Hà Nội đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ
Tin tức - Ngày đăng : 10:54, 22/05/2019
Công nghiệp hỗ trợ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất, gia tăng xuất khẩu, tăng sức cạnh tranh và thu hút đầu tư. Thời gian qua, lĩnh vực này của Hà Nội đã có bước phát triển nhất định. Phóng viên Báo Hànộimới đã trao đổi với ông Đàm Tiến Thắng, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội về vấn đề này và các giải pháp để thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ thời gian tới.
Công nghiệp hỗ trợ được xem là lĩnh vực quan trọng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Hà Nội. Ảnh: Linh Ngọc
- Công nghiệp hỗ trợ được xem là lĩnh vực quan trọng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Vậy, thực trạng lĩnh vực này của Hà Nội hiện nay ra sao, thưa ông?
- Công nghiệp hỗ trợ luôn được coi là bộ phận công nghiệp quan trọng, đóng vai trò to lớn trong thay đổi cơ cấu ngành Công nghiệp. Những năm qua, Hà Nội đã có nhiều nỗ lực để thúc đẩy lĩnh vực này. Cụ thể, ngày 27-9-2017, thành phố đã ban hành Quyết định số 6743/QĐ-UBND phê duyệt "Đề án phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025".
Theo đó, định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ của Hà Nội sẽ tập trung phát triển các lĩnh vực dựa trên nhu cầu và lợi thế phát triển của Hà Nội, phù hợp với yêu cầu, định hướng phát triển công nghiệp của thành phố, bao gồm 3 lĩnh vực chủ chốt là sản xuất linh kiện phụ tùng, công nghiệp hỗ trợ phục vụ các ngành công nghiệp công nghệ cao và công nghiệp hỗ trợ cho ngành Dệt may - Da giày. Hình thành mạng lưới sản xuất với nhiều lớp cung ứng, kết nối với các tập đoàn đa quốc gia, các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp tại Hà Nội và các địa phương khác trên cả nước…
Những bước đi đúng hướng đó đã góp phần tích cực thúc đẩy kinh tế Thủ đô. Các nhóm ngành và sản phẩm công nghiệp hỗ trợ có thế mạnh của Hà Nội như sản xuất linh kiện ô tô, xe máy, vật liệu điện, bao bì, linh kiện điện tử... dần thay thế các phụ tùng, linh kiện nhập khẩu, từ đó nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, tạo sức cạnh tranh cho các sản phẩm công nghiệp trong nước. Nhiều chi tiết khó như bánh răng động cơ, trục khuỷu xe máy... đã được các doanh nghiệp FDI Nhật Bản sản xuất tại Hà Nội thay cho nhập khẩu. Hiện tại, tỷ lệ nội địa hóa linh kiện xe máy đã đạt hơn 80%. Không chỉ phục vụ sản xuất trong nước, nhiều doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn còn góp phần tăng trưởng xuất khẩu, tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất toàn cầu.
Tuy nhiên, sự phát triển của ngành Công nghiệp hỗ trợ vẫn chưa tương xứng thế mạnh của Hà Nội. Hiện nay, giá trị sản xuất của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ mới chỉ chiếm khoảng 10% tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn.
- Vậy, để phát triển lĩnh vực này, thành phố cần chú trọng điều gì, thưa ông?
- Hà Nội đặt mục tiêu đến hết năm 2020 sẽ có khoảng 900 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Trong đó, có khoảng 400 doanh nghiệp có hệ thống sản xuất và sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, đủ năng lực cung ứng tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam...
Để thúc đẩy việc này, chúng tôi sẽ ưu tiên các chương trình xúc tiến thương mại, liên kết hợp tác đầu tư với các tập đoàn, doanh nghiệp nước ngoài; thu hút, kêu gọi các đối tác đầu tư vào công nghiệp hỗ trợ...
Về phần mình, các doanh nghiệp trên địa bàn cần chú trọng đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh. Ngoài các giải pháp hỗ trợ về tài chính, phát triển khoa học - công nghệ cũng như nguồn nhân lực, các doanh nghiệp cần thúc đẩy liên kết với các doanh nghiệp đa quốc gia, công ty sản xuất và lắp ráp nước ngoài. Các doanh nghiệp, không thể chỉ trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước mà phải chủ động đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực quản trị và sản xuất để từng bước giành được chỗ đứng trong bối cảnh thị trường cạnh tranh như hiện nay.
- Thành phố vừa ban hành kế hoạch về phát triển công nghiệp hỗ trợ, Sở Công Thương Hà Nội triển khai công việc này như thế nào?
- Để thúc đẩy phát triển ngành Công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn, ngày 9-4-2019, UBND thành phố đã ban hành Kế hoạch số 91/KH-UBND về thực hiện chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn giai đoạn 2019-2020. Theo đó, đến hết năm 2020, giá trị sản xuất công nghiệp của công nghiệp hỗ trợ chiếm khoảng 18% giá trị sản xuất công nghiệp ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo Hà Nội; chỉ số phát triển công nghiệp của lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ hằng năm tăng hơn 12%, góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm bình quân ngành Công nghiệp 2 năm (2019-2020) đạt 9,78-10,79%/năm để đạt mục tiêu cả giai đoạn 2016-2020 tăng 8,6-9%.
Theo kế hoạch này, thành phố sẽ điều tra, khảo sát khoảng 1.000 doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp trọng điểm như chế biến - chế tạo, điện - điện tử, công nghiệp vật liệu, dệt may, bao bì. Thu thập thông tin phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu về công nghiệp hỗ trợ; xây dựng trang thông tin về công nghiệp hỗ trợ của Hà Nội…
Sở Công Thương Hà Nội sẽ tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp như kết nối doanh nghiệp trên địa bàn với các doanh nghiệp nước ngoài, qua đó hỗ trợ doanh nghiệp Hà Nội trong việc quản lý, quản trị, phát triển nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ. Đồng thời, chúng tôi tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư... để tạo điều kiện phát triển cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.
- Trân trọng cảm ơn ông!
- Công nghiệp hỗ trợ luôn được coi là bộ phận công nghiệp quan trọng, đóng vai trò to lớn trong thay đổi cơ cấu ngành Công nghiệp. Những năm qua, Hà Nội đã có nhiều nỗ lực để thúc đẩy lĩnh vực này. Cụ thể, ngày 27-9-2017, thành phố đã ban hành Quyết định số 6743/QĐ-UBND phê duyệt "Đề án phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025".
Theo đó, định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ của Hà Nội sẽ tập trung phát triển các lĩnh vực dựa trên nhu cầu và lợi thế phát triển của Hà Nội, phù hợp với yêu cầu, định hướng phát triển công nghiệp của thành phố, bao gồm 3 lĩnh vực chủ chốt là sản xuất linh kiện phụ tùng, công nghiệp hỗ trợ phục vụ các ngành công nghiệp công nghệ cao và công nghiệp hỗ trợ cho ngành Dệt may - Da giày. Hình thành mạng lưới sản xuất với nhiều lớp cung ứng, kết nối với các tập đoàn đa quốc gia, các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp tại Hà Nội và các địa phương khác trên cả nước…
Những bước đi đúng hướng đó đã góp phần tích cực thúc đẩy kinh tế Thủ đô. Các nhóm ngành và sản phẩm công nghiệp hỗ trợ có thế mạnh của Hà Nội như sản xuất linh kiện ô tô, xe máy, vật liệu điện, bao bì, linh kiện điện tử... dần thay thế các phụ tùng, linh kiện nhập khẩu, từ đó nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, tạo sức cạnh tranh cho các sản phẩm công nghiệp trong nước. Nhiều chi tiết khó như bánh răng động cơ, trục khuỷu xe máy... đã được các doanh nghiệp FDI Nhật Bản sản xuất tại Hà Nội thay cho nhập khẩu. Hiện tại, tỷ lệ nội địa hóa linh kiện xe máy đã đạt hơn 80%. Không chỉ phục vụ sản xuất trong nước, nhiều doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn còn góp phần tăng trưởng xuất khẩu, tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất toàn cầu.
Tuy nhiên, sự phát triển của ngành Công nghiệp hỗ trợ vẫn chưa tương xứng thế mạnh của Hà Nội. Hiện nay, giá trị sản xuất của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ mới chỉ chiếm khoảng 10% tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn.
- Vậy, để phát triển lĩnh vực này, thành phố cần chú trọng điều gì, thưa ông?
- Hà Nội đặt mục tiêu đến hết năm 2020 sẽ có khoảng 900 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Trong đó, có khoảng 400 doanh nghiệp có hệ thống sản xuất và sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, đủ năng lực cung ứng tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam...
Để thúc đẩy việc này, chúng tôi sẽ ưu tiên các chương trình xúc tiến thương mại, liên kết hợp tác đầu tư với các tập đoàn, doanh nghiệp nước ngoài; thu hút, kêu gọi các đối tác đầu tư vào công nghiệp hỗ trợ...
Về phần mình, các doanh nghiệp trên địa bàn cần chú trọng đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh. Ngoài các giải pháp hỗ trợ về tài chính, phát triển khoa học - công nghệ cũng như nguồn nhân lực, các doanh nghiệp cần thúc đẩy liên kết với các doanh nghiệp đa quốc gia, công ty sản xuất và lắp ráp nước ngoài. Các doanh nghiệp, không thể chỉ trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước mà phải chủ động đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực quản trị và sản xuất để từng bước giành được chỗ đứng trong bối cảnh thị trường cạnh tranh như hiện nay.
- Thành phố vừa ban hành kế hoạch về phát triển công nghiệp hỗ trợ, Sở Công Thương Hà Nội triển khai công việc này như thế nào?
- Để thúc đẩy phát triển ngành Công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn, ngày 9-4-2019, UBND thành phố đã ban hành Kế hoạch số 91/KH-UBND về thực hiện chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn giai đoạn 2019-2020. Theo đó, đến hết năm 2020, giá trị sản xuất công nghiệp của công nghiệp hỗ trợ chiếm khoảng 18% giá trị sản xuất công nghiệp ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo Hà Nội; chỉ số phát triển công nghiệp của lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ hằng năm tăng hơn 12%, góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm bình quân ngành Công nghiệp 2 năm (2019-2020) đạt 9,78-10,79%/năm để đạt mục tiêu cả giai đoạn 2016-2020 tăng 8,6-9%.
Theo kế hoạch này, thành phố sẽ điều tra, khảo sát khoảng 1.000 doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp trọng điểm như chế biến - chế tạo, điện - điện tử, công nghiệp vật liệu, dệt may, bao bì. Thu thập thông tin phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu về công nghiệp hỗ trợ; xây dựng trang thông tin về công nghiệp hỗ trợ của Hà Nội…
Sở Công Thương Hà Nội sẽ tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp như kết nối doanh nghiệp trên địa bàn với các doanh nghiệp nước ngoài, qua đó hỗ trợ doanh nghiệp Hà Nội trong việc quản lý, quản trị, phát triển nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ. Đồng thời, chúng tôi tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư... để tạo điều kiện phát triển cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.
- Trân trọng cảm ơn ông!