Ngăn chặn thông tin xuyên tạc, sai trái, thù địch
Tin tức - Ngày đăng : 09:17, 24/06/2019
Trong những năm đổi mới toàn diện đất nước vừa qua, việc đấu tranh ngăn chặn thông tin xuyên tạc, sai trái, thù địch có ý nghĩa quan trọng trong bảo vệ an ninh quốc gia, cũng như góp phần xây dựng môi trường hòa bình ổn định để phát triển. Với vị trí là Thủ đô, Hà Nội là địa bàn tập trung chống phá của các thế lực thù địch. Càng hội nhập quốc tế sâu rộng và với diễn biến phức tạp trong "thế giới phẳng" hiện nay càng đặt ra những thách thức, khó khăn cho mặt trận đấu tranh này.
Hà Nội là trung tâm đầu não về chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế. Vì vậy, đây cũng là địa bàn trọng điểm trong âm mưu và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch.
Thực tiễn các biến cố chính trị, như các cuộc “cách mạng nhung” lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu giai đoạn cuối những năm tám mươi của thế kỷ XX, hay các cuộc “cách mạng màu” diễn ra ở các nước thuộc Liên Xô cũ; và cách đây chưa lâu là biến động chính trị ở các nước Bắc Phi, Trung Đông đã chứng minh rằng thủ đô là địa bàn chủ yếu diễn ra các hoạt động biểu tình, bạo loạn, lật đổ chính phủ đương nhiệm dưới sự chỉ đạo của lực lượng đối lập, có sự hậu thuẫn từ bên ngoài.
Thông qua các phương thức như tuyên truyền miệng, tán phát tài liệu và đặc biệt là qua hệ thống truyền thông, mạng internet, các đối tượng thù địch và phần tử xấu đã và đang tung ra các thông tin, quan điểm sai trái, thù địch, tập trung khoét vào những hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý, những bức xúc quanh công tác đấu tranh chống tham nhũng, sự tha hóa về đạo đức, lối sống và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong một bộ phận cán bộ, đảng viên... để xuyên tạc, kích động, “đầu độc” tư tưởng người dân Thủ đô (nhất là học sinh, sinh viên, công nhân,...), hòng làm suy giảm niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và vai trò quản lý, điều hành của chính quyền Hà Nội.
Hoạt động này có khả năng cao gây ra những tác động tiêu cực về nhận thức tư tưởng của một bộ phận người dân, kể cả cán bộ, đảng viên, đe dọa nghiêm trọng tới sự ổn định chính trị của Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung.
Hiện tượng cá nhân cán bộ, đảng viên có biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", suy thoái về đạo đức, lối sống (Văn kiện Đảng gọi là “Nhóm lợi ích”) đã được Đảng xác định, chỉ rõ, trong đó có người thậm chí chuyển sang chống phá chế độ (không phải vì tư tưởng chính trị) mà vì tài sản do tham nhũng mà có. Nhìn nhận rõ vấn đề, thời gian qua, Đảng, Nhà nước đã kỷ luật, đưa ra xét xử trước pháp luật không ít cán bộ, đảng viên, trong đó có cả lãnh đạo cấp cao.
Điều đó cho thấy, không hề có "vùng cấm", Đảng không hề dung túng, bao che cho hành vi sai phạm. Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí của Đảng thời gian qua được dư luận nhân dân hoan nghênh, đánh giá cao.
Thế nhưng, vẫn còn những cá nhân, tổ chức không hiểu hoặc cố tình không hiểu, xuyên tạc, bóp méo, bịa đặt về công tác phòng, chống tham nhũng, lôi kéo những cá nhân tham nhũng, suy thoái tham gia chống phá hòng làm ảnh hưởng tới uy tín của Đảng, của chế độ dù chính họ hiểu nhất, trong xã hội nào cũng có thể nảy sinh tham nhũng.
Nhận thức rõ tính chất nguy hiểm của hoạt động trên, thành phố đã chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành chủ động đấu tranh phản bác các thông tin, quan điểm sai trái, thù địch; vạch rõ sự giả dối, xuyên tạc, bịa đặt, phản cách mạng, phản khoa học trong các thông tin, quan điểm sai trái, thù địch, cũng như bản chất chống đối của các đối tượng thù địch, phần tử xấu, từ đó giúp người dân Thủ đô không tin và không nghe theo.
Nói cách khác, qua đấu tranh, phản bác, để vô hiệu hóa tác động tiêu cực tới tư tưởng của quần chúng, giữ vững trận địa tư tưởng, niềm tin của nhân dân đối với Đảng bộ và chính quyền Hà Nội nói riêng cũng như vai trò lãnh đạo của Đảng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của đất nước nói chung.
Trên thực tế, trong những năm qua, việc đấu tranh ngăn chặn, phản bác các thông tin xuyên tạc, quan điểm sai trái, thù địch được thành phố tiến hành với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, có hiệu quả cao, như qua đội ngũ tuyên truyền viên, qua các bài viết trên các phương tiện truyền thông đại chúng… và đặc biệt là qua hệ thống trang mạng internet. Đồng thời, thành phố xây dựng được đội ngũ cộng tác viên đông đảo là các nhà khoa học, các chuyên gia nghiên cứu lý luận và cán bộ quản lý.
Qua các trang mạng đã có hàng chục nghìn bài viết có sức thuyết phục cả về lý luận và thực tiễn, phản bác các thông tin, quan điểm sai trái, thù địch, đặc biệt là những luận điệu núp dưới các hoạt động như “phản biện xã hội” hay “đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực”.
Việc đấu tranh, phản bác đã góp phần định hướng tư tưởng, nhận thức của quần chúng nhân dân trên địa bàn Thủ đô, nhất là vào các thời điểm và khi xảy ra sự việc nhạy cảm về chính trị, xã hội như: Biểu tình phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; sự cố môi trường biển ở 4 tỉnh miền Trung hay khi xảy ra những sự việc phức tạp trên địa bàn thành phố và cả nước thời gian qua... Đây là điểm quan trọng giúp giữ vững được sự ổn định chính trị - xã hội trên địa bàn Thủ đô, ngăn chặn, vô hiệu hóa âm mưu, ý đồ chống phá của các thế lực thù địch.
Chủ trương xuyên suốt của Đảng, Nhà nước ta là tập trung khắc phục tồn tại, không ngừng nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, cơ quan quản lý, với tinh thần lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ; kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng "không có vùng cấm", "không có ngoại lệ"...
Vì vậy, không để đối tượng thù địch có thể lợi dụng những hạn chế trong công tác quản lý để bóp méo, xuyên tạc, tung tin bịa đặt chống phá chế độ, các cấp, các ngành, cơ quan truyền thông, báo chí tiếp tục nỗ lực nhiều hơn nữa trong tập trung giải quyết hiệu quả những nguyên nhân gây mất niềm tin trong nhân dân, trước hết là các vấn đề tiêu cực, phức tạp đang còn tồn tại trên các lĩnh vực đời sống xã hội.
Đồng thời, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác đấu tranh, phản bác các thông tin, quan điểm sai trái, thù địch; nhận diện biểu hiện của "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức chính trị và khả năng nhận diện của nhân dân và cán bộ, đảng viên về âm mưu, ý đồ, thủ đoạn của các đối tượng thù địch, phần tử xấu cũng như tầm quan trọng của công tác đấu tranh, phản bác luận điệu sai trái và ý thức trách nhiệm của mình trong công tác này, từ đó chủ động, tự giác tham gia.
Thực tiễn các biến cố chính trị, như các cuộc “cách mạng nhung” lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu giai đoạn cuối những năm tám mươi của thế kỷ XX, hay các cuộc “cách mạng màu” diễn ra ở các nước thuộc Liên Xô cũ; và cách đây chưa lâu là biến động chính trị ở các nước Bắc Phi, Trung Đông đã chứng minh rằng thủ đô là địa bàn chủ yếu diễn ra các hoạt động biểu tình, bạo loạn, lật đổ chính phủ đương nhiệm dưới sự chỉ đạo của lực lượng đối lập, có sự hậu thuẫn từ bên ngoài.
Thông qua các phương thức như tuyên truyền miệng, tán phát tài liệu và đặc biệt là qua hệ thống truyền thông, mạng internet, các đối tượng thù địch và phần tử xấu đã và đang tung ra các thông tin, quan điểm sai trái, thù địch, tập trung khoét vào những hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý, những bức xúc quanh công tác đấu tranh chống tham nhũng, sự tha hóa về đạo đức, lối sống và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong một bộ phận cán bộ, đảng viên... để xuyên tạc, kích động, “đầu độc” tư tưởng người dân Thủ đô (nhất là học sinh, sinh viên, công nhân,...), hòng làm suy giảm niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và vai trò quản lý, điều hành của chính quyền Hà Nội.
Hoạt động này có khả năng cao gây ra những tác động tiêu cực về nhận thức tư tưởng của một bộ phận người dân, kể cả cán bộ, đảng viên, đe dọa nghiêm trọng tới sự ổn định chính trị của Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung.
Hiện tượng cá nhân cán bộ, đảng viên có biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", suy thoái về đạo đức, lối sống (Văn kiện Đảng gọi là “Nhóm lợi ích”) đã được Đảng xác định, chỉ rõ, trong đó có người thậm chí chuyển sang chống phá chế độ (không phải vì tư tưởng chính trị) mà vì tài sản do tham nhũng mà có. Nhìn nhận rõ vấn đề, thời gian qua, Đảng, Nhà nước đã kỷ luật, đưa ra xét xử trước pháp luật không ít cán bộ, đảng viên, trong đó có cả lãnh đạo cấp cao.
Điều đó cho thấy, không hề có "vùng cấm", Đảng không hề dung túng, bao che cho hành vi sai phạm. Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí của Đảng thời gian qua được dư luận nhân dân hoan nghênh, đánh giá cao.
Thế nhưng, vẫn còn những cá nhân, tổ chức không hiểu hoặc cố tình không hiểu, xuyên tạc, bóp méo, bịa đặt về công tác phòng, chống tham nhũng, lôi kéo những cá nhân tham nhũng, suy thoái tham gia chống phá hòng làm ảnh hưởng tới uy tín của Đảng, của chế độ dù chính họ hiểu nhất, trong xã hội nào cũng có thể nảy sinh tham nhũng.
Nhận thức rõ tính chất nguy hiểm của hoạt động trên, thành phố đã chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành chủ động đấu tranh phản bác các thông tin, quan điểm sai trái, thù địch; vạch rõ sự giả dối, xuyên tạc, bịa đặt, phản cách mạng, phản khoa học trong các thông tin, quan điểm sai trái, thù địch, cũng như bản chất chống đối của các đối tượng thù địch, phần tử xấu, từ đó giúp người dân Thủ đô không tin và không nghe theo.
Nói cách khác, qua đấu tranh, phản bác, để vô hiệu hóa tác động tiêu cực tới tư tưởng của quần chúng, giữ vững trận địa tư tưởng, niềm tin của nhân dân đối với Đảng bộ và chính quyền Hà Nội nói riêng cũng như vai trò lãnh đạo của Đảng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của đất nước nói chung.
Trên thực tế, trong những năm qua, việc đấu tranh ngăn chặn, phản bác các thông tin xuyên tạc, quan điểm sai trái, thù địch được thành phố tiến hành với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, có hiệu quả cao, như qua đội ngũ tuyên truyền viên, qua các bài viết trên các phương tiện truyền thông đại chúng… và đặc biệt là qua hệ thống trang mạng internet. Đồng thời, thành phố xây dựng được đội ngũ cộng tác viên đông đảo là các nhà khoa học, các chuyên gia nghiên cứu lý luận và cán bộ quản lý.
Qua các trang mạng đã có hàng chục nghìn bài viết có sức thuyết phục cả về lý luận và thực tiễn, phản bác các thông tin, quan điểm sai trái, thù địch, đặc biệt là những luận điệu núp dưới các hoạt động như “phản biện xã hội” hay “đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực”.
Việc đấu tranh, phản bác đã góp phần định hướng tư tưởng, nhận thức của quần chúng nhân dân trên địa bàn Thủ đô, nhất là vào các thời điểm và khi xảy ra sự việc nhạy cảm về chính trị, xã hội như: Biểu tình phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; sự cố môi trường biển ở 4 tỉnh miền Trung hay khi xảy ra những sự việc phức tạp trên địa bàn thành phố và cả nước thời gian qua... Đây là điểm quan trọng giúp giữ vững được sự ổn định chính trị - xã hội trên địa bàn Thủ đô, ngăn chặn, vô hiệu hóa âm mưu, ý đồ chống phá của các thế lực thù địch.
Chủ trương xuyên suốt của Đảng, Nhà nước ta là tập trung khắc phục tồn tại, không ngừng nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, cơ quan quản lý, với tinh thần lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ; kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng "không có vùng cấm", "không có ngoại lệ"...
Vì vậy, không để đối tượng thù địch có thể lợi dụng những hạn chế trong công tác quản lý để bóp méo, xuyên tạc, tung tin bịa đặt chống phá chế độ, các cấp, các ngành, cơ quan truyền thông, báo chí tiếp tục nỗ lực nhiều hơn nữa trong tập trung giải quyết hiệu quả những nguyên nhân gây mất niềm tin trong nhân dân, trước hết là các vấn đề tiêu cực, phức tạp đang còn tồn tại trên các lĩnh vực đời sống xã hội.
Đồng thời, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác đấu tranh, phản bác các thông tin, quan điểm sai trái, thù địch; nhận diện biểu hiện của "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức chính trị và khả năng nhận diện của nhân dân và cán bộ, đảng viên về âm mưu, ý đồ, thủ đoạn của các đối tượng thù địch, phần tử xấu cũng như tầm quan trọng của công tác đấu tranh, phản bác luận điệu sai trái và ý thức trách nhiệm của mình trong công tác này, từ đó chủ động, tự giác tham gia.