Trẩy hội chùa Thầy...
Mỹ thuật - Nhiếp ảnh - Ngày đăng : 15:30, 28/03/2019
“Bao giờ cho đến tháng ba/Trở vào hội Láng, trở ra hội Thầy”..., câu ca này nhắc về một lễ hội lớn của vùng đất xứ Đoài. Từ lâu, chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) không chỉ là di tích lịch sử quốc gia được xếp hạng đặc biệt mà còn hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp sơn thủy hữu tình, hang động kỳ bí và làng quê với những con người dân dã, mộc mạc, những sản vật đặc sắc riêng có của vùng đất xứ Đoài...
Linh thiêng, huyền bí
“Chùa Thầy, núi Thầy, làng Thầy... là những tên gọi mộc mạc. Nó luôn đi với chữ "thầy" bởi người dân trong vùng tri ân công đức của Thiền sư Từ Đạo Hạnh - người đã dạy dân làng nhiều nghề như: Làm bánh gio, bánh gai, làm thuốc chữa bệnh; múa rối nước...” - ông Nguyễn Viết Hà, người dân xã Sài Sơn lý giải về tên và địa danh chùa Thầy quê mình.
“Chùa Thầy, núi Thầy, làng Thầy... là những tên gọi mộc mạc. Nó luôn đi với chữ "thầy" bởi người dân trong vùng tri ân công đức của Thiền sư Từ Đạo Hạnh - người đã dạy dân làng nhiều nghề như: Làm bánh gio, bánh gai, làm thuốc chữa bệnh; múa rối nước...” - ông Nguyễn Viết Hà, người dân xã Sài Sơn lý giải về tên và địa danh chùa Thầy quê mình.
Du khách trẩy hội chùa Thầy.
Theo lời ông Hà, tương truyền, chùa Thầy là nơi tu hành và hóa thân của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Ban đầu chùa chỉ là một am nhỏ gọi là Hương Hải am. Đến thời nhà Lý, chùa được xây dựng lại gồm hai cụm chùa: Chùa Cao (Đỉnh Sơn Tự) trên núi và chùa Dưới (tức chùa Cả - Thiên Phúc Tự). Đầu thế kỷ XVII, Dĩnh Quận Công cùng hoàng tộc chăm lo việc trùng tu, xây dựng điện Phật, điện Thánh, sau đó là nhà hậu, nhà bia, gác chuông... Chùa Thầy ngày nay là một quần thể kiến trúc gồm nhiều công trình: Chùa Cả, gác chuông, gác trống, chùa Cao, chùa Một Mái, chùa Long Đẩu, đền Thượng, đền Quán Thánh, đền Văn Xương, quán Hoàng Xá… Các công trình kiến trúc này tọa lạc trên thế đất thiêng và đắc địa mà người xưa gọi là Hàm Rồng. Chùa Thầy còn có sự liên kết chặt chẽ với quần thể các hang động trên núi tạo thành một tổ hợp kiến trúc đẹp, phong phú như: Hang Cắc Cớ, bàn cờ tiên, chợ trời… càng làm cho kiến trúc chùa Thầy trở nên linh thiêng, huyền bí.
Đó cũng là lý do khiến nơi đây trở thành địa chỉ văn hóa, tâm linh, du lịch hấp dẫn. Từ năm 2018 đến nay, lễ hội chùa Thầy được tổ chức thành mùa, diễn ra từ mùng 1 tháng Giêng đến hết tháng Ba âm lịch. Thời gian lễ hội kéo dài suốt 3 tháng là dịp để địa phương thu hút đông hơn du khách đến với chùa Thầy. Ước tính mỗi năm, chùa Thầy đón từ 14 đến 15 lượt vạn du khách... Đặc biệt, khi hoa gạo đỏ rực trời, cũng là lúc đông vui nhất bởi lễ hội truyền thống bắt đầu. Ông Nguyễn Viết Hà niềm nở: Lễ hội truyền thống ở chùa Thầy diễn ra từ mùng 5 đến mùng 7 tháng Ba âm lịch hằng năm với nhiều nghi lễ quan trọng, đặc sắc như: Lễ tắm tượng (lễ mộc dục), lễ nghinh bài vị Đức thánh Từ Đạo Hạnh từ chùa Thượng xuống chùa Trung, lễ cúng yên vị, lễ tế, lễ rước… Trong những ngày diễn ra lễ hội, người dân và du khách còn được xem múa rối nước tại thủy đình cùng nhiều trò chơi dân gian độc đáo, sôi động. Mỗi ngày, có hàng nghìn lượt du khách đổ về chùa lễ Phật và đây là dịp chùa Thầy đón lượng khách đông nhất trong năm...
Thay đổi để hấp dẫn du khách
Đã nhiều lần đến tham quan chùa Thầy, bà Nguyễn Thị Liên ở phường Vạn Phúc (quận Hà Đông) cho biết, không chỉ là ngôi chùa linh thiêng, cổ kính, nơi đây còn có cảnh quan đẹp, lại gần khu vực nội thành nên di chuyển về chùa Thầy rất thuận lợi...
Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai Nguyễn Đức Phương, huyện Quốc Oai chú trọng phục dựng nguyên bản lễ hội theo sử sách, dân gian... Bên cạnh phần lễ, Ban Tổ chức lễ hội cũng quan tâm khôi phục những yếu tố truyền thống trong phần hội. Ngoài trình diễn các tích trò múa rối nước đặc sắc, các trò chơi dân gian truyền thống của người dân Sài Sơn như đá cầu, bắt trạch trong chum, bịt mắt bắt dê, vật, bịt mắt đập niêu… cũng được mở rộng hơn. Cùng với đó, Ban Tổ chức lễ hội còn bố trí khu vực trình diễn và thực nghiệm các công đoạn làm bánh gai, bánh gio - hai loại bánh đặc sản nổi tiếng của chùa Thầy. Trong những ngày diễn ra chính hội, chùa Thầy không thu vé thắng cảnh càng khiến du khách thêm phần ấn tượng với vùng di tích yên bình này.
Năm nay, để tạo thuận lợi cho du khách tham quan chùa Thầy, huyện Quốc Oai đã sắp xếp lại bãi đỗ xe, phân luồng giao thông vào chùa. Huyện cũng đã có kế hoạch xây dựng bãi đỗ xe và điểm bán hàng tập trung trên diện tích 2,2ha để di chuyển 45 ki ốt bán hàng trong chùa ra ngoài. Để lễ hội thật sự văn minh, các cấp chính quyền rất chú trọng chấn chỉnh những mặt còn hạn chế. "Ý thức về trách nhiệm nên xã đã phối hợp với các phòng, ban chức năng của huyện tuyên truyền để người dân có cách ứng xử thân thiện với du khách và giữ gìn vệ sinh môi trường" - Chủ tịch UBND xã Sài Sơn Đỗ Văn Tâm cho biết.
Chị Phan Thị Hà, thôn Đa Phúc, người bán hàng ở chùa Thầy vui vẻ chuyện trò: "Tôi đi nhiều nơi, thấy người bán hàng văn minh nên tự mình cũng ý thức phải thay đổi. Hằng năm, xã đều tổ chức tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm, về cách đón khách và chúng tôi luôn tham gia đầy đủ". Còn cụ Nguyễn Thị Gái, thôn Phúc Đức đã bước sang tuổi 83, khéo léo giới thiệu sản vật của địa phương: "Vốn là những loại bánh được Thiền sư Từ Đạo Hạnh dạy nên bao năm nay chúng tôi vẫn giữ nghề. Nước gio làm bằng vỏ bưởi, vỏ đỗ, hạt thầu dầu... đốt lấy tro đem ngâm nước. Đủ thời gian, nước này được lọc để ngâm gạo nếp làm bánh; bánh gai thì làm bằng bột nếp và lá gai cùng mật mía, nhân đậu, vừng, dừa... Ở xã Sài Sơn ai cũng biết làm hai loại bánh này, trong đó có khoảng 20 hộ gia đình làm thường xuyên để bán cho du khách".
Đối với xã Sài Sơn, định hướng của địa phương là phát triển kinh tế du lịch. “Xã có 200ha đất nông nghiệp vùng bãi đã quy hoạch chuyển đổi sang trồng cây ăn quả, gồm các loại ổi, táo, hồng xiêm, bưởi, nhãn... Xã phấn đấu đến năm 2020 sẽ hình thành vùng du lịch sinh thái ven sông Đáy, gắn với khai thác lợi thế di tích lịch sử văn hóa chùa Thầy và Khu du lịch Tuần Châu (Sài Sơn) tạo thành một chuỗi các điểm đến hấp dẫn, mang lại nguồn thu ngày càng lớn hơn cho người dân địa phương" - Chủ tịch UBND xã Sài Sơn Đỗ Văn Tâm kỳ vọng về tương lai của vùng quê xứ Đoài.
Đó cũng là lý do khiến nơi đây trở thành địa chỉ văn hóa, tâm linh, du lịch hấp dẫn. Từ năm 2018 đến nay, lễ hội chùa Thầy được tổ chức thành mùa, diễn ra từ mùng 1 tháng Giêng đến hết tháng Ba âm lịch. Thời gian lễ hội kéo dài suốt 3 tháng là dịp để địa phương thu hút đông hơn du khách đến với chùa Thầy. Ước tính mỗi năm, chùa Thầy đón từ 14 đến 15 lượt vạn du khách... Đặc biệt, khi hoa gạo đỏ rực trời, cũng là lúc đông vui nhất bởi lễ hội truyền thống bắt đầu. Ông Nguyễn Viết Hà niềm nở: Lễ hội truyền thống ở chùa Thầy diễn ra từ mùng 5 đến mùng 7 tháng Ba âm lịch hằng năm với nhiều nghi lễ quan trọng, đặc sắc như: Lễ tắm tượng (lễ mộc dục), lễ nghinh bài vị Đức thánh Từ Đạo Hạnh từ chùa Thượng xuống chùa Trung, lễ cúng yên vị, lễ tế, lễ rước… Trong những ngày diễn ra lễ hội, người dân và du khách còn được xem múa rối nước tại thủy đình cùng nhiều trò chơi dân gian độc đáo, sôi động. Mỗi ngày, có hàng nghìn lượt du khách đổ về chùa lễ Phật và đây là dịp chùa Thầy đón lượng khách đông nhất trong năm...
Thay đổi để hấp dẫn du khách
Đã nhiều lần đến tham quan chùa Thầy, bà Nguyễn Thị Liên ở phường Vạn Phúc (quận Hà Đông) cho biết, không chỉ là ngôi chùa linh thiêng, cổ kính, nơi đây còn có cảnh quan đẹp, lại gần khu vực nội thành nên di chuyển về chùa Thầy rất thuận lợi...
Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai Nguyễn Đức Phương, huyện Quốc Oai chú trọng phục dựng nguyên bản lễ hội theo sử sách, dân gian... Bên cạnh phần lễ, Ban Tổ chức lễ hội cũng quan tâm khôi phục những yếu tố truyền thống trong phần hội. Ngoài trình diễn các tích trò múa rối nước đặc sắc, các trò chơi dân gian truyền thống của người dân Sài Sơn như đá cầu, bắt trạch trong chum, bịt mắt bắt dê, vật, bịt mắt đập niêu… cũng được mở rộng hơn. Cùng với đó, Ban Tổ chức lễ hội còn bố trí khu vực trình diễn và thực nghiệm các công đoạn làm bánh gai, bánh gio - hai loại bánh đặc sản nổi tiếng của chùa Thầy. Trong những ngày diễn ra chính hội, chùa Thầy không thu vé thắng cảnh càng khiến du khách thêm phần ấn tượng với vùng di tích yên bình này.
Năm nay, để tạo thuận lợi cho du khách tham quan chùa Thầy, huyện Quốc Oai đã sắp xếp lại bãi đỗ xe, phân luồng giao thông vào chùa. Huyện cũng đã có kế hoạch xây dựng bãi đỗ xe và điểm bán hàng tập trung trên diện tích 2,2ha để di chuyển 45 ki ốt bán hàng trong chùa ra ngoài. Để lễ hội thật sự văn minh, các cấp chính quyền rất chú trọng chấn chỉnh những mặt còn hạn chế. "Ý thức về trách nhiệm nên xã đã phối hợp với các phòng, ban chức năng của huyện tuyên truyền để người dân có cách ứng xử thân thiện với du khách và giữ gìn vệ sinh môi trường" - Chủ tịch UBND xã Sài Sơn Đỗ Văn Tâm cho biết.
Chị Phan Thị Hà, thôn Đa Phúc, người bán hàng ở chùa Thầy vui vẻ chuyện trò: "Tôi đi nhiều nơi, thấy người bán hàng văn minh nên tự mình cũng ý thức phải thay đổi. Hằng năm, xã đều tổ chức tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm, về cách đón khách và chúng tôi luôn tham gia đầy đủ". Còn cụ Nguyễn Thị Gái, thôn Phúc Đức đã bước sang tuổi 83, khéo léo giới thiệu sản vật của địa phương: "Vốn là những loại bánh được Thiền sư Từ Đạo Hạnh dạy nên bao năm nay chúng tôi vẫn giữ nghề. Nước gio làm bằng vỏ bưởi, vỏ đỗ, hạt thầu dầu... đốt lấy tro đem ngâm nước. Đủ thời gian, nước này được lọc để ngâm gạo nếp làm bánh; bánh gai thì làm bằng bột nếp và lá gai cùng mật mía, nhân đậu, vừng, dừa... Ở xã Sài Sơn ai cũng biết làm hai loại bánh này, trong đó có khoảng 20 hộ gia đình làm thường xuyên để bán cho du khách".
Đối với xã Sài Sơn, định hướng của địa phương là phát triển kinh tế du lịch. “Xã có 200ha đất nông nghiệp vùng bãi đã quy hoạch chuyển đổi sang trồng cây ăn quả, gồm các loại ổi, táo, hồng xiêm, bưởi, nhãn... Xã phấn đấu đến năm 2020 sẽ hình thành vùng du lịch sinh thái ven sông Đáy, gắn với khai thác lợi thế di tích lịch sử văn hóa chùa Thầy và Khu du lịch Tuần Châu (Sài Sơn) tạo thành một chuỗi các điểm đến hấp dẫn, mang lại nguồn thu ngày càng lớn hơn cho người dân địa phương" - Chủ tịch UBND xã Sài Sơn Đỗ Văn Tâm kỳ vọng về tương lai của vùng quê xứ Đoài.