Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU: Nhiều cơ hội, dệt may vẫn gặp khó
Tin tức - Ngày đăng : 10:44, 05/08/2019
Dệt may sẽ là ngành hàng được hưởng lợi nhiều nhất khi Hiệp định Thương mại tự do EU -Việt Nam (EVFTA) chính thức có hiệu lực. Tuy nhiên, để tận dụng được cơ hội này, cần sớm có chiến lược phát triển các khu công nghiệp dệt nhuộm tập trung nhằm gỡ khó cho DN dệt may.
Thiếu hụt nguồn cung nguyên liệu
EU là thị trường đứng đầu thế giới về nhập khẩu hàng dệt may và EU cũng là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của hàng dệt may Việt Nam. Tuy nhiên, theo Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) Lương Hoàng Thái, ngành dệt may của nước ta vẫn chưa thể tiến sâu vào thị trường này. Đơn cử, năm 2018, Việt Nam chỉ xuất khẩu hơn 5,6 tỷ USD (chiếm 2% tổng nhập khẩu hàng dệt may vào EU).
Bên cạnh đó, ngành dệt may đang đối mặt với khó khăn của các tiêu chuẩn về quy tắc xuất xứ cao của hiệp định. So với quy tắc ưu đãi thuế quan phổ cập chung (GSP) trước đây, thì EVFTA có những thay đổi nhất định, đơn cử Việt Nam phải sản xuất trên 50% giá trị/sản phẩm. Tuy nhiên “điểm nghẽn” lớn nhất đối với ngành dệt may là thiếu nguồn cung nguyên phụ liệu. Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập Nguyễn Thị Thu Trang bày tỏ lo ngại: "Nếu không đảm bảo quy tắc xuất xứ thì hàng hóa Việt Nam không được ưu đãi. Trên thực tế, dù đã có nhiều nỗ lực nhưng khoảng phần lớn nguyên phụ liệu của ta đang nhập khẩu từ các nguồn không phải là thành viên và không được ưu đãi cộng gộp trong hiệp định”.
Cần chiến lược phát triển những khu công nghiệp tập trung
Thời gian qua, ngành dệt may Việt Nam tuy đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhưng chủ yếu chỉ thực hiện những công đoạn gia công đơn giản. Do đó, để giải quyết được vướng mắc về sự thiếu hụt của nguồn cung rất cần sự vào cuộc hiệu quả của Nhà nước trong hoạch định chiến lược phát triển các khu công nghiệp và có sự thông suốt từ chính sách chỉ đạo của T.Ư tới địa phương.
Nhiều chuyên gia nhận định, nếu như trước đây ngành dệt may Việt Nam phát triển theo bề rộng, chủ yếu dựa vào lợi thế là nguồn lao động giá rẻ, thì nay dệt may sẽ phải cạnh tranh rất lớn trên quy mô toàn cầu. Minh chứng là các nhà đầu tư nước ngoài đã và đang chen chân vào thị trường dệt may Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực nguyên phụ liệu khi có bệ đỡ là các hiệp định thương mại tự do. Cụ thể, hàng loạt DN lớn từ châu Âu và Mỹ đã đầu tư dự án kéo sợi len lông cừu tại Đà Lạt, các dự án dệt ở Bình Định, Nam Định... Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam Vũ Đức Giang cho biết, hiện nay, tại nhiều nước phát triển, DN lớn đều xây dựng chuỗi cung ứng, khu công nghiệp với hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn. Khi tập trung về một khu vực, các DN sẽ dễ dàng xử lý, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Mặt khác, các DN chỉ tập trung vào một khâu còn khâu sản xuất vải sẽ được lấy từ các DN vừa và nhỏ ở các khu vực khác. Tuy nhiên, ông Giang cũng lưu ý, cộng đồng DN Việt cần khẩn trương xây dựng chuỗi liên kết, chú trọng phát triển công nghệ, đầu tư chuẩn mực cho phát triển dệt may bền vững để gia tăng cạnh tranh.
EU là thị trường đứng đầu thế giới về nhập khẩu hàng dệt may và EU cũng là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của hàng dệt may Việt Nam. Tuy nhiên, theo Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) Lương Hoàng Thái, ngành dệt may của nước ta vẫn chưa thể tiến sâu vào thị trường này. Đơn cử, năm 2018, Việt Nam chỉ xuất khẩu hơn 5,6 tỷ USD (chiếm 2% tổng nhập khẩu hàng dệt may vào EU).
Bên cạnh đó, ngành dệt may đang đối mặt với khó khăn của các tiêu chuẩn về quy tắc xuất xứ cao của hiệp định. So với quy tắc ưu đãi thuế quan phổ cập chung (GSP) trước đây, thì EVFTA có những thay đổi nhất định, đơn cử Việt Nam phải sản xuất trên 50% giá trị/sản phẩm. Tuy nhiên “điểm nghẽn” lớn nhất đối với ngành dệt may là thiếu nguồn cung nguyên phụ liệu. Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập Nguyễn Thị Thu Trang bày tỏ lo ngại: "Nếu không đảm bảo quy tắc xuất xứ thì hàng hóa Việt Nam không được ưu đãi. Trên thực tế, dù đã có nhiều nỗ lực nhưng khoảng phần lớn nguyên phụ liệu của ta đang nhập khẩu từ các nguồn không phải là thành viên và không được ưu đãi cộng gộp trong hiệp định”.
Cần chiến lược phát triển những khu công nghiệp tập trung
Thời gian qua, ngành dệt may Việt Nam tuy đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhưng chủ yếu chỉ thực hiện những công đoạn gia công đơn giản. Do đó, để giải quyết được vướng mắc về sự thiếu hụt của nguồn cung rất cần sự vào cuộc hiệu quả của Nhà nước trong hoạch định chiến lược phát triển các khu công nghiệp và có sự thông suốt từ chính sách chỉ đạo của T.Ư tới địa phương.
Nhiều chuyên gia nhận định, nếu như trước đây ngành dệt may Việt Nam phát triển theo bề rộng, chủ yếu dựa vào lợi thế là nguồn lao động giá rẻ, thì nay dệt may sẽ phải cạnh tranh rất lớn trên quy mô toàn cầu. Minh chứng là các nhà đầu tư nước ngoài đã và đang chen chân vào thị trường dệt may Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực nguyên phụ liệu khi có bệ đỡ là các hiệp định thương mại tự do. Cụ thể, hàng loạt DN lớn từ châu Âu và Mỹ đã đầu tư dự án kéo sợi len lông cừu tại Đà Lạt, các dự án dệt ở Bình Định, Nam Định... Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam Vũ Đức Giang cho biết, hiện nay, tại nhiều nước phát triển, DN lớn đều xây dựng chuỗi cung ứng, khu công nghiệp với hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn. Khi tập trung về một khu vực, các DN sẽ dễ dàng xử lý, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Mặt khác, các DN chỉ tập trung vào một khâu còn khâu sản xuất vải sẽ được lấy từ các DN vừa và nhỏ ở các khu vực khác. Tuy nhiên, ông Giang cũng lưu ý, cộng đồng DN Việt cần khẩn trương xây dựng chuỗi liên kết, chú trọng phát triển công nghệ, đầu tư chuẩn mực cho phát triển dệt may bền vững để gia tăng cạnh tranh.