Đông Ngạc - Nét xưa trong phố thị
Danh thắng & Di tích Hà Nội - Ngày đăng : 18:28, 16/06/2019
Giữa làn sóng đô thị hóa sầm uất, hiện đại, có một Đông Ngạc (phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm) còn lưu giữ nét đẹp cổ kính, rêu phong với nhiều di tích lịch sử, công trình kiến trúc cổ. Tĩnh lặng như nốt trầm tinh tế, nơi đây còn là quê hương của nhiều khoa bảng, tiến sĩ, danh nhân, anh hùng…
Phường Đông Ngạc có tốc độ đô thị hóa nhanh nhưng vẫn lưu giữ được nhiều công trình kiến trúc cổ.
Dấu xưa...
Làng Đông Ngạc xưa kia có tên nôm là Kẻ Vẽ. Trước làn sóng đô thị hóa mạnh mẽ, Đông Ngạc vẫn giữ được mái đình rêu phong, những con ngõ nhỏ uốn lượn và nhiều ngôi nhà cổ đặc trưng của làng quê Bắc Bộ…
Qua những khu đô thị sầm uất hiện đại, đến phường Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm), thả bước chân thư thái trong ngõ, xóm, vẫn thấy nguyên vẹn một Đông Ngạc cổ kính với những công trình cổ xưa hàng trăm năm tuổi trên từng mái đình, cổng chùa hay những ngôi nhà gỗ nhuốm màu thời gian. Tuy nhiên, nhà nào cũng có số và ngõ nhỏ đều có tên, rất ngăn nắp, gọn gàng. Trong mỗi căn nhà, cảm nhận rõ sự thanh bình, như bỏ lại ngoài kia mọi sự ồn ào, náo nhiệt...
Điểm nhấn của Đông Ngạc là đình làng. Theo lời ông Lê Văn Đôn, Trưởng ban Di tích đình làng Đông Ngạc, đình có từ hơn 500 năm nay, tương truyền lúc đầu chỉ là một ngôi miếu cổ. Theo tấm bia trong đình, niên hiệu Dương Hòa thứ nhất (năm 1635) đình được xây dựng lại, sau đó được tu sửa, trùng tu nhiều lần nhưng vẫn giữ được nhiều di vật quý giá và 2 tranh cổ độc đáo. Đình có kiến trúc theo hình chữ “Quốc” - tượng trưng cho đầu rồng, từ cổng vào phải qua 2 nghi môn, nghi môn ngoại tượng trưng cho mũi rồng; giữa 2 tam quan là 2 ao nhỏ tượng trưng cho 2 mắt rồng. Hai bái đường nội và ngoại mỗi tòa gồm 9 gian tượng trưng cho đỉnh đầu rồng… Đặc biệt, đình còn lưu 7 tấm bia cổ, trong đó, bia Dương Hòa tạc vào thế kỷ 17 ghi việc làm lại đình. Hiện, đình Đông Ngạc đã được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
Không chỉ có đình cổ đẹp nổi tiếng, Đông Ngạc còn trầm lắng trong không gian xưa bởi những ngôi nhà gỗ, nhà thờ cổ… tái hiện nếp gia phong truyền thống, lưu giữ những giá trị văn hóa… Theo thống kê của phường Đông Ngạc, toàn phường hiện còn hàng trăm ngôi nhà cổ hơn 100 năm tuổi; riêng nhà thờ cổ của các dòng họ thì còn khoảng 30 ngôi. Một số ít ngôi nhà cổ được trùng tu, phục hồi nhưng hầu hết vẫn giữ được nét cổ kính. Nhà cổ ở Đông Ngạc hầu hết được làm bằng gỗ lim và gỗ xoan rừng, rộng rãi, thoáng mát. “Là thế hệ hậu sinh, chúng tôi tự hào khi giữa đô thị phồn hoa mà làng tôi vẫn giữ được nét xưa cũ của Hà Nội” - chị Đỗ Thị Lan ở tổ dân phố 3 (phường Đông Ngạc) chia sẻ.
Ngoài những ngôi nhà hơn 100 năm được bảo tồn nguyên trạng, còn có những ngôi nhà thờ cổ dựng từ mấy thế kỷ trước như nhà thờ cụ Đỗ Thế Giai (một vị quan thời Vua Lê - Chúa Trịnh) là nơi lưu giữ khá nhiều cổ vật có giá trị (rùa, hạc, bia đá, tượng ông phỗng, hương án…). Ngôi nhà cổ này có 5 gian được làm bằng các loại gỗ quý như lim, xoan rừng… theo lối kiến trúc đậm phong cách thời Lê với những nét hoa văn trang trí rèm cửa còn khá nguyên vẹn - đây được coi như ngôi đình thứ 2 của Đông Ngạc bởi theo sử sách ghi lại: Cụ Đỗ Thế Giai được sắc phong là Đỗ Đại Vương Từ. Trong nhà vẫn treo trang trọng bức hoành phi với 4 chữ “Thượng Đẳng Phúc Thần” (tương đương với Thành hoàng làng).
Giữ vốn quý - nguồn lực cho phát triển
Không chỉ nổi tiếng bởi vẻ đẹp cổ kính, làng cổ Đông Ngạc còn tự hào là nơi sinh ra nhiều bậc hiền tài nên người xưa từng lưu truyền “Đất kẻ Giàn, quan kẻ Vẽ” - tuy không có Trạng nguyên nhưng Đông Ngạc là một trong những làng khoa bảng tiêu biểu bởi có tới 22 tiến sĩ (Đại khoa). Ông Phạm Quang Đại, một nhà giáo nổi tiếng ở đất Đông Ngạc cho hay: Thời phong kiến, Đông Ngạc đứng thứ 3 toàn quốc về đỗ tiến sĩ. Ở Đông Ngạc, tộc họ nào cũng có người đỗ Đại khoa; có họ 16 người đỗ Đại khoa (họ Phạm). Điển hình là gia đình cụ Phạm Quang Trạch có tới 7 người đỗ Đại khoa trong khoảng 211 năm; gia đình cụ Hoàng Tế Mỹ nổi tiếng vì 3 đời nối tiếp nhau đỗ Hoàng giáp...
Đông Ngạc còn sinh ra nhiều danh nhân đóng góp lớn cho đất nước, như các cụ: Phan Phu Tiên, Hoàng Tế Mỹ, Hoàng Tăng Bí, Hoàng Minh Giám… Theo thống kê sơ bộ của phường Đông Ngạc, hiện nay có hơn 1.000 người là cử nhân, tiến sĩ, giáo sư… và nhiều người giữ chức vụ cao cấp của Nhà nước… Có lẽ, với truyền thống đó mà hầu hết cổng nhà, cổng làng ở Đông Ngạc đều xây dựng hình tháp bút; ngoài cổng các nhà cổ đều có hàng chữ nho; trong nhà thờ của các dòng họ đều có bức hoành phi câu đối thể hiện tinh thần hiếu học của người dân Đông Ngạc. Với bề dày văn hóa, lịch sử, Đông Ngạc đã được tôn vinh là một trong hai làng văn hiến xứ Bắc kỳ. Theo ông Đỗ Quốc Hiến, hậu duệ đời thứ 15 của cụ Đỗ Thế Giai: Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, các thế hệ của dòng họ Đỗ vẫn giữ nguyên khuôn viên, kiến trúc cũ và nhắc nhở con cháu noi gương thế hệ trước trong học tập, cống hiến trí và lực, cùng nhau xây dựng quê hương, đất nước...
Một nét đáng quý ở Đông Ngạc là trong khi nhiều nơi còn lúng túng trong vấn đề bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống trước làn sóng đô thị hóa thì Đông Ngạc thực hiện việc này không khó. Người dân Đông Ngạc kiên quyết duy trì, bảo tồn nếp nhà thờ cổ hay nhà ở lâu năm như một di sản của dòng họ, gia đình... Bởi vậy, ở Đông Ngạc, rất hiếm xảy ra tình trạng phá nhà cổ để xây nhà mới, cao tầng. Nếu buộc phải trùng tu, tôn tạo, chính quyền và người dân Đông Ngạc luôn tham khảo ý kiến chuyên gia và đặc biệt tôn trọng những nét đẹp do ông cha tạo dựng. Chính vì vậy, dù xung quanh nhộn nhịp với tốc độ đô thị hóa thì Đông Ngạc với những nét đẹp cổ kính như nốt trầm tinh tế trong bản nhạc cuộc sống sôi động...
Nhận rõ giá trị gìn giữ nét đẹp vốn có của làng cổ kết hợp nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân là nhiệm vụ quan trọng, ngoài nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, phường Đông Ngạc tập trung huy động sức dân tham gia đóng góp xây dựng địa phương. Thông qua hoạt động xã hội hóa, Đông Ngạc đang hoàn thiện các công trình phục vụ nhân dân các lĩnh vực: Văn hóa, văn nghệ, thể dục - thể thao, cơ sở hạ tầng… Tính riêng năm 2018, nhân dân phường Đông Ngạc huy động được 400 triệu đồng để cải tạo cổng làng - đây là kinh nghiệm quý cho những địa phương cần bảo tồn giá trị truyền thống...
"Nhằm chia sẻ những giá trị tốt đẹp, Đông Ngạc đang hướng quê hương thành điểm du lịch hấp dẫn. Để thực hiện hiệu quả, ngoài nỗ lực nội tại, chính quyền và nhân dân Đông Ngạc mong được sự quan tâm từ nhiều cấp, nhiều ngành, trong đó có các đơn vị lữ hành... Qua đó, góp phần giúp Đông Ngạc cổ kính phát huy giá trị truyền thống đáng trân trọng và đọng mãi với thời gian" - Chủ tịch UBND phường Đông Ngạc Nguyễn Quang Thậm kỳ vọng.
Làng Đông Ngạc xưa kia có tên nôm là Kẻ Vẽ. Trước làn sóng đô thị hóa mạnh mẽ, Đông Ngạc vẫn giữ được mái đình rêu phong, những con ngõ nhỏ uốn lượn và nhiều ngôi nhà cổ đặc trưng của làng quê Bắc Bộ…
Qua những khu đô thị sầm uất hiện đại, đến phường Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm), thả bước chân thư thái trong ngõ, xóm, vẫn thấy nguyên vẹn một Đông Ngạc cổ kính với những công trình cổ xưa hàng trăm năm tuổi trên từng mái đình, cổng chùa hay những ngôi nhà gỗ nhuốm màu thời gian. Tuy nhiên, nhà nào cũng có số và ngõ nhỏ đều có tên, rất ngăn nắp, gọn gàng. Trong mỗi căn nhà, cảm nhận rõ sự thanh bình, như bỏ lại ngoài kia mọi sự ồn ào, náo nhiệt...
Điểm nhấn của Đông Ngạc là đình làng. Theo lời ông Lê Văn Đôn, Trưởng ban Di tích đình làng Đông Ngạc, đình có từ hơn 500 năm nay, tương truyền lúc đầu chỉ là một ngôi miếu cổ. Theo tấm bia trong đình, niên hiệu Dương Hòa thứ nhất (năm 1635) đình được xây dựng lại, sau đó được tu sửa, trùng tu nhiều lần nhưng vẫn giữ được nhiều di vật quý giá và 2 tranh cổ độc đáo. Đình có kiến trúc theo hình chữ “Quốc” - tượng trưng cho đầu rồng, từ cổng vào phải qua 2 nghi môn, nghi môn ngoại tượng trưng cho mũi rồng; giữa 2 tam quan là 2 ao nhỏ tượng trưng cho 2 mắt rồng. Hai bái đường nội và ngoại mỗi tòa gồm 9 gian tượng trưng cho đỉnh đầu rồng… Đặc biệt, đình còn lưu 7 tấm bia cổ, trong đó, bia Dương Hòa tạc vào thế kỷ 17 ghi việc làm lại đình. Hiện, đình Đông Ngạc đã được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
Không chỉ có đình cổ đẹp nổi tiếng, Đông Ngạc còn trầm lắng trong không gian xưa bởi những ngôi nhà gỗ, nhà thờ cổ… tái hiện nếp gia phong truyền thống, lưu giữ những giá trị văn hóa… Theo thống kê của phường Đông Ngạc, toàn phường hiện còn hàng trăm ngôi nhà cổ hơn 100 năm tuổi; riêng nhà thờ cổ của các dòng họ thì còn khoảng 30 ngôi. Một số ít ngôi nhà cổ được trùng tu, phục hồi nhưng hầu hết vẫn giữ được nét cổ kính. Nhà cổ ở Đông Ngạc hầu hết được làm bằng gỗ lim và gỗ xoan rừng, rộng rãi, thoáng mát. “Là thế hệ hậu sinh, chúng tôi tự hào khi giữa đô thị phồn hoa mà làng tôi vẫn giữ được nét xưa cũ của Hà Nội” - chị Đỗ Thị Lan ở tổ dân phố 3 (phường Đông Ngạc) chia sẻ.
Ngoài những ngôi nhà hơn 100 năm được bảo tồn nguyên trạng, còn có những ngôi nhà thờ cổ dựng từ mấy thế kỷ trước như nhà thờ cụ Đỗ Thế Giai (một vị quan thời Vua Lê - Chúa Trịnh) là nơi lưu giữ khá nhiều cổ vật có giá trị (rùa, hạc, bia đá, tượng ông phỗng, hương án…). Ngôi nhà cổ này có 5 gian được làm bằng các loại gỗ quý như lim, xoan rừng… theo lối kiến trúc đậm phong cách thời Lê với những nét hoa văn trang trí rèm cửa còn khá nguyên vẹn - đây được coi như ngôi đình thứ 2 của Đông Ngạc bởi theo sử sách ghi lại: Cụ Đỗ Thế Giai được sắc phong là Đỗ Đại Vương Từ. Trong nhà vẫn treo trang trọng bức hoành phi với 4 chữ “Thượng Đẳng Phúc Thần” (tương đương với Thành hoàng làng).
Giữ vốn quý - nguồn lực cho phát triển
Không chỉ nổi tiếng bởi vẻ đẹp cổ kính, làng cổ Đông Ngạc còn tự hào là nơi sinh ra nhiều bậc hiền tài nên người xưa từng lưu truyền “Đất kẻ Giàn, quan kẻ Vẽ” - tuy không có Trạng nguyên nhưng Đông Ngạc là một trong những làng khoa bảng tiêu biểu bởi có tới 22 tiến sĩ (Đại khoa). Ông Phạm Quang Đại, một nhà giáo nổi tiếng ở đất Đông Ngạc cho hay: Thời phong kiến, Đông Ngạc đứng thứ 3 toàn quốc về đỗ tiến sĩ. Ở Đông Ngạc, tộc họ nào cũng có người đỗ Đại khoa; có họ 16 người đỗ Đại khoa (họ Phạm). Điển hình là gia đình cụ Phạm Quang Trạch có tới 7 người đỗ Đại khoa trong khoảng 211 năm; gia đình cụ Hoàng Tế Mỹ nổi tiếng vì 3 đời nối tiếp nhau đỗ Hoàng giáp...
Đông Ngạc còn sinh ra nhiều danh nhân đóng góp lớn cho đất nước, như các cụ: Phan Phu Tiên, Hoàng Tế Mỹ, Hoàng Tăng Bí, Hoàng Minh Giám… Theo thống kê sơ bộ của phường Đông Ngạc, hiện nay có hơn 1.000 người là cử nhân, tiến sĩ, giáo sư… và nhiều người giữ chức vụ cao cấp của Nhà nước… Có lẽ, với truyền thống đó mà hầu hết cổng nhà, cổng làng ở Đông Ngạc đều xây dựng hình tháp bút; ngoài cổng các nhà cổ đều có hàng chữ nho; trong nhà thờ của các dòng họ đều có bức hoành phi câu đối thể hiện tinh thần hiếu học của người dân Đông Ngạc. Với bề dày văn hóa, lịch sử, Đông Ngạc đã được tôn vinh là một trong hai làng văn hiến xứ Bắc kỳ. Theo ông Đỗ Quốc Hiến, hậu duệ đời thứ 15 của cụ Đỗ Thế Giai: Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, các thế hệ của dòng họ Đỗ vẫn giữ nguyên khuôn viên, kiến trúc cũ và nhắc nhở con cháu noi gương thế hệ trước trong học tập, cống hiến trí và lực, cùng nhau xây dựng quê hương, đất nước...
Một nét đáng quý ở Đông Ngạc là trong khi nhiều nơi còn lúng túng trong vấn đề bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống trước làn sóng đô thị hóa thì Đông Ngạc thực hiện việc này không khó. Người dân Đông Ngạc kiên quyết duy trì, bảo tồn nếp nhà thờ cổ hay nhà ở lâu năm như một di sản của dòng họ, gia đình... Bởi vậy, ở Đông Ngạc, rất hiếm xảy ra tình trạng phá nhà cổ để xây nhà mới, cao tầng. Nếu buộc phải trùng tu, tôn tạo, chính quyền và người dân Đông Ngạc luôn tham khảo ý kiến chuyên gia và đặc biệt tôn trọng những nét đẹp do ông cha tạo dựng. Chính vì vậy, dù xung quanh nhộn nhịp với tốc độ đô thị hóa thì Đông Ngạc với những nét đẹp cổ kính như nốt trầm tinh tế trong bản nhạc cuộc sống sôi động...
Nhận rõ giá trị gìn giữ nét đẹp vốn có của làng cổ kết hợp nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân là nhiệm vụ quan trọng, ngoài nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, phường Đông Ngạc tập trung huy động sức dân tham gia đóng góp xây dựng địa phương. Thông qua hoạt động xã hội hóa, Đông Ngạc đang hoàn thiện các công trình phục vụ nhân dân các lĩnh vực: Văn hóa, văn nghệ, thể dục - thể thao, cơ sở hạ tầng… Tính riêng năm 2018, nhân dân phường Đông Ngạc huy động được 400 triệu đồng để cải tạo cổng làng - đây là kinh nghiệm quý cho những địa phương cần bảo tồn giá trị truyền thống...
"Nhằm chia sẻ những giá trị tốt đẹp, Đông Ngạc đang hướng quê hương thành điểm du lịch hấp dẫn. Để thực hiện hiệu quả, ngoài nỗ lực nội tại, chính quyền và nhân dân Đông Ngạc mong được sự quan tâm từ nhiều cấp, nhiều ngành, trong đó có các đơn vị lữ hành... Qua đó, góp phần giúp Đông Ngạc cổ kính phát huy giá trị truyền thống đáng trân trọng và đọng mãi với thời gian" - Chủ tịch UBND phường Đông Ngạc Nguyễn Quang Thậm kỳ vọng.