Thị dân - gốc của văn hóa đô thị
Danh thắng & Di tích Hà Nội - Ngày đăng : 07:29, 13/02/2019
Hà Nội là một đô thị lâu năm vì thế nó mang trong mình những nét văn hóa thị dân vừa cũ vừa mới. Đâu đó trong thành phố nghìn năm tuổi này vẫn thấy bóng dáng của những thị dân kiểu cũ: "Thong thả ăn, tinh tế mặc, chầm chậm sống" trong dáng hình những bà, những cô có thâm niên ngồi tại các chợ, các cửa hàng quanh khu phố cổ và cả những nét phóng khoáng, xô bồ, ưa tùy tiện của lớp thị dân mới. Nhìn từ góc độ văn hóa, chính những thị dân này cùng lối sống của họ đã góp phần không nhỏ tạo nên diện mạo của Thủ đ
Ảnh: Cao Anh Tuấn
"Chất" thị dân kiểu cũ...
Khi người Pháp đặt chân đến Hà Nội, bên cạnh việc áp đặt ở đây một chế độ thuộc địa, một chính sách phục vụ lợi ích thực dân, họ cũng đã xây dựng một kết cấu đô thị dân chủ. Cho nên ngay từ sớm, Hà Nội đã thừa hưởng một chính quyền đô thị, như cách nói bây giờ và nếp sống đô thị, rồi một tầng lớp thị dân. Do tiếp nhận cả những đặc tính của người Kẻ Chợ - Kinh kỳ, những thị dân thời đó tự tổng hòa cho mình một nét văn hóa rất riêng. Theo nghiên cứu của PGS.TS Phạm Xanh (Khoa Lịch sử - Đại học Khoa học - Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội): "Từ khi người Pháp xây Lãnh sự quán trên đất Hà thành cho đến khi người Pháp rời bỏ mảnh đất này bởi cuộc đảo chính của phát xít Nhật có độ dài trọn 70 năm. Mấy mươi vạn người Hà Nội đã đắp nổi gần 4 thế hệ, nếu chúng ta tính một thế hệ là 20 năm. Người Hà Nội trải qua 4 thế hệ đó đã tạo ra một lối sống mới, tôi gọi là lối sống thị dân, khác xa với lối sống nông dân. Lối sống thị dân được biểu hiện rõ qua cái ăn, cái mặc, nơi ở, các phương tiện đi lại và nếp ứng xử. Chẳng hạn, người thành thị thích ăn nhạt không phải họ nhiều tiền, mà là do chợ ở đây họp suốt ngày, gần nơi ở, thậm chí hàng đưa đến tận nhà. Hoặc người thành thị mong có được một căn hộ khép kín... hay một hình ảnh thường thấy ở Hà Nội hoặc ở bất kỳ một thành phố lớn nào khác là người Hà Nội, sau bữa sáng, thường ngồi nhâm nhi tách cà phê nóng và lật xem những trang báo mới ra, tìm những thông tin cần thiết cho công việc của mình...".
Sành ăn, sành mặc, sành chơi thậm chí còn là một "thương hiệu" của lớp thị dân cũ. Cái sự sành ăn của người Hà Nội được gói trọn trong Thương nhớ mười hai của nhà văn Vũ Bằng chắc cũng không cần phải nhắc lại. Còn cái sự sành mặc, nghe đâu chiếc áo dài tân thời xuất hiện đầu tiên cũng tại Hà Nội. Theo họa sĩ - nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng: "Năm 1930, khi chiếc áo dài tân thời được họa sĩ Cát Tường và Lê Phổ thiết kế từ chiếc áo tứ thân truyền thống, người Hà Nội chính thức trở thành thị dân tiểu tư sản. Và họ bắt đầu có những tính cách của trí thức và thị dân phương Tây đương đại. Cả nam lẫn nữ đều được đi học trường Tây, nói tiếng Pháp và cả tiếng Anh, đọc tiểu thuyết, mua tranh của danh họa, nghe ca kịch và giao hưởng...".
Cũng vì sống trong một chính quyền đô thị khá quy củ nên nếp sống hay văn hóa ứng xử nơi công cộng của người Hà Nội khá nền nếp. Trong Tường đè một thời, nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến viết: "Để Hà Nội là thành phố văn minh, ngày 29-3-1892, Đốc lý Hà Nội ra nghị định về vệ sinh công cộng và trật tự lục lộ, theo điều 2 của Nghị định, các nhà mặt phố phải vệ sinh trước cửa nhà, khơi thông cống rãnh cho nước chảy, không được tiểu bậy. Xe ngựa đi trên phố phải có miếng vải đỡ phân phía sau, không được chăn thả gia súc, nếu vi phạm sẽ bị xử phạt "theo Luật Hình sự của nước Pháp". Cùng với Nghị định, thành phố thành lập Cảnh sát lục lộ hằng ngày đi tuần xử phạt người vi phạm...".
Văn hóa Kinh kỳ, Kẻ Chợ cứ thế giao thoa, tiếp biến với văn minh phương Tây, vừa bảo lưu những truyền thống văn hóa cũ vừa tiếp nhận những giá trị văn hóa mới, qua thời gian làm nên "chất thị dân" sâu lắng trong mỗi người dân và giữ cho Hà Nội bấy giờ một nhịp đập bình lặng, trong veo, nền nếp, kín đáo, khiêm nhường và tinh tế.
... Và lớp thị dân mới
Trải qua thời gian, Hà Nội cứ ngày một đông lên, chủ yếu do hai nguồn: Những người nông dân, sau một đêm ngủ dậy bỗng hóa thành thị dân vì có dự án chạy qua nhà mình; hai là dòng người ngoại tỉnh đổ lên thành phố lập nghiệp. Hà Nội trở thành một "siêu làng", căng mình giãn nở để lấy diện tích phục vụ cho nhu cầu của cư dân đông đúc. "Thị dân mới", vì chưa gắn bó với nơi mình sống, họ bê nguyên văn hóa lối sống từ nơi khác về đô thị và tiếp tục duy trì văn hóa lối sống ấy, hoặc tiếp thu một cách tản mạn những mảnh vụn của văn hóa đô thị còn sót lại để hình thành một lối sống thị dân có thể nói là khá tạm bợ, dễ dàng biến dạng, mất đi bất cứ lúc nào, vì bất cứ điều nhỏ nhặt nào.
Chính vì thế mà đã bao năm rồi, Hà Nội "vật vã" với chuyện hàng rong - sản phẩm đặc trưng của những đô thị thoát thai từ nông thôn. Hàng rong gây ảnh hưởng giao thông đô thị, gây mất vệ sinh môi trường, không quản được về an toàn thực phẩm, hàng rong cũng gắn liền với nạn "chặt chém" khách du lịch... Song, nếu nói cấm hàng rong, lại vô vàn tiếng nói phản đối. Vì phần nhiều những người sống ở đô thị này vốn quen lối sống tùy tiện và - hàng rong phục vụ cho nhu cầu tùy tiện ấy. Cũng từng ấy năm, Hà Nội oằn mình, trầy trật bởi sự xô bồ, va đập giữa hai luồng văn hóa: "Một Hà Nội từ sáng sớm ồng ộc dòng người từ các cửa ô đổ vào. Bắt đầu là những chiếc xe máy chở thực phẩm chồng chất cao như núi không đèn báo hiệu phóng như bay trên đường. Hai con lợn cạo trắng hếu cao ngang ngực đằng trước. Bà vợ ngồi trên hai con cũng trắng đằng sau. Sáu mạng cả sống cả chết ấy nặng không dưới bốn tạ trên chiếc xe máy không bao giờ dùng đến phanh trực chỉ từ các lò mổ ngoại ô chạy vào rải hàng trong phố... Hàng ăn xì xoẹt bếp than tổ ong nổi lửa phun khói lâng lâng khắp phố phường đông đúc. Bàn ghế, mái che, ô dù phong phanh tạm bợ chăng đầy các vỉa hè ngõ ngách cứ như chợ làng"... (Hà Nội bên lề - Đỗ Phấn). Một Hà Nội mà: "Ý thức công dân từ những năm 1975 cho đến nay giảm đi trông thấy, tất cả chỉ cần sạch nhà mình, quẳng rác ra đường, dắt chó sang cửa nhà hàng xóm ỉa, vòi nước công cộng chảy bao nhiêu cũng mặc kệ... không ai kiểm soát chất lượng đô thị ngày càng chịu sức ép của dân số quá lớn. Các căn nhà tha hồ xộc xệch và trở thành các chuồng chim, các cống rãnh ùn tắc, nhất khi trời mưa, các con đường sửa chữa theo kiểu cứ đổ cho cao dần lên (từ năm 1992 đến nay nhiều con đường đã cao hơn nhà đương thời tới 120cm), các hè đường chỗ nào cũng bấp bênh, lở loét, các mặt đường tuổi thọ chừng nửa năm là vênh váo... Và "Mặc kệ" trở thành tính cách đặc trưng của Hà Nội hiện tại của cả người tốt lẫn người xấu" (Phan Cẩm Thượng).
Trước những điều chướng mắt ấy, nhiều cuộc hội thảo để bàn về đô thị đã được tổ chức, rất nhiều thuật ngữ được nêu ra phân tích, rất nhiều tham luận bàn về việc xây dựng quy hoạch đô thị để làm sao giải quyết nạn tắc đường, ngập úng... và xem đó như là những thách thức lớn nhất của các đô thị Việt Nam hiện nay. Nhưng, trong những cái gọi là "tiêu chí" ấy, dường như yếu tố con người - chủ nhân của đô thị lại chưa được chú trọng. Đáng ra, cái cần bàn hơn lúc này là định hình những phẩm chất của một tầng lớp thị dân mới, sao cho xứng đáng là chủ nhân của những đô thị hiện đại. Bởi rất đơn giản, dẫu chúng ta có nỗ lực để xây những con đường thật rộng, mở những chiếc cống thật to, làm tàu điện ngầm thật hiện đại... nhưng tất cả sẽ chẳng có nghĩa lý gì nếu chủ nhân, những người vận hành nó kém về ý thức, kém về phẩm chất hành vi.
Và muốn định hình những phẩm chất của một tầng lớp thị dân mới Hà Nội, bên cạnh việc tuyên truyền, đề ra những quy tắc ứng xử, Hà Nội cần có thêm những hành động cụ thể, những chế tài thật nghiêm. Trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, có hai viên cảnh sát Min Đơ và Min Toa, chuyên đạp xe đi khắp các phố phạt tội... đái bậy, cãi nhau, tội để nhà cửa mất vệ sinh, chó thả rông... Độc giả mải mê với giọng trào phúng của "ông vua phóng sự đất Bắc" mà ít để ý rằng chuyện về hai thầy Min Đơ và Min Toa là có thật và cũng chính vì sự mẫn cán của hai thầy mà: "Bây giờ đến cả thằng phu xe cũng biết luật! Chả bao giờ chúng quên đèn! Chả mấy khi chúng đứng giữa đường nghênh ngang!.." và viên cảnh sát "mỗi ngày bốn lượt đạp xe 16 phố mà cấm gặp sự gì đáng biên phạt".
Hà Nội đang xây dựng hạ tầng để trở thành một "đô thị thông minh". Nhiều người hy vọng, Hà Nội sẽ đỡ nạn vứt rác, đỡ nạn hàng rong, đỡ nạn lấn chiếm vỉa hè... Nhưng thực ra, xây dựng hạ tầng, đường sá, đèn điện... không khó. Cái khó là "đô thị hóa con người". Nếu không thẩm thấu được văn hóa đô thị, văn hóa thị dân, biết tự hào về truyền thống, bản sắc văn hóa nơi mình đang sống, "tuân thủ" một cách tự giác để gìn giữ, làm dày hơn cho văn hóa đô thị... thì sẽ không có thị dân đúng nghĩa và văn hóa đô thị từ đó sẽ nhanh chóng mai một và biến mất.
Khi người Pháp đặt chân đến Hà Nội, bên cạnh việc áp đặt ở đây một chế độ thuộc địa, một chính sách phục vụ lợi ích thực dân, họ cũng đã xây dựng một kết cấu đô thị dân chủ. Cho nên ngay từ sớm, Hà Nội đã thừa hưởng một chính quyền đô thị, như cách nói bây giờ và nếp sống đô thị, rồi một tầng lớp thị dân. Do tiếp nhận cả những đặc tính của người Kẻ Chợ - Kinh kỳ, những thị dân thời đó tự tổng hòa cho mình một nét văn hóa rất riêng. Theo nghiên cứu của PGS.TS Phạm Xanh (Khoa Lịch sử - Đại học Khoa học - Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội): "Từ khi người Pháp xây Lãnh sự quán trên đất Hà thành cho đến khi người Pháp rời bỏ mảnh đất này bởi cuộc đảo chính của phát xít Nhật có độ dài trọn 70 năm. Mấy mươi vạn người Hà Nội đã đắp nổi gần 4 thế hệ, nếu chúng ta tính một thế hệ là 20 năm. Người Hà Nội trải qua 4 thế hệ đó đã tạo ra một lối sống mới, tôi gọi là lối sống thị dân, khác xa với lối sống nông dân. Lối sống thị dân được biểu hiện rõ qua cái ăn, cái mặc, nơi ở, các phương tiện đi lại và nếp ứng xử. Chẳng hạn, người thành thị thích ăn nhạt không phải họ nhiều tiền, mà là do chợ ở đây họp suốt ngày, gần nơi ở, thậm chí hàng đưa đến tận nhà. Hoặc người thành thị mong có được một căn hộ khép kín... hay một hình ảnh thường thấy ở Hà Nội hoặc ở bất kỳ một thành phố lớn nào khác là người Hà Nội, sau bữa sáng, thường ngồi nhâm nhi tách cà phê nóng và lật xem những trang báo mới ra, tìm những thông tin cần thiết cho công việc của mình...".
Sành ăn, sành mặc, sành chơi thậm chí còn là một "thương hiệu" của lớp thị dân cũ. Cái sự sành ăn của người Hà Nội được gói trọn trong Thương nhớ mười hai của nhà văn Vũ Bằng chắc cũng không cần phải nhắc lại. Còn cái sự sành mặc, nghe đâu chiếc áo dài tân thời xuất hiện đầu tiên cũng tại Hà Nội. Theo họa sĩ - nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng: "Năm 1930, khi chiếc áo dài tân thời được họa sĩ Cát Tường và Lê Phổ thiết kế từ chiếc áo tứ thân truyền thống, người Hà Nội chính thức trở thành thị dân tiểu tư sản. Và họ bắt đầu có những tính cách của trí thức và thị dân phương Tây đương đại. Cả nam lẫn nữ đều được đi học trường Tây, nói tiếng Pháp và cả tiếng Anh, đọc tiểu thuyết, mua tranh của danh họa, nghe ca kịch và giao hưởng...".
Cũng vì sống trong một chính quyền đô thị khá quy củ nên nếp sống hay văn hóa ứng xử nơi công cộng của người Hà Nội khá nền nếp. Trong Tường đè một thời, nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến viết: "Để Hà Nội là thành phố văn minh, ngày 29-3-1892, Đốc lý Hà Nội ra nghị định về vệ sinh công cộng và trật tự lục lộ, theo điều 2 của Nghị định, các nhà mặt phố phải vệ sinh trước cửa nhà, khơi thông cống rãnh cho nước chảy, không được tiểu bậy. Xe ngựa đi trên phố phải có miếng vải đỡ phân phía sau, không được chăn thả gia súc, nếu vi phạm sẽ bị xử phạt "theo Luật Hình sự của nước Pháp". Cùng với Nghị định, thành phố thành lập Cảnh sát lục lộ hằng ngày đi tuần xử phạt người vi phạm...".
Văn hóa Kinh kỳ, Kẻ Chợ cứ thế giao thoa, tiếp biến với văn minh phương Tây, vừa bảo lưu những truyền thống văn hóa cũ vừa tiếp nhận những giá trị văn hóa mới, qua thời gian làm nên "chất thị dân" sâu lắng trong mỗi người dân và giữ cho Hà Nội bấy giờ một nhịp đập bình lặng, trong veo, nền nếp, kín đáo, khiêm nhường và tinh tế.
... Và lớp thị dân mới
Trải qua thời gian, Hà Nội cứ ngày một đông lên, chủ yếu do hai nguồn: Những người nông dân, sau một đêm ngủ dậy bỗng hóa thành thị dân vì có dự án chạy qua nhà mình; hai là dòng người ngoại tỉnh đổ lên thành phố lập nghiệp. Hà Nội trở thành một "siêu làng", căng mình giãn nở để lấy diện tích phục vụ cho nhu cầu của cư dân đông đúc. "Thị dân mới", vì chưa gắn bó với nơi mình sống, họ bê nguyên văn hóa lối sống từ nơi khác về đô thị và tiếp tục duy trì văn hóa lối sống ấy, hoặc tiếp thu một cách tản mạn những mảnh vụn của văn hóa đô thị còn sót lại để hình thành một lối sống thị dân có thể nói là khá tạm bợ, dễ dàng biến dạng, mất đi bất cứ lúc nào, vì bất cứ điều nhỏ nhặt nào.
Chính vì thế mà đã bao năm rồi, Hà Nội "vật vã" với chuyện hàng rong - sản phẩm đặc trưng của những đô thị thoát thai từ nông thôn. Hàng rong gây ảnh hưởng giao thông đô thị, gây mất vệ sinh môi trường, không quản được về an toàn thực phẩm, hàng rong cũng gắn liền với nạn "chặt chém" khách du lịch... Song, nếu nói cấm hàng rong, lại vô vàn tiếng nói phản đối. Vì phần nhiều những người sống ở đô thị này vốn quen lối sống tùy tiện và - hàng rong phục vụ cho nhu cầu tùy tiện ấy. Cũng từng ấy năm, Hà Nội oằn mình, trầy trật bởi sự xô bồ, va đập giữa hai luồng văn hóa: "Một Hà Nội từ sáng sớm ồng ộc dòng người từ các cửa ô đổ vào. Bắt đầu là những chiếc xe máy chở thực phẩm chồng chất cao như núi không đèn báo hiệu phóng như bay trên đường. Hai con lợn cạo trắng hếu cao ngang ngực đằng trước. Bà vợ ngồi trên hai con cũng trắng đằng sau. Sáu mạng cả sống cả chết ấy nặng không dưới bốn tạ trên chiếc xe máy không bao giờ dùng đến phanh trực chỉ từ các lò mổ ngoại ô chạy vào rải hàng trong phố... Hàng ăn xì xoẹt bếp than tổ ong nổi lửa phun khói lâng lâng khắp phố phường đông đúc. Bàn ghế, mái che, ô dù phong phanh tạm bợ chăng đầy các vỉa hè ngõ ngách cứ như chợ làng"... (Hà Nội bên lề - Đỗ Phấn). Một Hà Nội mà: "Ý thức công dân từ những năm 1975 cho đến nay giảm đi trông thấy, tất cả chỉ cần sạch nhà mình, quẳng rác ra đường, dắt chó sang cửa nhà hàng xóm ỉa, vòi nước công cộng chảy bao nhiêu cũng mặc kệ... không ai kiểm soát chất lượng đô thị ngày càng chịu sức ép của dân số quá lớn. Các căn nhà tha hồ xộc xệch và trở thành các chuồng chim, các cống rãnh ùn tắc, nhất khi trời mưa, các con đường sửa chữa theo kiểu cứ đổ cho cao dần lên (từ năm 1992 đến nay nhiều con đường đã cao hơn nhà đương thời tới 120cm), các hè đường chỗ nào cũng bấp bênh, lở loét, các mặt đường tuổi thọ chừng nửa năm là vênh váo... Và "Mặc kệ" trở thành tính cách đặc trưng của Hà Nội hiện tại của cả người tốt lẫn người xấu" (Phan Cẩm Thượng).
Trước những điều chướng mắt ấy, nhiều cuộc hội thảo để bàn về đô thị đã được tổ chức, rất nhiều thuật ngữ được nêu ra phân tích, rất nhiều tham luận bàn về việc xây dựng quy hoạch đô thị để làm sao giải quyết nạn tắc đường, ngập úng... và xem đó như là những thách thức lớn nhất của các đô thị Việt Nam hiện nay. Nhưng, trong những cái gọi là "tiêu chí" ấy, dường như yếu tố con người - chủ nhân của đô thị lại chưa được chú trọng. Đáng ra, cái cần bàn hơn lúc này là định hình những phẩm chất của một tầng lớp thị dân mới, sao cho xứng đáng là chủ nhân của những đô thị hiện đại. Bởi rất đơn giản, dẫu chúng ta có nỗ lực để xây những con đường thật rộng, mở những chiếc cống thật to, làm tàu điện ngầm thật hiện đại... nhưng tất cả sẽ chẳng có nghĩa lý gì nếu chủ nhân, những người vận hành nó kém về ý thức, kém về phẩm chất hành vi.
Và muốn định hình những phẩm chất của một tầng lớp thị dân mới Hà Nội, bên cạnh việc tuyên truyền, đề ra những quy tắc ứng xử, Hà Nội cần có thêm những hành động cụ thể, những chế tài thật nghiêm. Trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, có hai viên cảnh sát Min Đơ và Min Toa, chuyên đạp xe đi khắp các phố phạt tội... đái bậy, cãi nhau, tội để nhà cửa mất vệ sinh, chó thả rông... Độc giả mải mê với giọng trào phúng của "ông vua phóng sự đất Bắc" mà ít để ý rằng chuyện về hai thầy Min Đơ và Min Toa là có thật và cũng chính vì sự mẫn cán của hai thầy mà: "Bây giờ đến cả thằng phu xe cũng biết luật! Chả bao giờ chúng quên đèn! Chả mấy khi chúng đứng giữa đường nghênh ngang!.." và viên cảnh sát "mỗi ngày bốn lượt đạp xe 16 phố mà cấm gặp sự gì đáng biên phạt".
Hà Nội đang xây dựng hạ tầng để trở thành một "đô thị thông minh". Nhiều người hy vọng, Hà Nội sẽ đỡ nạn vứt rác, đỡ nạn hàng rong, đỡ nạn lấn chiếm vỉa hè... Nhưng thực ra, xây dựng hạ tầng, đường sá, đèn điện... không khó. Cái khó là "đô thị hóa con người". Nếu không thẩm thấu được văn hóa đô thị, văn hóa thị dân, biết tự hào về truyền thống, bản sắc văn hóa nơi mình đang sống, "tuân thủ" một cách tự giác để gìn giữ, làm dày hơn cho văn hóa đô thị... thì sẽ không có thị dân đúng nghĩa và văn hóa đô thị từ đó sẽ nhanh chóng mai một và biến mất.