Sử dụng minh bạch quỹ bảo trì chung cư
Danh thắng & Di tích Hà Nội - Ngày đăng : 20:35, 31/03/2019
Theo thông tin từ Bộ Xây dựng, hiện trên cả nước có 108 dự án chung cư đang xảy ra tranh chấp giữa chủ đầu tư và cư dân, trong đó có 36% chủ đầu tư không bàn giao, chậm bàn giao kinh phí bảo trì; 4% chủ đầu tư chiếm dụng phí bảo trì…
Trước tình hình này, mới đây Sở Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đã kiến nghị Bộ Xây dựng xem xét không thu 2% phí bảo trì chung cư ngay khi nhận nhà mà thay đổi thời điểm, cách thức thu cho phù hợp... Phí bảo trì bắt đầu được sử dụng khi chung cư hết thời hạn bảo hành, do đó không nhất thiết phải thu ngay từ đầu nhằm giảm tranh chấp.
Trước tiên phải khẳng định, việc thu phí bảo trì (tính bằng 2% giá trị hợp đồng mua bán căn hộ lần đầu) là cần thiết để duy tu khi công trình hư hỏng. Tuy nhiên, thu và sử dụng như thế nào để không xảy ra tranh chấp là một câu chuyện phức tạp. Người mua nộp từ đầu nhưng sau đó không ít chủ đầu tư không chịu bàn giao cho ban quản trị tòa nhà dẫn tới tranh chấp. Trong khi đó, nếu không thu ngay từ đầu rất dễ xảy ra tình trạng người dân về căn hộ ở khoảng 3-5 năm sau đó bán nhà chuyển đi nơi khác sẽ để lại hậu quả cho người ở sau. Còn nếu chia nhỏ phí bảo trì ra để đóng theo tháng hoặc đóng khi có hỏng hóc cần sửa chữa cũng rất bất tiện nếu xảy ra trường hợp người dân chây ỳ không chịu thực hiện.
Thiết nghĩ, mấu chốt dẫn tới tranh chấp nhiều thời gian vừa qua không phải là thu lúc nào mà nằm ở chỗ những người nắm giữ khoản quỹ bảo trì đã không minh bạch như luật định. Do đó, thay vì thay đổi cách thức thu, thời điểm thu, Nhà nước cần có các chế tài mạnh hơn đối với việc quản lý và sử dụng quỹ. Các chủ đầu tư tòa nhà buộc phải gửi ngân hàng toàn bộ quỹ bảo trì ngay khi tòa nhà được đưa vào hoạt động, trên cơ sở 2% giá trị toàn bộ diện tích tòa nhà. Ngân hàng sẽ phong tỏa tài khoản này, và chỉ giải ngân cho mục đích bảo trì khi có quyết định của ban quản trị tòa nhà. Nếu quy định như trên, quỹ bảo trì sẽ luôn được bảo đảm duy trì và sử dụng một cách minh bạch, từ đó giảm thiểu các tranh chấp.
Trước tiên phải khẳng định, việc thu phí bảo trì (tính bằng 2% giá trị hợp đồng mua bán căn hộ lần đầu) là cần thiết để duy tu khi công trình hư hỏng. Tuy nhiên, thu và sử dụng như thế nào để không xảy ra tranh chấp là một câu chuyện phức tạp. Người mua nộp từ đầu nhưng sau đó không ít chủ đầu tư không chịu bàn giao cho ban quản trị tòa nhà dẫn tới tranh chấp. Trong khi đó, nếu không thu ngay từ đầu rất dễ xảy ra tình trạng người dân về căn hộ ở khoảng 3-5 năm sau đó bán nhà chuyển đi nơi khác sẽ để lại hậu quả cho người ở sau. Còn nếu chia nhỏ phí bảo trì ra để đóng theo tháng hoặc đóng khi có hỏng hóc cần sửa chữa cũng rất bất tiện nếu xảy ra trường hợp người dân chây ỳ không chịu thực hiện.
Thiết nghĩ, mấu chốt dẫn tới tranh chấp nhiều thời gian vừa qua không phải là thu lúc nào mà nằm ở chỗ những người nắm giữ khoản quỹ bảo trì đã không minh bạch như luật định. Do đó, thay vì thay đổi cách thức thu, thời điểm thu, Nhà nước cần có các chế tài mạnh hơn đối với việc quản lý và sử dụng quỹ. Các chủ đầu tư tòa nhà buộc phải gửi ngân hàng toàn bộ quỹ bảo trì ngay khi tòa nhà được đưa vào hoạt động, trên cơ sở 2% giá trị toàn bộ diện tích tòa nhà. Ngân hàng sẽ phong tỏa tài khoản này, và chỉ giải ngân cho mục đích bảo trì khi có quyết định của ban quản trị tòa nhà. Nếu quy định như trên, quỹ bảo trì sẽ luôn được bảo đảm duy trì và sử dụng một cách minh bạch, từ đó giảm thiểu các tranh chấp.