Giảm nỗi đau tai nạn lao động
Tin tức - Ngày đăng : 08:59, 10/05/2019
Thời gian qua, các cấp công đoàn Thủ đô đã có nhiều nỗ lực trong tuyên truyền, phối hợp kiểm tra nhằm ngăn ngừa tai nạn lao động. Tuy nhiên, tai nạn lao động vẫn luôn thường trực, đòi hỏi công tác này cần tiếp tục được quan tâm để giảm tối đa nỗi đau cho người lao động và người thân.
Đây là yêu cầu đặt ra tại hội nghị tổng kết công tác an toàn, vệ sinh lao động năm 2018, phát động hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2019 trong công nhân, viên chức, lao động Thủ đô, do Liên đoàn Lao động thành phố tổ chức ngày 7-5.
Nhiều doanh nghiệp đã có ý thức trong việc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động. Trong ảnh: Sản xuất hàng kim khí tại Cụm công nghiệp Phùng Xá (huyện Thạch Thất). Ảnh: Linh Ngọc
Nỗi đau không dễ nguôi ngoai
Tham dự hội nghị có Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Trần Văn Thuật; Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Nguyễn Thị Tuyến. Cùng dự còn có đại diện sở, ban, ngành cùng 90 thân nhân, công nhân, lao động bị tai nạn lao động trên địa bàn thành phố.
Là một trong 90 trường hợp được nhận trợ cấp khó khăn của Liên đoàn Lao động thành phố dành cho công nhân bị tai nạn lao động, chị Hoàng Thị Luyến (công nhân cơ sở may Yên Lạc, Xí nghiệp may Minh Hà, huyện Hoài Đức) chia sẻ, chị rất ân hận và từ nay sẽ tuyệt đối tuân thủ quy trình an toàn lao động. Tháng 4-2018, chỉ vì một chút lơ đãng trong lúc làm việc, chị Luyến bị máy dập làm tổn thương bàn tay, 3 ngón bị rút gân. Chị phải nghỉ làm nhiều tháng để điều trị, ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe và cuộc sống của cả gia đình.
Cũng vì tai nạn lao động, đến nay, gia đình anh Hoàng Xuân Thắng ở huyện Đông Anh vẫn chưa nguôi ngoai nỗi đau mất người thân. Do thiếu tập trung khi làm việc, anh Thắng (kỹ thuật viên vận hành máy ép nhựa, Công ty TNHH Tenma Việt Nam) bị cuốn vào máy ép dẫn tới tử vong.
Theo Liên đoàn Lao động thành phố, năm 2018, trên địa bàn thành phố đã xảy ra 179 vụ tai nạn lao động với 188 người bị nạn (đều có hợp đồng lao động). Trong đó có 25 vụ tai nạn lao động nghiêm trọng làm 25 người chết, 6 người bị thương nặng và chỉ có 6 vụ tai nạn (6 người chết) nạn nhân được hưởng chế độ tai nạn lao động. Các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tập trung trong ngành Xây dựng với 16 vụ, chiếm 64%, phần lớn do ngã từ trên cao, bị vật nặng đổ đè, điện giật… Đặc biệt, nạn nhân của các vụ tai nạn lao động hầu hết là lao động phổ thông, ký hợp đồng lao động thời vụ dưới 1 tháng, không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội Nguyễn Hồng Dân nhận định, trên thực tế, số vụ tai nạn lao động và số người bị thương, chết do tai nạn lao động có thể còn lớn hơn nhiều số liệu thống kê, vì toàn thành phố chỉ có từ 5% đến 7% doanh nghiệp báo cáo về tình hình an toàn lao động.
Đồng hành cùng công nhân lao động
Tham dự hội nghị có Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Trần Văn Thuật; Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Nguyễn Thị Tuyến. Cùng dự còn có đại diện sở, ban, ngành cùng 90 thân nhân, công nhân, lao động bị tai nạn lao động trên địa bàn thành phố.
Là một trong 90 trường hợp được nhận trợ cấp khó khăn của Liên đoàn Lao động thành phố dành cho công nhân bị tai nạn lao động, chị Hoàng Thị Luyến (công nhân cơ sở may Yên Lạc, Xí nghiệp may Minh Hà, huyện Hoài Đức) chia sẻ, chị rất ân hận và từ nay sẽ tuyệt đối tuân thủ quy trình an toàn lao động. Tháng 4-2018, chỉ vì một chút lơ đãng trong lúc làm việc, chị Luyến bị máy dập làm tổn thương bàn tay, 3 ngón bị rút gân. Chị phải nghỉ làm nhiều tháng để điều trị, ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe và cuộc sống của cả gia đình.
Cũng vì tai nạn lao động, đến nay, gia đình anh Hoàng Xuân Thắng ở huyện Đông Anh vẫn chưa nguôi ngoai nỗi đau mất người thân. Do thiếu tập trung khi làm việc, anh Thắng (kỹ thuật viên vận hành máy ép nhựa, Công ty TNHH Tenma Việt Nam) bị cuốn vào máy ép dẫn tới tử vong.
Theo Liên đoàn Lao động thành phố, năm 2018, trên địa bàn thành phố đã xảy ra 179 vụ tai nạn lao động với 188 người bị nạn (đều có hợp đồng lao động). Trong đó có 25 vụ tai nạn lao động nghiêm trọng làm 25 người chết, 6 người bị thương nặng và chỉ có 6 vụ tai nạn (6 người chết) nạn nhân được hưởng chế độ tai nạn lao động. Các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tập trung trong ngành Xây dựng với 16 vụ, chiếm 64%, phần lớn do ngã từ trên cao, bị vật nặng đổ đè, điện giật… Đặc biệt, nạn nhân của các vụ tai nạn lao động hầu hết là lao động phổ thông, ký hợp đồng lao động thời vụ dưới 1 tháng, không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội Nguyễn Hồng Dân nhận định, trên thực tế, số vụ tai nạn lao động và số người bị thương, chết do tai nạn lao động có thể còn lớn hơn nhiều số liệu thống kê, vì toàn thành phố chỉ có từ 5% đến 7% doanh nghiệp báo cáo về tình hình an toàn lao động.
Đồng hành cùng công nhân lao động
Người sử dụng lao động và người lao động cần được trang bị đầy đủ kỹ năng, kiến thức về an toàn trong sản xuất. Ảnh: Mạnh Hà
Xác định phòng ngừa tai nạn lao động, bảo đảm quyền lợi cho công nhân, viên chức, lao động là nhiệm vụ trọng tâm, thời gian qua, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động thành phố đã tập trung triển khai kế hoạch thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động, phát động hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động tới tất cả các cấp công đoàn. Các cấp công đoàn thành phố đã tập huấn về an toàn, vệ sinh lao động cho 100% cán bộ lãnh đạo, cán bộ chuyên trách; đẩy mạnh tuyên truyền, huấn luyện, thi an toàn, vệ sinh lao động giỏi nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng về an toàn cho người lao động và người sử dụng lao động...
Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Lê Đình Hùng cho biết, riêng năm 2018, Liên đoàn Lao động thành phố đã tham gia 70 đoàn kiểm tra, giám sát đơn vị, doanh nghiệp, làng nghề về việc thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động, phòng, chống cháy nổ. Công tác kiểm tra tập trung vào việc vận hành, quản lý các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động như: Thang máy, nồi hơi, nồi hấp, bồn chứa gas, kỹ thuật an toàn điện, công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho công nhân… Qua đó đã có 765 kiến nghị khắc phục thiếu sót, tồn tại; yêu cầu đình chỉ 17 máy, thiết bị vi phạm quy định về an toàn, vệ sinh lao động; đề nghị xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền 422 triệu đồng.
Ngoài ra, các công đoàn cấp trên cơ sở cũng đã phối hợp kiểm tra 828 đơn vị, doanh nghiệp; phát hiện 1.235 vi phạm. Ở cấp cơ sở, 3.415 công đoàn cơ sở đã tự kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động, phòng, chống cháy nổ, có 6.012 kiến nghị với người sử dụng lao động về nguy cơ rủi ro, mất an toàn lao động và góp ý bổ sung 1.035 nội quy, quy trình làm việc an toàn. Qua công tác kiểm tra, phát hiện thiếu sót, tồn tại, các cơ sở đã kịp thời chấn chỉnh, khắc phục, góp phần bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, phát triển sản xuất, kinh doanh.
Theo Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Nguyễn Thị Tuyến, hưởng ứng Tháng an toàn, vệ sinh lao động năm 2019 là dịp để các cấp công đoàn, chủ sử dụng lao động cam kết không để xảy ra tai nạn lao động, cháy nổ; đồng hành cùng người lao động quyết liệt phòng, chống tai nạn. Trong đó, tổ chức Công đoàn phối hợp thanh tra, kiểm tra công tác vệ sinh, an toàn, kiến nghị xử phạt nghiêm và công khai danh tính cơ sở xảy ra tai nạn lao động, không báo cáo đầy đủ, trung thực về tình hình mất an toàn lao động; đồng thời tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện nội quy lao động, nhất là với lao động trẻ kết hợp củng cố mạng lưới an toàn, vệ sinh viên lao động tại cơ sở.
"Mặt khác, công tác quan trắc môi trường lao động phải được tăng cường nhằm giảm tai nạn, tác hại cho công nhân lao động. An toàn, vệ sinh lao động phải là yêu cầu, đòi hỏi tự thân của từng người lao động, bởi đó chính là sinh mạng, sức khỏe, quyền lợi, hạnh phúc của bản thân. Thực hiện tốt an toàn, vệ sinh lao động chính là giúp công nhân lao động vững về chuyên môn, khỏe về thể chất, có năng suất làm việc cao; doanh nghiệp xây dựng được thương hiệu mạnh" – đồng chí Nguyễn Thị Tuyến đề nghị.
Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Lê Đình Hùng cho biết, riêng năm 2018, Liên đoàn Lao động thành phố đã tham gia 70 đoàn kiểm tra, giám sát đơn vị, doanh nghiệp, làng nghề về việc thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động, phòng, chống cháy nổ. Công tác kiểm tra tập trung vào việc vận hành, quản lý các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động như: Thang máy, nồi hơi, nồi hấp, bồn chứa gas, kỹ thuật an toàn điện, công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho công nhân… Qua đó đã có 765 kiến nghị khắc phục thiếu sót, tồn tại; yêu cầu đình chỉ 17 máy, thiết bị vi phạm quy định về an toàn, vệ sinh lao động; đề nghị xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền 422 triệu đồng.
Ngoài ra, các công đoàn cấp trên cơ sở cũng đã phối hợp kiểm tra 828 đơn vị, doanh nghiệp; phát hiện 1.235 vi phạm. Ở cấp cơ sở, 3.415 công đoàn cơ sở đã tự kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động, phòng, chống cháy nổ, có 6.012 kiến nghị với người sử dụng lao động về nguy cơ rủi ro, mất an toàn lao động và góp ý bổ sung 1.035 nội quy, quy trình làm việc an toàn. Qua công tác kiểm tra, phát hiện thiếu sót, tồn tại, các cơ sở đã kịp thời chấn chỉnh, khắc phục, góp phần bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, phát triển sản xuất, kinh doanh.
Theo Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Nguyễn Thị Tuyến, hưởng ứng Tháng an toàn, vệ sinh lao động năm 2019 là dịp để các cấp công đoàn, chủ sử dụng lao động cam kết không để xảy ra tai nạn lao động, cháy nổ; đồng hành cùng người lao động quyết liệt phòng, chống tai nạn. Trong đó, tổ chức Công đoàn phối hợp thanh tra, kiểm tra công tác vệ sinh, an toàn, kiến nghị xử phạt nghiêm và công khai danh tính cơ sở xảy ra tai nạn lao động, không báo cáo đầy đủ, trung thực về tình hình mất an toàn lao động; đồng thời tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện nội quy lao động, nhất là với lao động trẻ kết hợp củng cố mạng lưới an toàn, vệ sinh viên lao động tại cơ sở.
"Mặt khác, công tác quan trắc môi trường lao động phải được tăng cường nhằm giảm tai nạn, tác hại cho công nhân lao động. An toàn, vệ sinh lao động phải là yêu cầu, đòi hỏi tự thân của từng người lao động, bởi đó chính là sinh mạng, sức khỏe, quyền lợi, hạnh phúc của bản thân. Thực hiện tốt an toàn, vệ sinh lao động chính là giúp công nhân lao động vững về chuyên môn, khỏe về thể chất, có năng suất làm việc cao; doanh nghiệp xây dựng được thương hiệu mạnh" – đồng chí Nguyễn Thị Tuyến đề nghị.