Văn hóa - từ nguồn lực nội sinh đến sự hoàn thiện con người

Mỹ thuật - Nhiếp ảnh - Ngày đăng : 10:28, 27/06/2019

Tôi nhớ là ngay từ cuốn sách trước đây của anh ( “Hà Nội - cuộc kiến tạo mang hưng khí thời đại”), Hồ Quang Lợi đã từng tâm đắc: “Văn hóa là cái còn lại, sau khi tất cả đã qua đi”.
Văn hóa - từ nguồn lực nội sinh đến sự hoàn thiện con người
Nhà báo Hồ Quang Lợi - Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam

Tôi nhớ là ngay từ cuốn sách trước đây của anh ( “Hà Nội – cuộc kiến tạo mang hưng khí thời đại”), Hồ Quang Lợi đã từng tâm đắc: “Văn hóa là cái còn lại, saukhi tất cả đã qua đi”. Lần này, trong cuốn sách mới nhất của anh: “Thời cuộc và văn hóa” (NXB Hà Nội, 2019), thì vấn đề văn hóa còn được anh đưa lên một bình diện cao hơn nữa và được soi rọi sâu hơn nữa trong rất nhiều khía cạnh lý thú. Chẳng hạn, từ một chi tiết nhỏ, khi tổng thống Mỹ Bin Clinton cảm kích thốt lên rằng, trước mắt ông là một cảnh tượng chưa từng có ở bất cứ đâu trong các cuộc chiến tranh, khi ông sang Việt Nam và được chứng kiến cảnh người dân Việt Nam trầm mình dưới nắng gắt, đào bới từ lòng đất từng mảnh hài cốt của những kẻ đã từng đem bom đạn đến tàn phá, hủy diệt đất nước mình... Và Hồ Quang Lợi, thay cho lời bình luận, chỉ cần điểm xuyết thêm một câu: “ Đó là văn hóa Việt Nam”.

Văn hóa Việt Nam, theo Hồ Quang Lợi, có văn hóa dựng nước và giữ nước, nó luôn luôn được trao truyền, tiếp biến, bồi đắp để trở thành một nguồn lực nội sinh mãnh liệt trong tiềm thức và sức sống dân tộc, qua nhiều thời đại, nó như “ngọc càng màicàng sáng”. Văn hóa Việt Nam còn được thể hiện cụ thể trong phẩm cách conngười, thông qua cốt cách, lề thói ứng xử của mỗi cá nhân trong cộng đồng, với những tấm gương cao đẹp của rất nhiều nhân cách văn hóa trong lòng dân tộc. Và nhiệm vụ của chúng ta, là từ truyền thống văn hóa được trao truyền, tiếp biến, bồiđắp qua nhiều đời, sẽ phải làm sao để chuyển hóa nó trở thành một sinh quyển văn hóa thường xuyên bao bọc xung quanh chúng ta, để chúng ta có thể hít thở nó, mơ mộng và thư thái cùng nó, thâu nhận hết mọi vẻ đẹp vẹn toàn và tinh tế của nó, thực sự cảm nhận nó như cơm ăn nước uống hàng ngày.

Đó thực sự là một phép màu, khi trong nếp sống thường ngày, mỗi chúng ta đều cùng được thụ hưởng một cách hài hòa không gian văn hóa trong lành, cao thượng và đẹp đẽ đó, đã được vun đắp từ tổ tiên nghìn đời, lại được tiếp tục chắt lọc và tiếp biến công phu mãi cho tới ngày nay.


Văn hóa phải lấy con người làm trung tâm với mục tiêu là phát triển toàn diệnvà bền vững, điều ấy trong các Nghị quyết của Đảng đã nói rõ, nhưng có lẽ điểm nhấn mạnh sau đây mới thực sự là luận điểm chí cốt, như một phát hiện của tác giả Hồ Quang Lợi, mà anh thực sự tâm đắc: “Sự hoàn thiện con người cần và chỉ cóthể thực hiện được trong văn hóa và bằng văn hóa”.

Cách nói triệt để và quyết liệt ấy mới nghe tưởng có phần cực đoan, nhưng nghĩ kỹ, đó chính là cứu cánh, là giải pháp tối ưu. Làm giáo dục, thì như Hồ Quang Lợi cũng đã khẳng định trong một đoạn khác là : Văn hóa phải là môi sinh của giáo dục. Mọi biểu hiện rất đáng buồn gần đây trong ngành giáo dục, đạo đức xuống cấp của thày và trò, cách ứng xử phản cảm vả vô văn hóa của một bộ phận người làm trong ngành giáo dục đã làm chúng ta rất buồn phiền và lo lắng.

Vậy phải làm sao để sinh quyển của môi trườnggiáo dục phải là văn hóa đã, văn hóa phải chiếm thế thượng phong, thì giáo dục mới có cơ hội phát triển lành mạnh và đồng bộ. Lập luận đó của Hồ Quang Lợi tuy quyết liệt, nhưng quả là rất cấp thiết và thỏa đáng trong hoàn cảnh hiện nay của nền giáo dục chúng ta. Có một dạo, chúng ta nêu lại khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậuhọc văn” trong các trường, nhưng sau rồi lại bảo nó là câu khẩu hiệu mang dấu ấn phong kiến từ thời còn theo Nho giáo của cụ Khổng, nên không dám dùng nữa! Tuy nhiên, nếu không muốn dùng câu khẩu hiệu ấy, thì cũng phải có một cách nói nào khác thay vào với nội dung tương tự, mà theo tôi nghĩ, thì cách nói như anh Hồ Quang Lợi thể hiện trong cuốn sách của mình: “Môi sinh của giáo dục là văn hóa” là hoàn toàn chính xác và có thể chấp nhận được trên tổng thể, từ đó chúng ta có thể nghĩ ra các câu khẩu hiệu chi tiết hơn, cụ thể hơn cùng theo nội dung ấy để áp dụng trong thực tế.

Thế còn làm kinh tế? Thời nay, chúng ta hay nghe thấy có nhiều lời than phiền rằng kinh tế thị trường và cách làm ăn chụp giựt chỉ vì lợi nhuận, đang làm hỏng đạo đức con người; rằng văn học nghệ thuật nếu chạy theo thương mại hóa, đua chen và hạ thấp mình xuống theo các thị hiếu ăn khách tầm thường, bon chen theo lợi nhuận rẻ tiền, thì cũng đang góp phần làm xã hội lao nhanh xuống cấp. Đó là một thực tế đáng buồn mà chúng ta đã và đang chứng kiến từ khoảng một hai chục năm nay. Nhưng đấy là xu hướng làm kinh tế tự phát kiếm lời, mà quên đứt phần văn hóa bên trong. Chúng ta chưa thấu triệt tinh thần “Xây dựng văn hóa chính là xâydựng con người” và vì vậy cùng với việc đào tạo nên một doanh nhân, thì song song với việc đó, phải đào tạo nên trước nhất một con người có văn hóa đã, để khi họ trở thành một doanh nhân, thì cũng là một doanh nhân có văn hóa.
Văn hóa - từ nguồn lực nội sinh đến sự hoàn thiện con người

Những điều này, Hồ Quang Lợị cũng hết sức chú trọng khi anh đề cập đến văn hóa ứng xử của người Hà Nội, mà anh coi nó phải gắn liền với cốt cách và tâm hồn người Hà Nội. Chúng ta cũng biết, Hà Nội hiện đang phổ biến một bộ “Quy tắcứng xử” do Sở Văn hóa – Thể thao của Thủ đô soạn thảo và cho lưu hành, tuy nhiên, mức độ phổ cập và tác dụng cụ thể đến đâu thì cũng chưa được tổng kết và chưa có được những thông tin chuẩn xác về hiệu quả của nó, từ khi ra đời.

Tuy nhiên, cuối cùng, chúng ta vẫn phải ghi nhận ý kiến sắc sảo và quyết liệt của tác giả Hồ Quang Lợi, khi anh khẳng định trong cuốn sách “ Thời cuộc và văn hóa” rằng: “Sự hoàn thiện con người cần và chỉ có thể thực hiện được trong vănhóa và bằng văn hóa”.

Luận điểm này đẩy các cán bộ ngành văn hóa, các văn nghệ sĩ  làm công tác “kỹ sư tâm hồn” trong tất cả các ngành văn học nghệ thuật lên một vị trí và trách nhiệm rất cao, trong sự nghiệp xây dựng con người mới của xã hội tương lai. Điều đó kéo theo cả việc nâng cao chất lượng sáng tác, nâng cao văn hóa đọc cho công chúng, làm sao thu hút được lớp trẻ quan tâm đến văn hóa- văn nghệ, say mê đọc sách, nghiên cứu, tự hoàn thiện mình, biết mở rộng kiến thức xã hội và nhân văn bên cạnh kiến thức tự nhiên và kỹ thuật hoặc khởi nghiệp làm kinh tế. Chúng ta đã làm việc này hàng chục năm qua, nhưng vì sao chưa thấy thỏa mãn, chưa thấy thật hiệu quả?

Vẫn cần nghiên cứu, trao đổi, tổng kết, để tìm ra ưu khuyết điểm và tìm được cách tiếp cận có ưu thế cao nhất… Tuy nhiên, tác giả Hồ Quang Lợi cũng đề xuất một biện pháp, mà theo chúng tôi, cũng là rất trúng, đó là tăng cườngđầu tư mạnh mẽ cho văn hóa văn nghệ, và coi việc đầu tư cho văn hóavăn nghệ đích thực là biện pháp chống suy thoái một cách hiệu quả nhất.

Điều này tất nhiên còn phụ thuộc vào quyết tâm của các cơ quan Nhà nước, nhưng nếu những lời kêu gọi tâm huyết trên đây không bị rơi vào “sự im lặng vô nghĩa” hay sự lảng tránh khó hiểu, thì chúng ta có quyền hy vọng công việc chống suy thoái xã hội, chống sự xuống cấp của đạo đức xã hội sẽ có cơ hội cải thiện một cách tích cực. Và cũng từ đó, chúng ta thấy sự lên ngôi xứng đáng của Văn hóa, một nguồnlực nội sinh quý giá của dân tộc ta, sẽ phát huy được mọi ưu thế xứng đáng của mình để trở thành nguồn động lực lớn lao nhằm hoàn thiện Con Người.

Tác giả Hồ Quang Lợi, một cây bút bình luận quốc tế sắc sảo, uyên bác và thông minh, đã gặt hái nhiều thành công vang dội;  lần này lại đã có đóng góp nổi bật thêm nữa cho việc hình thànhmột luận điểm hết sức quan trọng và cốt lõi về văn hóavai tròcủa văn hóa trong thời cuộc, cũng như ý nghĩa không gì thay thế được của nó đốivới sự hoàn thiện con người, trong một xã hội đang phát triển, đổi mới và hội nhập như vũ bão của đất nước chúng ta hôm nay.

Xin ghi nhận những đóng góp xuất sắc trên đây và thành thật chúc mừng anh!

Bằng Việt