Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIII của Đảng khảo sát thực tế tại Hà Nội
Tin tức - Ngày đăng : 22:22, 28/04/2019
Sáng 27-4, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội tổ chức hội nghị làm việc với Đoàn công tác của Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIII của Đảng về kết quả 10 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011); tình hình kinh tế - xã hội nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng; công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và một số nội dung quan trọng khác.
Đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Phó Trưởng bộ phận Thường trực Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIII, Trưởng đoàn công tác chủ trì hội nghị. |
Đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Phó Trưởng bộ phận Thường trực Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIII, Trưởng đoàn công tác chủ trì hội nghị. Đồng chí Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội cùng chủ trì.
Tham dự có các thành viên đoàn công tác, trong đó có các đồng chí Phó Trưởng đoàn: Nguyễn Văn Nên, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.
Đại biểu thành phố Hà Nội có các đồng chí: Ngô Thị Thanh Hằng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Đức Chung, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố; Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố; Đào Đức Toàn, Phó Bí thư Thành ủy; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy; lãnh đạo các ban Đảng Thành ủy, Văn phòng Thành ủy; lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố; lãnh đạo các sở, ban, ngành và một số cơ quan, đơn vị liên quan.
Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng trình bày báo cáo tại hội nghị. |
Mở đầu hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng trình bày Báo cáo tóm tắt đánh giá kết quả 10 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) của Thủ đô Hà Nội và một số kết quả trong tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Tiếp theo, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung trình bày Báo cáo tóm tắt tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội trong nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng (2016-2020).
Đạt kết quả toàn diện
Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội khẳng định, qua gần 10 năm thực hiện tại Thủ đô, nội dung Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã thể hiện trí tuệ, bản lĩnh, tư duy khoa học và quyết tâm đổi mới mạnh mẽ của Đảng ta. Cương lĩnh đã tiếp tục củng cố niềm tin trong Đảng và xã hội; đã định hướng, chỉ đạo và là động lực, là nguyên nhân quyết định những thành quả to lớn đã đạt được trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và Thủ đô.
Hà Nội đã cụ thể hóa Cương lĩnh 2011 vào các chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XV, XVI, các chương trình, kế hoạch của Thành ủy. Sau gần 10 năm, thành phố đã đạt được những kết quả quan trọng trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh, công tác đối ngoại...
Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội khẳng định, qua gần 10 năm thực hiện tại Thủ đô, nội dung Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã thể hiện trí tuệ, bản lĩnh, tư duy khoa học và quyết tâm đổi mới mạnh mẽ của Đảng ta. Cương lĩnh đã tiếp tục củng cố niềm tin trong Đảng và xã hội; đã định hướng, chỉ đạo và là động lực, là nguyên nhân quyết định những thành quả to lớn đã đạt được trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và Thủ đô.
Hà Nội đã cụ thể hóa Cương lĩnh 2011 vào các chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XV, XVI, các chương trình, kế hoạch của Thành ủy. Sau gần 10 năm, thành phố đã đạt được những kết quả quan trọng trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh, công tác đối ngoại...
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung trình bày Báo cáo tóm tắt tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội. |
Nổi bật, kinh tế Thủ đô duy trì tăng trưởng khá. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm sau tăng cao hơn năm trước (theo cách tính mới): Bình quân 3 năm 2016-2018 tăng 7,36% (giai đoạn 2011-2015 là 6,74%); dự kiến giai đoạn 2016-2020 tăng 7,37-7,45%, đạt mục tiêu Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVI đề ra. Quy mô nền kinh tế tiếp tục được mở rộng. GRDP năm 2018 đạt 906,5 nghìn tỷ đồng; GRDP/người đạt 116 triệu đồng, tương đương 5.043 USD. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Thu ngân sách năm 2018 đạt 244,4 nghìn tỷ đồng, gấp 2,3 lần năm 2010.
Thành phố cũng đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Hà Nội năm 2018 xếp thứ 9/63 tỉnh, thành phố (cao nhất từ trước tới nay, tăng 15 bậc so với năm 2015 và tăng 42 bậc so với năm 2012), hoàn thành sớm 2 năm so với mục tiêu của nhiệm kỳ. Hà Nội cũng đứng thứ 2 cả nước về mức độ sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông.
Trong 3 năm 2016-2018, trên địa bàn thành phố có gần 80.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới. Đến hết năm 2018, tổng số doanh nghiệp đăng ký hoạt động trên địa bàn là hơn 255.000 doanh nghiệp. Tổng vốn đầu tư nước ngoài vào thành phố giai đoạn này đạt 14,05 tỷ USD, gấp 2,25 lần giai đoạn 2011-2015 và bằng 51,54% cả giai đoạn 1986-2015. Riêng năm 2018, Hà Nội thu hút 7,5 tỷ USD.
Trong khi đó, sự nghiệp văn hóa - xã hội tiếp tục được quan tâm, phát triển; hạ tầng đô thị được tập trung đầu tư, đã hoàn thành và đưa vào sử dụng nhiều công trình lớn. Diện tích đất dành cho giao thông tăng từ 8,65% (năm 2015) lên 9,8% (năm 2018) và dự kiến đến năm 2020 tăng lên 12%. Diện tích nhà ở bình quân của thành phố đến năm 2018 đã đạt 25,86m2/người, dự kiến đến năm 2020 là 26,3m2/người...
Các báo cáo của thành phố cũng chỉ rõ những bài học vận dụng sáng tạo các chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước tại Thủ đô; những hạn chế, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân; một số đề xuất, kiến nghị.
Trong đó, Hà Nội kiến nghị các cơ quan trung ương sớm tham mưu Chính phủ trình Quốc hội xem xét, thông qua Đề án thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội để có thể triển khai ngay trong giai đoạn 2021-2025; rà soát tổng thể để trình Quốc hội sửa đổi hệ thống pháp luật về đầu tư, kinh doanh như Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Đất đai...; sớm ban hành nghị định, thông tư hướng dẫn thực hiện Luật Quy hoạch và Luật Quản lý, sử dụng tài sản công...
Trong 9 nhóm đề xuất, kiến nghị về những định hướng và giải pháp lớn xây dựng, phát triển đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Hà Nội kiến nghị cần cập nhật, bổ sung biến đổi của tình hình thế giới 10 năm qua, nhất là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và sự bùng nổ của công nghệ thông tin và mạng xã hội; các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam tham gia vừa là thời cơ vừa tạo thách thức...
Thành phố cũng đề xuất cần nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn về giá trị Việt Nam (tổng hợp của hệ giá trị con người - hệ giá trị văn hóa - hệ giá trị xã hội); làm rõ văn hóa không chỉ là nền tảng tinh thần xã hội, mà còn là mục tiêu, động lực, nguồn lực của sự phát triển...
Hà Nội phải phấn đấu nằm trong tốp đầu về năng lực cạnh tranh
Tiếp đó, các thành viên đoàn công tác và lãnh đạo các cơ quan thành phố Hà Nội đã trao đổi, thảo luận sôi nổi về các vấn đề liên quan, làm rõ các nội dung vướng mắc, khó khăn, các kiến nghị, đề xuất.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải phát biểu tại buổi làm việc. |
Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải cũng đã làm rõ hơn các nội dung đoàn công tác quan tâm, cung cấp những tư liệu thực tiễn tại Hà Nội, nhất là những khó khăn, vướng mắc trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, cơ chế mới. Trong đó, theo Bí thư Thành ủy Hà Nội, hiện nay, một trong những khó khăn lớn nhất của Hà Nội là thiếu nguồn lực đầu tư so với nhu cầu thực tiễn, khi nguồn ngân sách chỉ đáp ứng được khoảng 20%. Để phát triển đột phá, nhất là đầu tư cho hạ tầng, Hà Nội phải tập trung đẩy mạnh xã hội hóa, áp dụng các hình thức để thu hút các nguồn lực đầu tư ngoài ngân sách. Đồng chí Hoàng Trung Hải đề nghị Trung ương lãnh đạo, chỉ đạo để tăng cường phân cấp, phân quyền cho địa phương, trong đó có Hà Nội, để thực hiện nhiệm vụ này.
Kết luận buổi làm việc, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng hoan nghênh, đánh giá cao công tác chuẩn bị của Ban Thường vụ Thành ủy theo yêu cầu của đoàn công tác; báo cáo của thành phố đầy đủ, chặt chẽ; không khí trao đổi, thảo luận tại buổi làm việc thẳng thắn, dân chủ, hiệu quả. Đây là buổi làm việc rất bổ ích.
Toàn cảnh buổi làm việc. |
Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Cương lĩnh 2011, các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương; đạt kết quả ấn tượng trên các lĩnh vực. Bộ mặt đô thị của Hà Nội thay đổi nhiều, thực sự là thành phố đang vươn lên; nông thôn phát triển tích cực, đời sống nông dân ngày càng cải thiện. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị được lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc theo đúng chỉ đạo và hướng dẫn của Trung ương, có những chuyển biến tích cực. Những kết quả mà Hà Nội đạt được trong những năm qua rất đáng mừng, xứng đáng với vị thế của Thủ đô, trái tim của cả nước.
Đồng chí Trần Quốc Vượng đề nghị, thời gian tới, tiếp tục thực hiện Cương lĩnh 2011, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Hà Nội phải nỗ lực đi nhanh hơn về kinh tế tri thức, công nghệ cao; tạo chuyển biến rõ nét về khắc phục ô nhiễm môi trường... Thủ đô phải phấn đấu vào tốp đầu trên bảng xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, không chỉ vì mục tiêu thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội mà chính là ngày càng nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ nhân dân, an dân.
Trưởng đoàn công tác cũng đề nghị thành phố Hà Nội tiếp thu ý kiến tại buổi làm việc, hoàn thiện báo cáo, trong đó làm rõ thêm một số nội dung, bổ sung những bài học kinh nghiệm, những kiến nghị, đề xuất của thành phố về các lĩnh vực như công tác tổ chức - cán bộ; cổ phần hóa, phát triển kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa; khắc phục khó khăn, vướng mắc trong phối hợp công tác, phân cấp, phân quyền giữa các bộ, ngành, cơ quan trung ương và địa phương, trong đó có Hà Nội.