, ông chỉ ký xác nhận vào hợp đồng chuyển nhượng giữa ông Đặng Văn Thế và gia đình ông Nguyễn Đình Hận, bà Nguyễn Thị Mận (ngày xác nhận là 5/4/2010). Hai hợp đồng còn lại, đều do Chủ tịch UBND xã An Thượng lúc đó là ông Lê Văn Vinh ký xác nhận. “Ngày 4/1/2010, gia đình ông Hận, bà Mận chuyển nhượng cho ông Nguyễn Thành Lập 51/107m2. Đến ngày 5/4/2010, tôi mới ký xác nhận vào hợp đồng giữa ông Đặng Văn Thế và gia đình ông Hận, bà Mận. Trên thực tế, lúc này gia đình ông Hận, bà Mận vẫn còn đất (107m2 - 51m2 = 56m2). Như vậy, việc ông Đặng Tiến Dũng tố cáo tôi liệu có đủ căn cứ? Vả lại, chúng tôi chỉ xác nhận chữ ký của ông Hận, bà Mận và các thành viên trong gia đình là đúng” - ông Lương nói tiếp. Vẫn theo ông Lương, do vụ việc phức tạp nên Công an huyện Hoài Đức đang điều tra theo quy định.