Ngô Tất Tố - nhà văn uyên thâm, đa tài
Mỹ thuật - Nhiếp ảnh - Ngày đăng : 07:51, 03/07/2019
Nhân dịp kỷ niệm 125 năm ngày sinh nhà văn Ngô Tất Tố (1894 - 2019), Hội Nhà văn Việt Nam vừa tổ chức Hội thảo “Nhà văn Ngô Tất Tố trong tiến trình văn học Việt Nam hiện đại”. Dù đã đi xa nhưng các tác phẩm của ông vẫn còn tính thời sự, mang nhiều thông điệp ý nghĩa trong đời sống hiện nay.
Ngô Tất Tố là một tên tuổi lớn, một ngôi sao sáng với những đóng góp to lớn, đặt nền móng cho tiến trình văn học Việt Nam hiện đại. Theo các nhà phê bình văn học, các tác phẩm của Ngô Tất Tố chứa đựng nhiều mặt giá trị. Các tác phẩm như: “Tắt đèn”, “Việc làng”, “Tập án cái đình” đã truyền tải đến người đọc những thực tế nhức nhối trong sinh hoạt người nông dân và nông thôn Việt Nam trước 1945. Với ngòi bút chân thực, Ngô Tất Tố luôn làm người đọc kinh ngạc vì cách đặt vấn đề xã hội từ các tầng tiềm ẩn sâu xa của sự sống và của cả nền văn hóa. Cũng vì sự nhạy cảm, cập nhật thời sự của hiện tại, những tác phẩm của ông mang tầm vóc lớn khi thấu hiểu sau xa về cuộc sống và con người, về xã hội và thời cuộc.
Qua nhiều thăng trầm lịch sử, tên tuổi của Ngô Tất Tố gần như đã gắn với tác phẩm “Tắt đèn” (năm 1938). Nhà văn đã khai thác đến tận cùng những tầng sâu nỗi khổ của người nông dân như trên các luống cày của đất quê. Bên cạnh đó, Ngô Tất Tố còn làm sách Lão tử, Mặc Tử, dịch Kinh Dịch, Đường thi, nghiên cứu văn học Lý – Trần, viết sách “Phê bình Nho giáo”. Nhưng năm 1930 và trước đó, các vấn đề của dân tộc và văn hóa dân tộc đã được đặt ra với nhiều động cơ, mục tiêu khác nhau.
Nghề báo cũng là lĩnh vực thể hiện tài năng của Ngô Tất Tố. Theo nhận xét của nhà văn Vũ Trọng Phụng: “Ngô Tất Tố là một tay ngôn luận xuất sắc trong đám nhà Nho”. Trong tác phẩm báo chí của mình, Ngô Tất Tố giúp người đọc hình dung rõ khi một bên là đời sống xã hội phong kiến, thuộc địa ở những mặt tối tăm, nhố nhăng và bi đát; bên kia là đời sống văn chương báo chí trong thế nương tựa vào nhau, làm nên đặc thù đời sống văn hóa những năm 1930 thế kỷ XX. Báo chí đã trở thành cái nôi sinh thành nên văn chương Quốc ngữ. Và văn học đã đưa báo chí vào một trường lực hấp dẫn, sống động cho đời sống tinh thần, góp phần thúc đẩy nhu cầu dân trí và khát vọng dân chủ của con người.
Tuy nhiên với những người bạn, đồng nghiệp hiểu về Ngô Tất Tố, ông như điểm tựa cho mọi lĩnh vực sáng tạo ngôn từ và bồi đắp cho tư duy hình tượng, tạo các giá trị bền vững cho tác phẩm.
Trong ngày kỷ niệm 125 năm ngày sinh nhà văn Ngô Tất Tố, bà Ngô Lịch - con gái nhà văn Ngô Tất Tố chia sẻ: “Một trong những việc làm của bố làm tôi nhớ, là việc ông đã tha thứ cho một người làng ăn trộm ngô của nhà. Hôm đó, dân làng muốn phạt kẻ trộm bằng đòn roi, nhưng ông đã thông cảm, cho rằng vì hoàn cảnh đói kém, đến đường cùng họ mới phải làm vậy mà tha lỗi”. Theo GS Phong Lê, gần như số đông các nhà viết văn Việt Nam, ai cũng có vốn hiểu biết, vốn sống, vốn chia sẻ, cảm thông với người dân. Nhưng tôi nghĩ có lẽ chưa ai đạt đến độ của Ngô Tất Tố; hiểu và thương yêu đến trân trọng, hiểu và lo lắng đến đau đớn và hiểu với bao khổ sở và thất vọng. Tôi tin là chưa ai biết cặn kẽ và chi ly đến như Ngô Tất Tố trên mọi khía cạnh của nhiêu khê, tù đọng, nhục nhằn, bức bối, bất công qua bao nếp nghĩ, phong tục, lối sống, sinh hoạt, hội hè, đình đám…
Qua nhiều thăng trầm lịch sử, tên tuổi của Ngô Tất Tố gần như đã gắn với tác phẩm “Tắt đèn” (năm 1938). Nhà văn đã khai thác đến tận cùng những tầng sâu nỗi khổ của người nông dân như trên các luống cày của đất quê. Bên cạnh đó, Ngô Tất Tố còn làm sách Lão tử, Mặc Tử, dịch Kinh Dịch, Đường thi, nghiên cứu văn học Lý – Trần, viết sách “Phê bình Nho giáo”. Nhưng năm 1930 và trước đó, các vấn đề của dân tộc và văn hóa dân tộc đã được đặt ra với nhiều động cơ, mục tiêu khác nhau.
Nghề báo cũng là lĩnh vực thể hiện tài năng của Ngô Tất Tố. Theo nhận xét của nhà văn Vũ Trọng Phụng: “Ngô Tất Tố là một tay ngôn luận xuất sắc trong đám nhà Nho”. Trong tác phẩm báo chí của mình, Ngô Tất Tố giúp người đọc hình dung rõ khi một bên là đời sống xã hội phong kiến, thuộc địa ở những mặt tối tăm, nhố nhăng và bi đát; bên kia là đời sống văn chương báo chí trong thế nương tựa vào nhau, làm nên đặc thù đời sống văn hóa những năm 1930 thế kỷ XX. Báo chí đã trở thành cái nôi sinh thành nên văn chương Quốc ngữ. Và văn học đã đưa báo chí vào một trường lực hấp dẫn, sống động cho đời sống tinh thần, góp phần thúc đẩy nhu cầu dân trí và khát vọng dân chủ của con người.
Tuy nhiên với những người bạn, đồng nghiệp hiểu về Ngô Tất Tố, ông như điểm tựa cho mọi lĩnh vực sáng tạo ngôn từ và bồi đắp cho tư duy hình tượng, tạo các giá trị bền vững cho tác phẩm.
Trong ngày kỷ niệm 125 năm ngày sinh nhà văn Ngô Tất Tố, bà Ngô Lịch - con gái nhà văn Ngô Tất Tố chia sẻ: “Một trong những việc làm của bố làm tôi nhớ, là việc ông đã tha thứ cho một người làng ăn trộm ngô của nhà. Hôm đó, dân làng muốn phạt kẻ trộm bằng đòn roi, nhưng ông đã thông cảm, cho rằng vì hoàn cảnh đói kém, đến đường cùng họ mới phải làm vậy mà tha lỗi”. Theo GS Phong Lê, gần như số đông các nhà viết văn Việt Nam, ai cũng có vốn hiểu biết, vốn sống, vốn chia sẻ, cảm thông với người dân. Nhưng tôi nghĩ có lẽ chưa ai đạt đến độ của Ngô Tất Tố; hiểu và thương yêu đến trân trọng, hiểu và lo lắng đến đau đớn và hiểu với bao khổ sở và thất vọng. Tôi tin là chưa ai biết cặn kẽ và chi ly đến như Ngô Tất Tố trên mọi khía cạnh của nhiêu khê, tù đọng, nhục nhằn, bức bối, bất công qua bao nếp nghĩ, phong tục, lối sống, sinh hoạt, hội hè, đình đám…