Ngọt ngào hát Dô Liệp Tuyết
Danh thắng & Di tích Hà Nội - Ngày đăng : 07:26, 30/05/2019
Từng bị mai một, nay những làn điệu hát Dô ở xã Liệp Tuyết (huyện Quốc Oai) đang hồi sinh mạnh mẽ. Thắm đượm tình quê hương, ngọt ngào trong từng làn điệu, hát Dô đồng hành với mảnh đất này từ ngàn xưa.
Giữa đình làng Khánh Xuân (xã Liệp Tuyết), dù chưa vào chính hè nhưng các thành viên ở đủ thành phần lứa tuổi trong Câu lạc bộ hát Dô xã Liệp Tuyết hoạt động khá sôi nổi. Thay cho lời chào khách, các bà, các chị trong câu lạc bộ ngân nga: “Bạn nàng ta hời, bạn nàng ta/Hái hoa cho khéo/Hoa nào mà héo thì lấy bỏ đi, chớ lấy làm chi/Ớ hơ là hoa tàn/Bạn nàng ta hời, bạn nàng ta...”.
Đều đặn, vào dịp cuối tuần, các bạn trẻ xã Liệp Tuyết lại tập trung ở đình làng Khánh Xuân để cùng đắm đắm say với từng câu hát dưới sự chỉ dạy của nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Lan, Chủ nhiệm Câu lạc bộ hát Dô xã Liệp Tuyết. Trong không gian đình làng cổ kính, dường như những làn điệu hát Dô thăng hoa hơn, gắn bó, gần gũi như chính hơi thở cuộc sống người dân nơi đây…
Theo nghệ nhân Nguyễn Thị Lan, lễ hội hát Dô Liệp Tuyết có nhiều đứt đoạn, năm 1990 mới được khôi phục. Trong khoảng thời gian dài, người dân nơi đây ít ai biết đến làn điệu hát Dô truyền thống, nhưng với tâm huyết của người con quê hương, tình yêu với di sản văn hóa cùng sự ủng hộ của chính quyền địa phương, bà Nguyễn Thị Lan đã dần khôi phục được làn điệu hát Dô. Đến nay, Câu lạc bộ hát Dô xã Liệp Tuyết có 40 thành viên chủ lực dạy hát Dô cho 700 người ở mọi lứa tuổi, trong đó có đông đảo học sinh từ 11 đến 18 tuổi. Câu lạc bộ sinh hoạt đều đặn trong năm nhưng vào mùa hè sôi động hơn cả khi học sinh, sinh viên trên địa bàn xã được nghỉ hè.
"Hát Dô gắn với cư dân nông nghiệp và tín ngưỡng thờ Thành hoàng của người dân địa phương, thường được tổ chức vào mùa xuân. Hát Dô không khô cứng mà trữ tình, gần gũi với đời sống lao động, tình cảm con người. Hát Dô không có nhạc, chỉ có phách và quạt để làm đạo cụ. Mộc mạc, giản dị, hát Dô là những giai điệu ngọt ngào, đầm ấm, thanh thoát của quê hương xứ Đoài", nghệ nhân Nguyễn Thị Lan chia sẻ.
Hiện, hát Dô ở Liệp Tuyết không chỉ biểu diễn trong lễ hội đình Khánh Xuân mà lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng, góp phần khôi phục, bảo tồn loại hình di sản văn hóa phi vật thể quý giá. Với sự miệt mài truyền dạy điệu hát Dô cho thế hệ trẻ, nhiều nghệ nhân cao niên trong xã Liệp Tuyết đã tạo niềm tin và kỳ vọng rằng điệu hát cổ đang được khôi phục, phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt, thế hệ trẻ vốn thông minh, sáng tạo, nên cách tiếp cận, tiếp thu làn điệu cổ dễ dàng, uyển chuyển trong từng câu hát... Không ít học sinh của quê hương Liệp Tuyết mang điệu hát Dô tham dự các cuộc thi âm nhạc và đã được nhiều người yêu thích, trân trọng.
Nhiệt tình giới thiệu với khách về những làn điệu hát Dô ngọt ngào, cán bộ văn hóa UBND xã Liệp Tuyết Tạ Văn Hưng tự hào nói: "Những người bảo tồn điệu hát Dô tại địa phương đều là nông dân, vì yêu làn điệu hát cổ quê mình mà họ không tiếc công sức gìn giữ, truyền dạy... Nhờ đó, hát Dô thực sự là sợi dây gắn kết, làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân. Không chỉ là niềm vui của thế hệ nghệ nhân lớn tuổi, hát Dô còn giúp lớp trẻ tránh xa tệ nạn xã hội, hướng tới những nếp sinh hoạt lành mạnh, bổ ích... Việc dạy hát Dô cho học sinh, sinh viên trên địa bàn xã đã trở thành một trong những hoạt động hè có ý nghĩa tích cực, thu hút nhiều thanh - thiếu niên tham gia. Chúng tôi luôn bảo nhau phải duy trì, bảo tồn, phát triển những làn điệu hát Dô như di sản phi vật thể quý giá của miền quê xứ Đoài".
Đều đặn, vào dịp cuối tuần, các bạn trẻ xã Liệp Tuyết lại tập trung ở đình làng Khánh Xuân để cùng đắm đắm say với từng câu hát dưới sự chỉ dạy của nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Lan, Chủ nhiệm Câu lạc bộ hát Dô xã Liệp Tuyết. Trong không gian đình làng cổ kính, dường như những làn điệu hát Dô thăng hoa hơn, gắn bó, gần gũi như chính hơi thở cuộc sống người dân nơi đây…
Theo nghệ nhân Nguyễn Thị Lan, lễ hội hát Dô Liệp Tuyết có nhiều đứt đoạn, năm 1990 mới được khôi phục. Trong khoảng thời gian dài, người dân nơi đây ít ai biết đến làn điệu hát Dô truyền thống, nhưng với tâm huyết của người con quê hương, tình yêu với di sản văn hóa cùng sự ủng hộ của chính quyền địa phương, bà Nguyễn Thị Lan đã dần khôi phục được làn điệu hát Dô. Đến nay, Câu lạc bộ hát Dô xã Liệp Tuyết có 40 thành viên chủ lực dạy hát Dô cho 700 người ở mọi lứa tuổi, trong đó có đông đảo học sinh từ 11 đến 18 tuổi. Câu lạc bộ sinh hoạt đều đặn trong năm nhưng vào mùa hè sôi động hơn cả khi học sinh, sinh viên trên địa bàn xã được nghỉ hè.
"Hát Dô gắn với cư dân nông nghiệp và tín ngưỡng thờ Thành hoàng của người dân địa phương, thường được tổ chức vào mùa xuân. Hát Dô không khô cứng mà trữ tình, gần gũi với đời sống lao động, tình cảm con người. Hát Dô không có nhạc, chỉ có phách và quạt để làm đạo cụ. Mộc mạc, giản dị, hát Dô là những giai điệu ngọt ngào, đầm ấm, thanh thoát của quê hương xứ Đoài", nghệ nhân Nguyễn Thị Lan chia sẻ.
Hiện, hát Dô ở Liệp Tuyết không chỉ biểu diễn trong lễ hội đình Khánh Xuân mà lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng, góp phần khôi phục, bảo tồn loại hình di sản văn hóa phi vật thể quý giá. Với sự miệt mài truyền dạy điệu hát Dô cho thế hệ trẻ, nhiều nghệ nhân cao niên trong xã Liệp Tuyết đã tạo niềm tin và kỳ vọng rằng điệu hát cổ đang được khôi phục, phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt, thế hệ trẻ vốn thông minh, sáng tạo, nên cách tiếp cận, tiếp thu làn điệu cổ dễ dàng, uyển chuyển trong từng câu hát... Không ít học sinh của quê hương Liệp Tuyết mang điệu hát Dô tham dự các cuộc thi âm nhạc và đã được nhiều người yêu thích, trân trọng.
Nhiệt tình giới thiệu với khách về những làn điệu hát Dô ngọt ngào, cán bộ văn hóa UBND xã Liệp Tuyết Tạ Văn Hưng tự hào nói: "Những người bảo tồn điệu hát Dô tại địa phương đều là nông dân, vì yêu làn điệu hát cổ quê mình mà họ không tiếc công sức gìn giữ, truyền dạy... Nhờ đó, hát Dô thực sự là sợi dây gắn kết, làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân. Không chỉ là niềm vui của thế hệ nghệ nhân lớn tuổi, hát Dô còn giúp lớp trẻ tránh xa tệ nạn xã hội, hướng tới những nếp sinh hoạt lành mạnh, bổ ích... Việc dạy hát Dô cho học sinh, sinh viên trên địa bàn xã đã trở thành một trong những hoạt động hè có ý nghĩa tích cực, thu hút nhiều thanh - thiếu niên tham gia. Chúng tôi luôn bảo nhau phải duy trì, bảo tồn, phát triển những làn điệu hát Dô như di sản phi vật thể quý giá của miền quê xứ Đoài".