Mùa hạ đọc gì
Truyện - Ngày đăng : 11:35, 06/06/2019
Hồi còn là sinh viên, trước khi về hè, tôi thường nài nỉ mấy cô thủ thư cho mượn mấy cuốn sách kinh điển về ngấu nghiến mấy tháng nhàn nhã.
Hồi còn là sinh viên, trước khi về hè, tôi thường nài nỉ mấy cô thủ thư cho mượn mấy cuốn sách kinh điển về ngấu nghiến mấy tháng nhàn nhã. Ấy vậy mà, khi lên trường trả sách, cuốn nào cuốn ấy vẫn phẳng phiu, các cô mừng lắm. Còn tôi, thú thực khi ấy chỉ muốn được mượn lại. Vì suốt cả mùa hè, những chiều bẻ ngô, câu cá, làm cỏ, bơi lội… mới thực sự đi vào hồn tôi. Dăm ba quyển sách không thể giữ chân tôi giữa tiếng gọi của thiên nhiên đang trong thời khắc rực rỡ, xanh tươi nhất.
Những mùa hè ở miền Bắc không thật sự dài. Cuối xuân vẫn còn những ngày gió mùa về rét mướt, chớm thu đã se lạnh. Mùa này, tháng không rộng nhưng ngày lại dài. Có phải bởi “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng” mà thấy đời vui hơn nhưng cũng chất chứa nhiều nông nổi. Suốt mấy mùa dòng sông vắng lặng bỏ mặc những con thuyền lặng lẽ thả câu, hạ đến, người từ khắp nơi đổ về quê hương, lao xuống dòng nước xanh mà vùng vẫy.
Lại có người quyết vượt qua những cung đường đèo bỏng rát để ngược miền non cao mà tận hưởng chút bóng mát của đại ngàn. Với những ai ngại đường xa, thì cũng đâu có thiệt thòi. Mùa ong đã núng nính mật thơm trong tổ, tiếng chim rừng ngọt ngào hơn bởi có hương trái chín. Bữa cơm có vị quả cà, con cua, lá rau mồng tơi biếc xanh… tất cả đang ở vào độ viên mãn nhất, giờ là lúc thích hợp để tận hưởng.
Lại có người quyết vượt qua những cung đường đèo bỏng rát để ngược miền non cao mà tận hưởng chút bóng mát của đại ngàn. Với những ai ngại đường xa, thì cũng đâu có thiệt thòi. Mùa ong đã núng nính mật thơm trong tổ, tiếng chim rừng ngọt ngào hơn bởi có hương trái chín. Bữa cơm có vị quả cà, con cua, lá rau mồng tơi biếc xanh… tất cả đang ở vào độ viên mãn nhất, giờ là lúc thích hợp để tận hưởng.
Nhưng riêng ta đã lắng đọng được gì sau một năm hay chỉ là những chuyến đi với hội hè đình đám, vài tuần trà đã tiễn mùa sang, dăm chén rượu đã thấy đời mình như nắng đổ qua quãng dốc bên kia đèo. Dường như, chỉ có kiếm tìm trong trang sách mới thấy tích lũy được những gì thật sự là của mình.
Lật từng trang giấy cũ đã ố vàng, tôi thấy con chữ đứng dậy, những câu chữ hay còn có thêm đôi cánh ngát hương thơm của nắng, của hoa, của mật… không bay đi tản mát như những thú vui qua ngày mà mình đã nếm trải. Gấp lại trang văn đang đọc dở, tưởng đã xế trưa, không gian yên ắng.
Từ lúc ấy, tôi chợt nhận ra những cánh ong bay qua những cánh đồng hoa nở, những mầm rễ cặm cụi trong đất nâu, những con thuyền buông câu, thả lưới… đâu chỉ vì sự trường tồn của giống loài, vì lẽ mưu sinh của đời sống “dân sinh, nhật dụng”. Dường như còn là sự khám phá, gạn lọc những gì đau đáu, thiết tha nhất trong khi tôi đọc từng trang sách này.
Thêm một lần nữa, cái ý nghĩ ngấu nghiến sách vở của tôi lại phải gác lại. Tôi khép cánh cửa bước ra bên ngoài. Ông bác tôi chẳng cần nhìn vẫn mắc mồi vào lưỡi câu, mắt không rời khỏi những gợi sóng nước trên hồ. “Ta học được ở sông nước cái lẽ được, mất con ạ, nên cả đời ta không bị đói dẫu chẳng sang giàu là bởi biết điều với thiên nhiên”.
Tôi biết hỏi nữa thành thừa, bởi mình nhìn đâu cũng chỉ thấy cái muốn thu về mà trời đất, cây cỏ cho ta mùa màng, cũng biết lấy lại bằng hạn hán, bão lụt. Cái biết điều ấy thế nào là vừa độ, là đến ngưỡng khác chi người lái đò sông Đà đọc từng khúc sông, con thác, xoáy nước trong văn của cụ Nguyễn Tuân. Một đấng quân vương như Trần Nhân Tông đã đọc được gì từ những năm “thanh gươm yên ngựa” khi đánh bại đội quân hùng mạnh Nguyên Mông để rồi ngài thành Phật?
Giữa náo nức của mạch sống, ta vẫn lắng tai nghe được những gì trầm lắng nhất. Cái tâm đã tĩnh từ lúc biết thủa mai sau gió sương từ lúc phong phanh tráng kiện. Như vị ngọt của hoa trái cứ đậm dần, lắng sâu thành vị đắng của hạt để ươm những mùa sau. Sẽ có bao câu thơ được cất lên, sẽ bay theo gió hay tan biến trên mặt hồ. Không!
Sẽ chẳng có gì vang lên bởi chỉ cần lắng kết trong lòng mà thấm thía cũng là khi ta được đọc bao điều thú vị trong cuộc đời này. Mùa hạ này tôi lại chẳng đọc được thêm nhiều trang sách. Nhưng, có sao đâu nhỉ…
Lật từng trang giấy cũ đã ố vàng, tôi thấy con chữ đứng dậy, những câu chữ hay còn có thêm đôi cánh ngát hương thơm của nắng, của hoa, của mật… không bay đi tản mát như những thú vui qua ngày mà mình đã nếm trải. Gấp lại trang văn đang đọc dở, tưởng đã xế trưa, không gian yên ắng.
Từ lúc ấy, tôi chợt nhận ra những cánh ong bay qua những cánh đồng hoa nở, những mầm rễ cặm cụi trong đất nâu, những con thuyền buông câu, thả lưới… đâu chỉ vì sự trường tồn của giống loài, vì lẽ mưu sinh của đời sống “dân sinh, nhật dụng”. Dường như còn là sự khám phá, gạn lọc những gì đau đáu, thiết tha nhất trong khi tôi đọc từng trang sách này.
Thêm một lần nữa, cái ý nghĩ ngấu nghiến sách vở của tôi lại phải gác lại. Tôi khép cánh cửa bước ra bên ngoài. Ông bác tôi chẳng cần nhìn vẫn mắc mồi vào lưỡi câu, mắt không rời khỏi những gợi sóng nước trên hồ. “Ta học được ở sông nước cái lẽ được, mất con ạ, nên cả đời ta không bị đói dẫu chẳng sang giàu là bởi biết điều với thiên nhiên”.
Tôi biết hỏi nữa thành thừa, bởi mình nhìn đâu cũng chỉ thấy cái muốn thu về mà trời đất, cây cỏ cho ta mùa màng, cũng biết lấy lại bằng hạn hán, bão lụt. Cái biết điều ấy thế nào là vừa độ, là đến ngưỡng khác chi người lái đò sông Đà đọc từng khúc sông, con thác, xoáy nước trong văn của cụ Nguyễn Tuân. Một đấng quân vương như Trần Nhân Tông đã đọc được gì từ những năm “thanh gươm yên ngựa” khi đánh bại đội quân hùng mạnh Nguyên Mông để rồi ngài thành Phật?
Giữa náo nức của mạch sống, ta vẫn lắng tai nghe được những gì trầm lắng nhất. Cái tâm đã tĩnh từ lúc biết thủa mai sau gió sương từ lúc phong phanh tráng kiện. Như vị ngọt của hoa trái cứ đậm dần, lắng sâu thành vị đắng của hạt để ươm những mùa sau. Sẽ có bao câu thơ được cất lên, sẽ bay theo gió hay tan biến trên mặt hồ. Không!
Sẽ chẳng có gì vang lên bởi chỉ cần lắng kết trong lòng mà thấm thía cũng là khi ta được đọc bao điều thú vị trong cuộc đời này. Mùa hạ này tôi lại chẳng đọc được thêm nhiều trang sách. Nhưng, có sao đâu nhỉ…