Dự án Bến xe Yên Sở: Cơ sở pháp lý rõ ràng, đầy đủ
Danh thắng & Di tích Hà Nội - Ngày đăng : 09:52, 03/06/2019
Bến xe Yên Sở nằm trong danh sách các bến xe trung hạn đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương tại Quyết định số 559/2016/QĐ-TTg, phê duyệt Quy hoạch GTVT Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Thực hiện đúng quy hoạch được Thủ tướng phê duyệt
Khu vực cửa ngõ phía Nam Hà Nội hiện có 2 bến xe khách lớn là: Giáp Bát và Nước Ngầm. Do 2 bến xe nằm gần nhau, trên cùng một trục đường Giải Phóng, tiếp giáp với cửa ngõ phía Nam nên đang gây áp lực không nhỏ cho giao thông trong khu vực, đặc biệt vào các kỳ nghỉ lễ.
Theo Quy hoạch GTVT Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 519/QĐ - TTg, cửa ngõ phía Nam Hà Nội sẽ có 2 bến xe lớn là: Ngọc Hồi và Yên Sở, thay thế bến Giáp Bát và Nước Ngầm. Trong đó, Bến xe Yên Sở được xác định là điểm nhấn góp phần giải tỏa ách tắc giao thông trong giai đoạn trung hạn, cấp thiết phải sớm hoàn thành. Tại Đồ án Quy hoạch bến bãi đỗ xe do Sở GTVT Hà Nội và Viện Quy hoạch xây dựng lập, đang được thẩm định, Bến xe Yên Sở tiếp tục được quy hoạch là bến xe khách liên tỉnh trung hạn, với chức năng hỗ trợ, giảm tải cho 3 Bến xe: Giáp Bát, Nước Ngầm, Gia Lâm.
Đại diện Sở GTVT Hà Nội khẳng định: “Dự án Bến xe Yên Sở phù hợp với tất cả các quy hoạch chung - riêng trong lĩnh vực giao thông vận tải của TP. Bộ GTVT đã thẩm định kỹ lưỡng và trình Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư bến xe này”. Vừa qua, có một số thông tin cho rằng Bến xe Yên Sở được phê duyệt “chạy trước” quy hoạch là không chính xác. Quy hoạch GTVT Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050, trong đó có xác định vị trí xây dựng Bến xe Yên Sở được phê duyệt và công bố tháng 3/2016. Còn Dự án đầu tư xây dựng Bến xe Yên Sở được UBND TP Hà Nội phê duyệt, sau khi Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, vào tháng 12/2016.
Cấp thiết phải đầu tư
Tiến sĩ giao thông đô thị Lê Đỗ Mười chia sẻ, theo Quy hoạch GTVT Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050, khu vực cửa ngõ phía Nam Hà Nội sẽ xây dựng Bến xe phía Nam (Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì). Tuy nhiên, hiện nay Vành đai 4 còn chưa được đầu tư khép kín thì việc triển khai Bến xe phía Nam sẽ khó thực hiện và không nhiều tác dụng.
Bên cạnh đó, hiện cửa ngõ phía Nam Hà Nội đang phải đương đầu với áp lực giao thông rất lớn, nhiều điểm ùn tắc liên hoàn, nhất là vào các kỳ nghỉ lễ, Tết. Đa phần các điểm ùn tắc này đều có liên quan đến 2 bến xe: Giáp Bát, Nước Ngầm. Vì vậy, trong trung hạn, Hà Nội phải cố gắng xây dựng Bến xe Yên Sở nhằm đưa bớt xe khách liên tỉnh tại bến Giáp Bát ra khỏi cửa ngõ, ngoài Vành đai 3, nhằm giảm thiểu UTGT cho khu vực. Do đó, việc xây dựng Bến xe Yên Sở là một bước đi đúng đắn và rất cấp thiết đối với Hà Nội trong giai đoạn này.
Chủ đầu tư dự án - Tổng Giám đốc Công ty CP Bến xe Thanh Trì Tô Mạnh Hùng thông tin thêm, về lâu dài, khi hình thành Vành đai 4 và xây dựng xong, đưa vào khai thác Bến xe phía Nam (Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì), Bến xe Yên Sở sẽ được tổ chức thành điểm trung chuyển dành cho xe buýt, phục vụ kết nối giao thông giữa nhiều tuyến huyết mạch ra - vào cửa ngõ phía Nam Hà Nội.
Ông Lê Đỗ Mười cho hay: “Vừa qua, tôi cũng thấy nhiều dư luận băn khoăn về vấn đề này. Nhưng theo tôi biết, Bến xe Yên Sở đã được xác định là bến xe trung hạn trong Quy hoạch GTVT Thủ đô Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Bên cạnh đó, trong Quy hoạch bến bãi, điểm đỗ xe của Hà Nội cũng đã có bến xe này. Về mặt pháp lý, Dự án Bến xe Yên Sở đã đầy đủ căn cứ, cơ sở. Về mặt thực tế, bến xe này có thể nói là một điểm nhấn quan trọng đối với giao thông Hà Nội nói chung, khu vực cửa ngõ phía Nam nói riêng".
Khu vực cửa ngõ phía Nam Hà Nội hiện có 2 bến xe khách lớn là: Giáp Bát và Nước Ngầm. Do 2 bến xe nằm gần nhau, trên cùng một trục đường Giải Phóng, tiếp giáp với cửa ngõ phía Nam nên đang gây áp lực không nhỏ cho giao thông trong khu vực, đặc biệt vào các kỳ nghỉ lễ.
Theo Quy hoạch GTVT Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 519/QĐ - TTg, cửa ngõ phía Nam Hà Nội sẽ có 2 bến xe lớn là: Ngọc Hồi và Yên Sở, thay thế bến Giáp Bát và Nước Ngầm. Trong đó, Bến xe Yên Sở được xác định là điểm nhấn góp phần giải tỏa ách tắc giao thông trong giai đoạn trung hạn, cấp thiết phải sớm hoàn thành. Tại Đồ án Quy hoạch bến bãi đỗ xe do Sở GTVT Hà Nội và Viện Quy hoạch xây dựng lập, đang được thẩm định, Bến xe Yên Sở tiếp tục được quy hoạch là bến xe khách liên tỉnh trung hạn, với chức năng hỗ trợ, giảm tải cho 3 Bến xe: Giáp Bát, Nước Ngầm, Gia Lâm.
Đại diện Sở GTVT Hà Nội khẳng định: “Dự án Bến xe Yên Sở phù hợp với tất cả các quy hoạch chung - riêng trong lĩnh vực giao thông vận tải của TP. Bộ GTVT đã thẩm định kỹ lưỡng và trình Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư bến xe này”. Vừa qua, có một số thông tin cho rằng Bến xe Yên Sở được phê duyệt “chạy trước” quy hoạch là không chính xác. Quy hoạch GTVT Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050, trong đó có xác định vị trí xây dựng Bến xe Yên Sở được phê duyệt và công bố tháng 3/2016. Còn Dự án đầu tư xây dựng Bến xe Yên Sở được UBND TP Hà Nội phê duyệt, sau khi Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, vào tháng 12/2016.
Cấp thiết phải đầu tư
Tiến sĩ giao thông đô thị Lê Đỗ Mười chia sẻ, theo Quy hoạch GTVT Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050, khu vực cửa ngõ phía Nam Hà Nội sẽ xây dựng Bến xe phía Nam (Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì). Tuy nhiên, hiện nay Vành đai 4 còn chưa được đầu tư khép kín thì việc triển khai Bến xe phía Nam sẽ khó thực hiện và không nhiều tác dụng.
Bên cạnh đó, hiện cửa ngõ phía Nam Hà Nội đang phải đương đầu với áp lực giao thông rất lớn, nhiều điểm ùn tắc liên hoàn, nhất là vào các kỳ nghỉ lễ, Tết. Đa phần các điểm ùn tắc này đều có liên quan đến 2 bến xe: Giáp Bát, Nước Ngầm. Vì vậy, trong trung hạn, Hà Nội phải cố gắng xây dựng Bến xe Yên Sở nhằm đưa bớt xe khách liên tỉnh tại bến Giáp Bát ra khỏi cửa ngõ, ngoài Vành đai 3, nhằm giảm thiểu UTGT cho khu vực. Do đó, việc xây dựng Bến xe Yên Sở là một bước đi đúng đắn và rất cấp thiết đối với Hà Nội trong giai đoạn này.
Chủ đầu tư dự án - Tổng Giám đốc Công ty CP Bến xe Thanh Trì Tô Mạnh Hùng thông tin thêm, về lâu dài, khi hình thành Vành đai 4 và xây dựng xong, đưa vào khai thác Bến xe phía Nam (Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì), Bến xe Yên Sở sẽ được tổ chức thành điểm trung chuyển dành cho xe buýt, phục vụ kết nối giao thông giữa nhiều tuyến huyết mạch ra - vào cửa ngõ phía Nam Hà Nội.
Ông Lê Đỗ Mười cho hay: “Vừa qua, tôi cũng thấy nhiều dư luận băn khoăn về vấn đề này. Nhưng theo tôi biết, Bến xe Yên Sở đã được xác định là bến xe trung hạn trong Quy hoạch GTVT Thủ đô Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Bên cạnh đó, trong Quy hoạch bến bãi, điểm đỗ xe của Hà Nội cũng đã có bến xe này. Về mặt pháp lý, Dự án Bến xe Yên Sở đã đầy đủ căn cứ, cơ sở. Về mặt thực tế, bến xe này có thể nói là một điểm nhấn quan trọng đối với giao thông Hà Nội nói chung, khu vực cửa ngõ phía Nam nói riêng".