Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải làm việc với Sở Tư pháp
Tin tức - Ngày đăng : 14:46, 08/05/2019
Sáng 7-5, đồng chí Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội làm việc với Sở Tư pháp về kết quả thực hiện các nhiệm vụ năm 2018, 4 tháng đầu năm 2019 và nhiệm vụ trọng tâm 8 tháng còn lại năm 2019.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải làm việc với Sở Tư pháp.
Tham gia cuộc làm việc có các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy: Trưởng ban Nội chính Thành ủy Nguyễn Quang Huy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Nguyễn Văn Phong, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Nguyễn Văn Sửu; lãnh đạo các sở, ban, ngành thành phố.
Đóng góp tích cực vào hoạt động chỉ đạo, điều hành
Báo cáo Bí thư Thành ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Tư pháp Ngô Anh Tuấn cho biết, Sở gồm có 10 phòng, 13 đơn vị sự nghiệp trực thuộc với tổng số 312/377 biên chế được giao. Đảng bộ cơ quan Sở có 23 chi bộ với 198 đảng viên.
Năm 2018 và 4 tháng đầu năm 2019, Sở Tư pháp đã chủ động tham mưu với UBND thành phố ban hành kế hoạch trọng tâm công tác tư pháp trên địa bàn và các kế hoạch trên từng lĩnh vực công tác. Sở tiếp tục tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nghiêm túc triển khai thực hiện hai quy tắc ứng xử của thành phố trong cán bộ, công chức tư pháp các cấp. Công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật được thực hiện hiệu quả, đồng bộ, đóng góp tích cực vào hoạt động chỉ đạo, điều hành của thành phố.
Cụ thể, Sở đã thẩm định, góp ý 383 văn bản, trong đó có 99 văn bản quy phạm pháp luật của thành phố. Năm 2018, Sở đã tham mưu thực hiện kế hoạch hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thống nhất trên địa bàn thành phố từ năm 2014 đến năm 2018, qua đó, thành phố đã ban hành quyết định công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBND thành phố ban hành.
Đóng góp tích cực vào hoạt động chỉ đạo, điều hành
Báo cáo Bí thư Thành ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Tư pháp Ngô Anh Tuấn cho biết, Sở gồm có 10 phòng, 13 đơn vị sự nghiệp trực thuộc với tổng số 312/377 biên chế được giao. Đảng bộ cơ quan Sở có 23 chi bộ với 198 đảng viên.
Năm 2018 và 4 tháng đầu năm 2019, Sở Tư pháp đã chủ động tham mưu với UBND thành phố ban hành kế hoạch trọng tâm công tác tư pháp trên địa bàn và các kế hoạch trên từng lĩnh vực công tác. Sở tiếp tục tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nghiêm túc triển khai thực hiện hai quy tắc ứng xử của thành phố trong cán bộ, công chức tư pháp các cấp. Công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật được thực hiện hiệu quả, đồng bộ, đóng góp tích cực vào hoạt động chỉ đạo, điều hành của thành phố.
Cụ thể, Sở đã thẩm định, góp ý 383 văn bản, trong đó có 99 văn bản quy phạm pháp luật của thành phố. Năm 2018, Sở đã tham mưu thực hiện kế hoạch hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thống nhất trên địa bàn thành phố từ năm 2014 đến năm 2018, qua đó, thành phố đã ban hành quyết định công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBND thành phố ban hành.
Với vai trò thường trực Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật thành phố, Sở Tư pháp luôn chủ động tham mưu với UBND thành phố triển khai các chương trình công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Trung ương và thành phố. Đến nay, toàn thành phố có hơn 11.300 tuyên truyền viên pháp luật và 1.262 báo cáo viên pháp luật; có 5.444 tổ hòa giải, hơn 35.000 hòa giải viên; số vụ việc hòa giải thành công đạt hơn 86%.
Sở đang thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp đối với 1.232 tổ chức hành nghề luật sư (hơn 3.700 luật sư); 122 tổ chức công chứng (470 công chứng viên); 101 tổ chức bán đấu giá (254 đấu giá viên); 8 văn phòng thừa phát lại với 71 thừa phát lại; 57 quản tài viên thực hiện nhiệm vụ quản lý, thanh lý tài sản.
Về cải cách hành chính, Sở Tư pháp đã triển khai hướng dẫn việc sử dụng các phần mềm về hộ tịch trên địa bàn thành phố và triển khai dịch vụ công mức độ 4 về cấp bản sao trích lục hộ tịch tại địa bàn 12 quận, 5 huyện; triển khai hệ thống một cửa điện tử thành phố dùng chung ba cấp tại Sở đối với 100% thủ tục hành chính; xây dựng và thực hiện quy chế phối hợp liên thông thủ tục hành chính cấp lý lịch tư pháp...
Giám đốc Sở Tư pháp cũng nêu 10 vấn đề khó khăn, vướng mắc. Đáng chú ý, sự phối hợp giữa các cơ quan trong việc xây dựng, tự kiểm tra, rà soát văn bản pháp luật có lúc còn chưa chặt chẽ. Một số đơn vị chậm tham mưu thành phố ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ các văn bản hiện hành để triển khai thi hành những luật, nghị định mới. Quy định của Luật Hộ tịch được xây dựng trên cơ sở có hệ thống cơ sở dữ liệu hộ tịch hoàn thiện, tuy nhiên, hệ thống cơ sở dữ liệu hộ tịch toàn quốc mới có những thông tin từ năm 2016 đến nay, dẫn đến việc giải quyết thủ tục hành chính cho công dân gặp nhiều khó khăn, không bảo đảm về thời gian...
Điều hành trao đổi, thảo luận, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải đã tập trung vào công tác cải cách hành chính, trọng tâm là tính thực chất của dịch vụ công trực tuyến. Các đại biểu tham gia đã nêu nhiều ý kiến cho thấy, việc triển khai dịch vụ công trực tuyến còn phải cố gắng và đổi mới hơn nữa mới huy động được sự tham gia của người dân. Cuộc làm việc cũng làm rõ nhiều khó khăn, vướng mắc, đề xuất những giải pháp tiếp tục tăng cường đổi mới, nâng cao hiệu quả lĩnh vực tư pháp của thành phố.
Sở đang thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp đối với 1.232 tổ chức hành nghề luật sư (hơn 3.700 luật sư); 122 tổ chức công chứng (470 công chứng viên); 101 tổ chức bán đấu giá (254 đấu giá viên); 8 văn phòng thừa phát lại với 71 thừa phát lại; 57 quản tài viên thực hiện nhiệm vụ quản lý, thanh lý tài sản.
Về cải cách hành chính, Sở Tư pháp đã triển khai hướng dẫn việc sử dụng các phần mềm về hộ tịch trên địa bàn thành phố và triển khai dịch vụ công mức độ 4 về cấp bản sao trích lục hộ tịch tại địa bàn 12 quận, 5 huyện; triển khai hệ thống một cửa điện tử thành phố dùng chung ba cấp tại Sở đối với 100% thủ tục hành chính; xây dựng và thực hiện quy chế phối hợp liên thông thủ tục hành chính cấp lý lịch tư pháp...
Giám đốc Sở Tư pháp cũng nêu 10 vấn đề khó khăn, vướng mắc. Đáng chú ý, sự phối hợp giữa các cơ quan trong việc xây dựng, tự kiểm tra, rà soát văn bản pháp luật có lúc còn chưa chặt chẽ. Một số đơn vị chậm tham mưu thành phố ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ các văn bản hiện hành để triển khai thi hành những luật, nghị định mới. Quy định của Luật Hộ tịch được xây dựng trên cơ sở có hệ thống cơ sở dữ liệu hộ tịch hoàn thiện, tuy nhiên, hệ thống cơ sở dữ liệu hộ tịch toàn quốc mới có những thông tin từ năm 2016 đến nay, dẫn đến việc giải quyết thủ tục hành chính cho công dân gặp nhiều khó khăn, không bảo đảm về thời gian...
Điều hành trao đổi, thảo luận, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải đã tập trung vào công tác cải cách hành chính, trọng tâm là tính thực chất của dịch vụ công trực tuyến. Các đại biểu tham gia đã nêu nhiều ý kiến cho thấy, việc triển khai dịch vụ công trực tuyến còn phải cố gắng và đổi mới hơn nữa mới huy động được sự tham gia của người dân. Cuộc làm việc cũng làm rõ nhiều khó khăn, vướng mắc, đề xuất những giải pháp tiếp tục tăng cường đổi mới, nâng cao hiệu quả lĩnh vực tư pháp của thành phố.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải phát biểu kết luận cuộc làm việc với Sở Tư pháp.
Xây dựng văn hóa thực thi pháp luật
Kết luận cuộc làm việc, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải khẳng định, Sở Tư pháp là cơ quan rất quan trọng, nhất là trong bối cảnh cả nước tập trung cải cách tư pháp, hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng nhà nước pháp quyền, hội nhập quốc tế. Đồng chí Hoàng Trung Hải ghi nhận, biểu dương những năm qua, với tinh thần đoàn kết, nỗ lực, phấn đấu, Đảng ủy, Sở Tư pháp đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, đóng góp vào thành tích chung của thành phố.
Lưu ý những hạn chế, khó khăn Sở Tư pháp cần khắc phục trong thời gian tới, Bí thư Thành ủy nhấn mạnh, công tác cải cách hành chính phải đi vào những chi tiết cụ thể như, lựa chọn cán bộ tiếp dân phải có tiêu chí, tiêu chuẩn, trình độ, kinh nghiệm; khi tiếp dân phải niềm nở, lịch sự, văn minh. Cải cách hành chính không phải từ bỏ nhiệm vụ quản lý; vẫn phải giữ thủ tục hành chính để quản lý chặt chẽ, nhưng phải làm cho việc thực hiện các thủ tục đó thuận lợi nhất. Theo Bí thư Thành ủy, Hà Nội đang tích cực triển khai xây dựng thành phố thông minh, để có thành phố thông minh thì từng ngành đều phải thông minh. Sở Tư pháp cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin gắn với cải cách hành chính và tăng cường hiệu quả công tác trên các lĩnh vực.
Nhấn mạnh bối cảnh tình hình thời gian tới, Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải nêu rõ, đất nước càng hội nhập thì một trong những ưu tiên hàng đầu là hoàn thiện thể chế, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Do đó, vai trò, nhiệm vụ của ngành Tư pháp ngày càng quan trọng. Các phòng, ban của Sở phải bám sát tình hình, nắm chắc các quy định pháp luật, nhất là các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành; từ đó báo cáo, đề xuất, tham mưu với thành phố những vấn đề pháp lý mới nảy sinh, các giải pháp nhằm giúp các cơ quan thành phố thực hiện đúng, không vi phạm pháp luật, phục vụ hiệu quả nhiệm vụ xây dựng và phát triển. Ví dụ, Luật Quy hoạch mới ban hành nảy sinh những vấn đề pháp lý gì, Sở phải cảnh báo và tham mưu cho thành phố biện pháp giải quyết để công tác quy hoạch, xây dựng được thực hiện thuận lợi, hiệu quả.
Đồng chí Hoàng Trung Hải yêu cầu, Đảng ủy Sở Tư pháp cần làm tốt hơn nữa công tác xây dựng Đảng; tăng cường đoàn kết nội bộ; từng tập thể, cá nhân có ý thức quan tâm, sẻ chia, trách nhiệm trong công việc. Hiện nay, thành phố đang tập trung chuẩn bị xây dựng các văn kiện phục vụ Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVII. Cán bộ, đảng viên Sở Tư pháp theo chức trách nhiệm vụ, cần phát huy trí tuệ, mạnh dạn góp ý, nêu sáng kiến đóng góp cho thành phố. Cán bộ ngành Tư pháp thành phố phải trau dồi chuyên môn, nâng cao trình độ để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình hội nhập ngày càng sâu rộng hiện nay.
Đánh giá cao Đề án đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật giai đoạn 2018-2022 trên địa bàn thành phố do Sở Tư pháp tham mưu, Bí thư Thành ủy chỉ đạo, Sở Tư pháp tiếp tục nghiên cứu, phối hợp tham mưu, tổ chức thực hiện đề án này gắn với xây dựng văn hóa thực thi pháp luật, triển khai xuống từng tổ dân phố, thôn, làng, để từ đó mỗi người dân xác định rõ, ứng xử theo pháp luật là một phần quan trọng trong văn hóa ứng xử của mình.
Cho biết Đề án thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội đã được Bộ Chính trị cho ý kiến thông qua, sắp tới Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội xem xét, Bí thư Thành uỷ yêu cầu Sở Tư pháp cần sớm tiếp cận, chủ động nghiên cứu tham mưu với thành phố các nội dung báo cáo với Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền HĐND thành phố quyết định nhằm thực hiện Đề án hiệu quả, phát huy cao nhất tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm và giải quyết công việc của người dân tốt hơn.