Tổ dân phố điện tử: Bước khởi đầu xây dựng công dân điện tử
Danh thắng & Di tích Hà Nội - Ngày đăng : 10:08, 07/01/2019
Mô hình Tổ dân phố điện tử (TDPĐT) tại quận Bắc Từ Liêm hiện đang được xem là giải pháp tuyên truyền tích cực nhằm khuyến khích người dân thay đổi thói quen, từng bước tiếp cận với công nghệ mới minh bạch và thuận tiện.
Tiện ích, giảm chi phí
10 giờ sáng, có mặt tại nhà sinh hoạt cộng đồng của TDP số 7, phường Đức Thắng để xác nhận tình trạng hôn nhân, chị Lê Thị Xuân Hương (ngõ 59 Lê Văn Hiến, phường Đức Thắng) khá hài lòng khi được tiếp cận dịch vụ công trực tuyến (DVCTT). Sau vài thao tác đơn giản, nhanh chóng trên máy tính có kết nối internet, chị đã hoàn tất TTHC một cách dễ dàng, bớt được thời gian đi lại và thuận tiện. “Mô hình TDPĐT rất tiện ích, minh bạch, tiết kiệm được thời gian cho người dân. Đặc biệt, các bác tình nguyện viên cao tuổi hướng dẫn tận tình, nhanh gọn, dễ hiểu”- chị Hương chia sẻ.
Trong khi đó, thay vì phải lên UBND phường cách nhà khá xa, ông Đinh Văn Tư (TDP Hoàng Liên 1, phường Liên Mạc) chọn đến nhà văn hóa để làm giấy khai sinh cho cháu và được các đoàn viên thanh niên hướng dẫn rất nhiệt tình. Ông Tư cho biết, TDPĐT hoạt động từ 7 giờ đến 21 giờ nên rất tiện cho người dân. “Đây là một việc làm thiết thực, giúp ích cho người dân trong quá trình thực hiện các dịch vụ công, đặc biệt với người cao tuổi” - ông Tư nhìn nhận.
Phục vụ người dân mọi nơi, mọi lúc
Vốn là nơi sinh sống của nhiều cán bộ khoa học, hiểu biết sâu về công nghệ thông tin, TDPĐT số 7, phường Đức Thắng, có đến 5 tình nguyện viên là các bác cao tuổi, nên tương đối thuận lợi trong việc phục vụ người dân. Theo ông Nguyễn Mạnh Hoạt (tình nguyện viên), TDPĐT là nơi sinh hoạt cộng đồng khang trang sạch đẹp, đầy đủ máy tính, máy scan, máy in… Được triển khai từ tháng 11/2017, đến nay, TDPĐT đã có hàng loạt người dân đến giao dịch và nhiều người còn được hướng dẫn tại nhà, tạo thuận lợi cho người dân.
Còn tại TDP số 3, phường Đức Thắng, từ đầu năm 2017 đến nay, người dân đã giao dịch thành công 43 hồ sơ, trong đó, 17 hồ sơ làm tại TDPĐT, 26 hồ sơ làm tại nhà. Các hồ sơ chủ yếu làm giấy khai sinh, khai tử, xác nhận tình trạng hôn nhân. TDPĐT thường phục vụ ngoài giờ, thậm chí, có những trường hợp đêm hôm đến làm thủ tục khai tử đều được tình nguyện viên phục vụ tận tình.
Theo Bí thư Đoàn phường Liên Mạc Trương Thu Hương, từ khi triển khai TDPĐT, Đoàn thanh niên đã nhận nhiệm vụ túc trực tại các địa bàn dân cư, nhà văn hóa, vận động, giúp đỡ để gia tăng số lượng người sử dụng DVCTT. Các tình nguyện viên đã đến tận nhà người dân mang theo máy tính xách tay để tuyên truyền, giúp người dân thực hiện DVCTT. Mặc dù mới đi vào hoạt động từ tháng 7/2018, nhưng mô hình TDPĐT Hoàng Liên 1 đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo người dân do tiết kiệm thời gian đi lại và chi phí; đã có 10 hồ sơ được giao dịch thành công.
Phó Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm Nguyễn Thị Nắng Mai cho hay, nhằm giúp người dân đăng ký DVCTT mức độ 3, 4 ngay tại nhà văn hóa, TDP, phòng sinh hoạt cộng đồng… mà không cần phải đến UBND phường, quận đã xây dựng mô hình TDPĐT hiện đại và thân thiện với người dân. Với phương thức xã hội hóa, từ đầu tháng 8/2017, quận đã thí điểm đưa vào hoạt động 9 điểm đăng ký DVCTT mức độ 3, 4 đặt tại TDP và khu chung cư. Với tinh thần chủ động, sáng tạo trong tuyên truyền, quận đã triển khai đến các TDPĐT để Nhân dân tiếp cận với công nghệ mới, giảm thời gian chi phí và tạo tiện ích cho Nhân dân. Đến nay, quận đã có 24 TDPĐT, giúp tỷ lệ hồ sơ nộp trực tuyến mức 3, 4 luôn đạt 100%, tỷ lệ hồ sơ công dân nộp tại nhà đạt 64,1%.
Từ khi áp dụng mô hình TDPĐT đã mang lại rất nhiều thuận lợi, lợi ích thiết thực cho cộng đồng xã hội; nâng cao hiệu quả hoạt động trong thực hiện xây dựng “Chính quyền điện tử” ở quận Bắc Từ Liêm. Đây chính là cầu nối để tiến tới xây dựng “Công dân điện tử” góp phần giảm thời gian, công sức, chi phí cho tổ chức, công dân khi có nhu cầu giải quyết TTHC.
Phục vụ người dân mọi nơi, mọi lúc
Vốn là nơi sinh sống của nhiều cán bộ khoa học, hiểu biết sâu về công nghệ thông tin, TDPĐT số 7, phường Đức Thắng, có đến 5 tình nguyện viên là các bác cao tuổi, nên tương đối thuận lợi trong việc phục vụ người dân. Theo ông Nguyễn Mạnh Hoạt (tình nguyện viên), TDPĐT là nơi sinh hoạt cộng đồng khang trang sạch đẹp, đầy đủ máy tính, máy scan, máy in… Được triển khai từ tháng 11/2017, đến nay, TDPĐT đã có hàng loạt người dân đến giao dịch và nhiều người còn được hướng dẫn tại nhà, tạo thuận lợi cho người dân.
Còn tại TDP số 3, phường Đức Thắng, từ đầu năm 2017 đến nay, người dân đã giao dịch thành công 43 hồ sơ, trong đó, 17 hồ sơ làm tại TDPĐT, 26 hồ sơ làm tại nhà. Các hồ sơ chủ yếu làm giấy khai sinh, khai tử, xác nhận tình trạng hôn nhân. TDPĐT thường phục vụ ngoài giờ, thậm chí, có những trường hợp đêm hôm đến làm thủ tục khai tử đều được tình nguyện viên phục vụ tận tình.
Theo Bí thư Đoàn phường Liên Mạc Trương Thu Hương, từ khi triển khai TDPĐT, Đoàn thanh niên đã nhận nhiệm vụ túc trực tại các địa bàn dân cư, nhà văn hóa, vận động, giúp đỡ để gia tăng số lượng người sử dụng DVCTT. Các tình nguyện viên đã đến tận nhà người dân mang theo máy tính xách tay để tuyên truyền, giúp người dân thực hiện DVCTT. Mặc dù mới đi vào hoạt động từ tháng 7/2018, nhưng mô hình TDPĐT Hoàng Liên 1 đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo người dân do tiết kiệm thời gian đi lại và chi phí; đã có 10 hồ sơ được giao dịch thành công.
Phó Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm Nguyễn Thị Nắng Mai cho hay, nhằm giúp người dân đăng ký DVCTT mức độ 3, 4 ngay tại nhà văn hóa, TDP, phòng sinh hoạt cộng đồng… mà không cần phải đến UBND phường, quận đã xây dựng mô hình TDPĐT hiện đại và thân thiện với người dân. Với phương thức xã hội hóa, từ đầu tháng 8/2017, quận đã thí điểm đưa vào hoạt động 9 điểm đăng ký DVCTT mức độ 3, 4 đặt tại TDP và khu chung cư. Với tinh thần chủ động, sáng tạo trong tuyên truyền, quận đã triển khai đến các TDPĐT để Nhân dân tiếp cận với công nghệ mới, giảm thời gian chi phí và tạo tiện ích cho Nhân dân. Đến nay, quận đã có 24 TDPĐT, giúp tỷ lệ hồ sơ nộp trực tuyến mức 3, 4 luôn đạt 100%, tỷ lệ hồ sơ công dân nộp tại nhà đạt 64,1%.
Từ khi áp dụng mô hình TDPĐT đã mang lại rất nhiều thuận lợi, lợi ích thiết thực cho cộng đồng xã hội; nâng cao hiệu quả hoạt động trong thực hiện xây dựng “Chính quyền điện tử” ở quận Bắc Từ Liêm. Đây chính là cầu nối để tiến tới xây dựng “Công dân điện tử” góp phần giảm thời gian, công sức, chi phí cho tổ chức, công dân khi có nhu cầu giải quyết TTHC.