Dấu ấn văn hóa qua kiến trúc cổ xứ Đoài
Danh thắng & Di tích Hà Nội - Ngày đăng : 07:35, 12/02/2019
Cho đến bây giờ nhiều người xứ Đoài vẫn còn nhớ câu thơ nổi tiếng của Trạng Bùng - Phùng Khắc Khoan, rằng: "Mặc dù đánh bắc dẹp đông/ Ba phủ bốn huyện của ông thì chừa".
Trải qua suốt một thời kỳ dài lịch sử của dân tộc, xứ Đoài vẫn được xem là vùng đất "phi chiến địa", hết sức yên ổn. Nếu coi Thị xã Sơn Tây là thủ phủ của xứ Đoài thì suốt hai cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ, trên một quy mô rộng lớn và toàn diện nhằm hủy diệt miền Bắc xã hội chủ nghĩa, thị xã Sơn Tây chỉ phải chịu có bốn quả bom. Bốn quả bom ném xuống trung tâm thị xã vào một buổi trưa hè. Một quả làm sập mái nhà hát không người, một quả làm đứt đôi khu nhà hai tầng của trường cấp III khi học sinh đã nghỉ hè, một quả rơi giữa ngã ba đường, một quả lạc vào thành cổ, phế tích hoang vu từ hồi "tiêu thổ kháng chiến" còn sót lại... Dường như "câu sấm" ngày xưa của cụ Trạng Bùng thêm một lần ứng nghiệm. May mắn một lần nữa lại đến với mảnh đất này!
Chiến tranh đã kết thúc. Những thăng trầm lịch sử, nhất là thời gian và chiến tranh đã làm mất đi rất nhiều di sản vô giá của tiền nhân, song rất may cho đến nay xứ Đoài vẫn là nơi lưu giữ được nhiều di sản nhất, được mệnh danh là một trong bốn cái nôi văn hóa của Đồng bằng sông Hồng. Đến xứ Đoài đồng nghĩa với việc đặt chân lên vùng đất tầng tầng lớp lớp các công trình văn hóa như đình, chùa, đền, miếu... được bảo tồn cực kỳ bền vững trong các cộng đồng dân cư.
"Cầu Nam, chùa Bắc, đình Đoài". Quả là không ở đâu trên đất nước này còn một hệ thống đình làng phong phú như xứ Đoài. Hầu như làng nào cũng có một ngôi đình, nhiều tổng (đơn vị hành chính tương đương với xã) cư dân quần tụ đông đúc, 5-6 làng liền thổ, đình làng vì vậy liền kề nhau... Mùa lễ hội, không khí trong vùng tưng bừng suốt cả mùa xuân.
Đối với làng Việt Nam, đình làng vô cùng quan trọng. Bên cạnh ý nghĩa mang tính đời sống là nơi tập trung sinh hoạt cộng đồng thì đình làng còn có giá trị về mặt tâm linh, là nơi thờ Thành hoàng làng. Hầu như đình làng nào ở xứ Đoài cũng thờ Đức Thánh Tản - Đức Thánh trị thủy. Phải chăng đó là dấu ấn của nền văn minh sông Hồng với nghề canh tác lúa nước?
Khoảng những năm 80 của thế kỷ XX, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ ba diễn ra trong xu thế toàn cầu đã mang theo một nguy cơ làm biến mất những ngôi làng truyền thống, không riêng gì Việt Nam. Cũng thời gian này, một số học giả Pháp đến Việt Nam. Đặt chân lên đất xứ Đoài, họ vô cùng kinh ngạc khi tận mắt thấy vẫn còn những làng Việt cổ nguyên vẹn trong các cộng đồng dân cư. Cùng với các nhà khoa học Việt Nam, họ đã thống nhất chọn xã Đường Lâm, một xã nằm ở đỉnh hữu ngạn tam giác châu thổ Đồng bằng Bắc Bộ, nơi còn giữ được rất nhiều nhà cổ, làm đối tượng nghiên cứu. Hơn 450 ngôi nhà có niên đại từ đời Hậu Lê đến đời Nguyễn, đặc biệt là làng Mông Phụ - một làng cổ còn tương đối nguyên vẹn so với các làng khác trong vùng.
Đây là một ngôi làng đá ong, khách đến làng đặt chân trên những con đường hẹp, hai bên tường đá ong sừng sững thâm nghiêm, nghe tiếng bước chân mình vang lên trong từng con ngõ nhỏ mà cảm thấy thời gian như ngưng đọng ở mảnh đất này. Chỉ còn lại những ngôi nhà không tuổi âm thầm đổ bóng, mái ngói rêu phong dãi dầu nắng mưa và trĩu nặng năm tháng thời gian. Làng Mông Phụ là một làng nông nghiệp có cấu trúc tương đối hoàn chỉnh về mặt kiến trúc. Hệ thống từ đình, điếm đến cổng làng và các giếng nước chi tiết đến từng xóm nhỏ. Làng có 5 cổng hướng ra 5 phía, các cổng được đóng, mở theo quy định chặt chẽ do cộng đồng dân cư tự đặt ra. Không chỉ có ý nghĩa về mặt phòng thủ, tự vệ mà trong quá trình phát triển cổng làng góp phần thêm vào cho tính "đóng kín" của cộng đồng cư dân nông nghiệp thêm bền vững. Tính đóng kín này là sự bảo thủ đến cực đoan trong quá trình du nhập cái mới, nhưng trong bảo lưu văn hóa thì vô cùng bền vững.
Làng Mông Phụ hiện chỉ còn lại một chiếc cổng án ngữ trên con đường chính vào làng. Thời kỳ hợp tác xã, chiếc cổng này mấy lần toan bị phá bỏ chỉ vì lý do xe vận tải ra vào không thuận tiện. Sau này, nhận thấy ý nghĩa, giá trị của cổng làng, Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Hà Tây (cũ) tổ chức một cuộc triển lãm ảnh chuyên đề. Gần 1.500 ngôi làng mà chỉ chụp được hơn 80 bức ảnh còn nguyên vẹn. Triển lãm đã mang lại một vẻ đẹp sững sờ, một vẻ đẹp còn lại rất ít ỏi trong mỗi làng quê. Đình làng cũng không khá hơn, rất nhiều lý do kể cả khách quan lẫn chủ quan đã làm mất đi những tài sản vô giá đã hình thành trong lịch sử.
Mặc dù vậy, xứ Đoài vẫn còn nguyên vẹn những đình làng nổi tiếng. Có thể kể đến như: Đình Thụy Phiêu (xã Tích Giang, huyện Phúc Thọ) - một ngôi đình mới được phát hiện gần đây, nhưng có niên đại cổ nhất xứ Đoài cũng như cả nước nói chung, từ thời Lê Trung hưng; đình Chàng (xã Chu Quyến, huyện Ba Vì) là ngôi đình to nhất ("Đẹp đình So, to đình Chàng"); đình Tây Đằng (xã Tây Đằng, huyện Ba Vì) có cách đây hơn 400 năm với những chạm khắc độc đáo, không thấy xuất hiện ở bất cứ đình làng nào trong hệ thống đình Việt Nam, mới đây được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đầu tư kinh phí bảo tồn, tôn tạo... Đó là những ngôi đình tiêu biểu, mỗi ngôi đại diện cho hệ thống đình Việt Nam về một phương diện nào đó. Những ngôi đình làng chính là bằng chứng sống động, biểu trưng cho văn hóa truyền thống đặc sắc của xứ Đoài.
Đây là một ngôi làng đá ong, khách đến làng đặt chân trên những con đường hẹp, hai bên tường đá ong sừng sững thâm nghiêm, nghe tiếng bước chân mình vang lên trong từng con ngõ nhỏ mà cảm thấy thời gian như ngưng đọng ở mảnh đất này. Chỉ còn lại những ngôi nhà không tuổi âm thầm đổ bóng, mái ngói rêu phong dãi dầu nắng mưa và trĩu nặng năm tháng thời gian. Làng Mông Phụ là một làng nông nghiệp có cấu trúc tương đối hoàn chỉnh về mặt kiến trúc. Hệ thống từ đình, điếm đến cổng làng và các giếng nước chi tiết đến từng xóm nhỏ. Làng có 5 cổng hướng ra 5 phía, các cổng được đóng, mở theo quy định chặt chẽ do cộng đồng dân cư tự đặt ra. Không chỉ có ý nghĩa về mặt phòng thủ, tự vệ mà trong quá trình phát triển cổng làng góp phần thêm vào cho tính "đóng kín" của cộng đồng cư dân nông nghiệp thêm bền vững. Tính đóng kín này là sự bảo thủ đến cực đoan trong quá trình du nhập cái mới, nhưng trong bảo lưu văn hóa thì vô cùng bền vững.
Làng Mông Phụ hiện chỉ còn lại một chiếc cổng án ngữ trên con đường chính vào làng. Thời kỳ hợp tác xã, chiếc cổng này mấy lần toan bị phá bỏ chỉ vì lý do xe vận tải ra vào không thuận tiện. Sau này, nhận thấy ý nghĩa, giá trị của cổng làng, Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Hà Tây (cũ) tổ chức một cuộc triển lãm ảnh chuyên đề. Gần 1.500 ngôi làng mà chỉ chụp được hơn 80 bức ảnh còn nguyên vẹn. Triển lãm đã mang lại một vẻ đẹp sững sờ, một vẻ đẹp còn lại rất ít ỏi trong mỗi làng quê. Đình làng cũng không khá hơn, rất nhiều lý do kể cả khách quan lẫn chủ quan đã làm mất đi những tài sản vô giá đã hình thành trong lịch sử.
Mặc dù vậy, xứ Đoài vẫn còn nguyên vẹn những đình làng nổi tiếng. Có thể kể đến như: Đình Thụy Phiêu (xã Tích Giang, huyện Phúc Thọ) - một ngôi đình mới được phát hiện gần đây, nhưng có niên đại cổ nhất xứ Đoài cũng như cả nước nói chung, từ thời Lê Trung hưng; đình Chàng (xã Chu Quyến, huyện Ba Vì) là ngôi đình to nhất ("Đẹp đình So, to đình Chàng"); đình Tây Đằng (xã Tây Đằng, huyện Ba Vì) có cách đây hơn 400 năm với những chạm khắc độc đáo, không thấy xuất hiện ở bất cứ đình làng nào trong hệ thống đình Việt Nam, mới đây được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đầu tư kinh phí bảo tồn, tôn tạo... Đó là những ngôi đình tiêu biểu, mỗi ngôi đại diện cho hệ thống đình Việt Nam về một phương diện nào đó. Những ngôi đình làng chính là bằng chứng sống động, biểu trưng cho văn hóa truyền thống đặc sắc của xứ Đoài.
Thành cổ Sơn Tây. |
Bên cạnh đình, xứ Đoài còn một công trình kiến trúc tiêu biểu nữa là Thành cổ Sơn Tây. Thành Sơn Tây là một ngôi thành nhỏ được xây dựng vào những năm 20 của thế kỷ XVIII, dưới triều vua Minh Mạng. Nghe nói lúc xây thành, thợ đá của cả xứ Sơn - Hưng - Tuyên (Sơn Tây, Hưng Hóa, Tuyên Quang) được triệu tập về, tập trung tài hoa của cả mấy vùng địa linh nhân kiệt, hun đúc khí thiêng để tạo nên ngôi thành đá ong với bốn cổng vòm cuốn mềm mại, thanh thoát. Bao nhiêu đời nay, những vòm cuốn đá ong vẫn hun hút trong chiều sâu tâm tưởng của người xứ Đoài. Đó là niềm kiêu hãnh, tự hào về kiến trúc đá ong như một đặc trưng xứ sở, được gìn giữ, bảo tồn vững chắc từ nghìn xưa cho đến hôm nay.