Ngăn lòng tham danh vọng, chặn chạy chức, chạy quyền
Tin tức - Ngày đăng : 11:27, 08/10/2019
Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) “Về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ” đã chỉ ra các hiện tượng: Háo danh, phô trương, che giấu khuyết điểm, thổi phồng thành tích, "đánh bóng" tên tuổi; "chạy thành tích", "chạy khen thưởng", "chạy danh hiệu"... Thực tế cho thấy, sự háo danh dẫn đến chạy chức, chạy quyền đã trở thành bệnh trầm kha ở không ít đơn vị, địa phương; là lực c
1.Để có danh trong xã hội, từ xưa đến nay, con đường ngắn nhất là học hành, thi cử. Việc học tập nâng cao trình độ là bình thường, nhưng sẽ không bình thường nếu một ai đó có bằng cấp nhờ gian lận, không phản ánh đúng trình độ và coi bằng cấp là để “đánh bóng” cho tham vọng cá nhân...
Sự việc Trường Đại học Đông Đô đào tạo, cấp bằng đại học thứ hai ngành ngôn ngữ tiếng Anh “chui” vừa bị phát giác là điển hình về thói háo danh đang tồn tại trong xã hội. Theo đó, chỉ cần nộp hồ sơ, bỏ ra số tiền 29-35 triệu đồng là “người học” được cấp bằng tốt nghiệp, dù chẳng phải đến học ngày nào. Theo điều tra ban đầu, giai đoạn 2016-2018, Trường Đại học Đông Đô đã công nhận tốt nghiệp văn bằng hai nêu trên cho khoảng 400 người. Trong đó, đa phần đối tượng sử dụng loại văn bằng này để hoàn thiện, “làm đẹp” hồ sơ cán bộ (nâng lương, nâng ngạch, thăng hạng, thi tuyển vào biên chế), làm nghiên cứu sinh…
Trước đó, vụ gian lận nâng điểm thi trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2018 xảy ra ở Hòa Bình, Sơn La, Hà Giang cũng cho thấy bệnh háo danh đã phát tác nguy hiểm đến mức nào. Bởi phần đông học sinh được sửa điểm là người thân của cán bộ, công chức, trong đó có cán bộ giữ cương vị lãnh đạo chủ chốt ở địa phương.
Lòng tham danh vọng ngấm vào máu nhiều người nên họ tìm mọi cách, không từ thủ đoạn để có một chỗ đứng trong bộ máy công quyền. Mới đây nhất là trường hợp bà Trần Thị Ngọc Ái Sa (Trưởng phòng Quản trị, Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk, tên thật là Trần Thị Ngọc Thảo) đã thừa nhận chưa tốt nghiệp trung học phổ thông nhưng đã “mượn” bằng của chị gái làm giả hồ sơ, từ đó liên tục thăng tiến và hiện đã có bằng thạc sĩ... Nguy hại lớn nhất khi lòng tham danh vọng xảy ra trong quy hoạch, bổ nhiệm người nhà, người thân, người quen, bất chấp tiêu chuẩn và quy định. Trịnh Xuân Thanh là điển hình về chạy chức, chạy quyền. Từ một cán bộ không có gì nổi trội, Trịnh Xuân Thanh đã chạy thành tích, được khen thưởng mức cao, chạy quy hoạch và được bổ nhiệm các vị trí công tác quan trọng để rồi làm sai và “ngã ngựa”. Về háo danh, “bổ nhiệm thần tốc” và “nâng đỡ không trong sáng” phải kể đến ông Ngô Văn Tuấn. Trong thời gian giữ chức Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa, ông này đã tiếp nhận, điều động, bổ nhiệm bà Trần Vũ Quỳnh Anh vào vị trí lãnh đạo trong thời gian rất ngắn, trong đó có cả việc quy hoạch vị trí phó giám đốc sở.
Thời gian qua, có hàng trăm trường hợp háo danh, chạy chức, chạy quyền xảy ra ở các cơ quan công quyền đã được cơ quan chức năng các cấp xử lý. Có thể nói, chức, quyền, lợi ích và danh vọng song hành với nhau, khiến không ít người chìm đắm, quyết đạt được bằng mọi giá. Vì cái danh, nhiều người sẵn sàng “đầu tư” cho một vị trí lãnh đạo, quản lý trong cơ quan công quyền. Khi chức vụ đã ổn định và quyền nằm trong tay, họ tìm cách hoặc là lợi dụng cơ chế, kéo bè kết cánh hoặc là thay đổi cơ chế để “thu hồi vốn” nhanh nhất rồi tiếp tục chạy chức mới.
Có thể khẳng định, lòng tham danh vọng đã trực tiếp gây ra tình trạng chạy chức, chạy quyền; làm mất niềm tin, mất đoàn kết, tăng nghi ngờ, nghi kỵ nội bộ, làm cho cơ quan, đơn vị, địa phương mất ổn định, thực thi công vụ yếu kém, thiếu hiệu quả, hiệu lực, khiến dư luận, nhân dân bức xúc. Đây được xem là một trong những nguyên nhân dẫn tới “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nhanh chóng.
2. Để “trị bệnh” háo danh, chạy chức, chạy quyền; trước hết phải kiểm soát được quyền lực trong công tác cán bộ, đưa công tác cán bộ thật sự là “then chốt của then chốt”. Mới đây, việc Bộ Chính trị ban hành Quy định số 205-QĐ/TƯ ngày 23-9-2019 “Về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền” đã nhận được sự đồng tình lớn của dư luận. Những nội dung rất cụ thể trong quy định sẽ là công cụ hữu hiệu để phòng ngừa, kiểm soát và hạn chế yếu kém bấy lâu trong công tác cán bộ, mà trước tiên là chống chạy chức, chạy quyền, một biểu hiện cụ thể của lòng tham danh vọng.
Quy định số 205-QĐ/TƯ đã chỉ đích danh 6 nhóm hành vi chạy chức, chạy quyền và 8 nhóm hành vi bao che, tiếp tay cho chạy chức, chạy quyền; vạch rõ trách nhiệm, nghiêm cấm những hành vi sai trái của các cơ quan, tổ chức được giao phối hợp tiến hành công tác cán bộ. Quy định số 205-QĐ/TƯ cũng đề ra các hình thức xử lý kỷ luật tập thể, cá nhân có biểu hiện vi phạm; nhấn mạnh tới vai trò giám sát, phát hiện hành vi chạy chức, chạy quyền của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp...
Quy định số 205-QĐ/TƯ sẽ giúp việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TƯ ngày 30-5-2019 của Bộ Chính trị (khóa XII) “Về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng” được thực thi hiệu quả, nhất là trong công tác chuẩn bị nhân sự. Theo đó, tiểu ban nhân sự Đại hội Đảng các cấp sẽ phải kiểm tra, rà soát kỹ lưỡng để tìm được những cán bộ thực tâm, thực tài, có phẩm chất chính trị, đạo đức trong sáng, có uy tín để cấp ủy và đại hội lựa chọn, quyết định.
Thiết nghĩ, để Quy định số 205-QĐ/TƯ đi vào cuộc sống, chặn đứng bệnh háo danh, chạy chức, chạy quyền, góp phần làm tốt công tác chuẩn bị cho Đại hội Đảng các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, ngoài việc đẩy mạnh tuyên truyền tới cán bộ, các tầng lớp nhân dân, tăng hiệu quả giám sát thì vấn đề cốt lõi là cần mở rộng dân chủ trong lựa chọn cán bộ thông qua đánh giá, nhận xét công khai, công tâm, khách quan. Nên hoàn thiện cơ chế, tổ chức tuyển chọn cán bộ vào các vị trí công tác bằng đề án vị trí việc làm kết hợp sát hạch, thi tuyển và công khai, dân chủ trong các khâu để cán bộ, nhân dân cùng giám sát. Cần tiếp tục coi trọng bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho người làm công tác cán bộ cũng như kiểm tra, kiểm soát, đánh giá, rút kinh nghiệm, kịp thời chấn chỉnh những tồn tại thì chắc chắn sẽ tuyển chọn được cán bộ có đủ tâm, tài, trí, đức và tầm, tận tụy phục vụ Tổ quốc, nhân dân. Cùng với đó, kiên quyết loại khỏi bộ máy, không dung dưỡng những cá nhân có biểu hiện tiếp tay cho hành vi chạy chức, chạy quyền.
Có thể nói, thực hiện đồng bộ các giải pháp trên cũng chính là cơ sở đưa Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) vào cuộc sống, từng bước chặn đứng những phần tử cơ hội luồn lách, chạy chức, chạy quyền nhằm thỏa mãn lòng tham danh vọng, phá hoại sự phát triển của đơn vị, địa phương và đất nước.
Sự việc Trường Đại học Đông Đô đào tạo, cấp bằng đại học thứ hai ngành ngôn ngữ tiếng Anh “chui” vừa bị phát giác là điển hình về thói háo danh đang tồn tại trong xã hội. Theo đó, chỉ cần nộp hồ sơ, bỏ ra số tiền 29-35 triệu đồng là “người học” được cấp bằng tốt nghiệp, dù chẳng phải đến học ngày nào. Theo điều tra ban đầu, giai đoạn 2016-2018, Trường Đại học Đông Đô đã công nhận tốt nghiệp văn bằng hai nêu trên cho khoảng 400 người. Trong đó, đa phần đối tượng sử dụng loại văn bằng này để hoàn thiện, “làm đẹp” hồ sơ cán bộ (nâng lương, nâng ngạch, thăng hạng, thi tuyển vào biên chế), làm nghiên cứu sinh…
Trước đó, vụ gian lận nâng điểm thi trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2018 xảy ra ở Hòa Bình, Sơn La, Hà Giang cũng cho thấy bệnh háo danh đã phát tác nguy hiểm đến mức nào. Bởi phần đông học sinh được sửa điểm là người thân của cán bộ, công chức, trong đó có cán bộ giữ cương vị lãnh đạo chủ chốt ở địa phương.
Lòng tham danh vọng ngấm vào máu nhiều người nên họ tìm mọi cách, không từ thủ đoạn để có một chỗ đứng trong bộ máy công quyền. Mới đây nhất là trường hợp bà Trần Thị Ngọc Ái Sa (Trưởng phòng Quản trị, Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk, tên thật là Trần Thị Ngọc Thảo) đã thừa nhận chưa tốt nghiệp trung học phổ thông nhưng đã “mượn” bằng của chị gái làm giả hồ sơ, từ đó liên tục thăng tiến và hiện đã có bằng thạc sĩ... Nguy hại lớn nhất khi lòng tham danh vọng xảy ra trong quy hoạch, bổ nhiệm người nhà, người thân, người quen, bất chấp tiêu chuẩn và quy định. Trịnh Xuân Thanh là điển hình về chạy chức, chạy quyền. Từ một cán bộ không có gì nổi trội, Trịnh Xuân Thanh đã chạy thành tích, được khen thưởng mức cao, chạy quy hoạch và được bổ nhiệm các vị trí công tác quan trọng để rồi làm sai và “ngã ngựa”. Về háo danh, “bổ nhiệm thần tốc” và “nâng đỡ không trong sáng” phải kể đến ông Ngô Văn Tuấn. Trong thời gian giữ chức Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa, ông này đã tiếp nhận, điều động, bổ nhiệm bà Trần Vũ Quỳnh Anh vào vị trí lãnh đạo trong thời gian rất ngắn, trong đó có cả việc quy hoạch vị trí phó giám đốc sở.
Thời gian qua, có hàng trăm trường hợp háo danh, chạy chức, chạy quyền xảy ra ở các cơ quan công quyền đã được cơ quan chức năng các cấp xử lý. Có thể nói, chức, quyền, lợi ích và danh vọng song hành với nhau, khiến không ít người chìm đắm, quyết đạt được bằng mọi giá. Vì cái danh, nhiều người sẵn sàng “đầu tư” cho một vị trí lãnh đạo, quản lý trong cơ quan công quyền. Khi chức vụ đã ổn định và quyền nằm trong tay, họ tìm cách hoặc là lợi dụng cơ chế, kéo bè kết cánh hoặc là thay đổi cơ chế để “thu hồi vốn” nhanh nhất rồi tiếp tục chạy chức mới.
Có thể khẳng định, lòng tham danh vọng đã trực tiếp gây ra tình trạng chạy chức, chạy quyền; làm mất niềm tin, mất đoàn kết, tăng nghi ngờ, nghi kỵ nội bộ, làm cho cơ quan, đơn vị, địa phương mất ổn định, thực thi công vụ yếu kém, thiếu hiệu quả, hiệu lực, khiến dư luận, nhân dân bức xúc. Đây được xem là một trong những nguyên nhân dẫn tới “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nhanh chóng.
2. Để “trị bệnh” háo danh, chạy chức, chạy quyền; trước hết phải kiểm soát được quyền lực trong công tác cán bộ, đưa công tác cán bộ thật sự là “then chốt của then chốt”. Mới đây, việc Bộ Chính trị ban hành Quy định số 205-QĐ/TƯ ngày 23-9-2019 “Về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền” đã nhận được sự đồng tình lớn của dư luận. Những nội dung rất cụ thể trong quy định sẽ là công cụ hữu hiệu để phòng ngừa, kiểm soát và hạn chế yếu kém bấy lâu trong công tác cán bộ, mà trước tiên là chống chạy chức, chạy quyền, một biểu hiện cụ thể của lòng tham danh vọng.
Quy định số 205-QĐ/TƯ đã chỉ đích danh 6 nhóm hành vi chạy chức, chạy quyền và 8 nhóm hành vi bao che, tiếp tay cho chạy chức, chạy quyền; vạch rõ trách nhiệm, nghiêm cấm những hành vi sai trái của các cơ quan, tổ chức được giao phối hợp tiến hành công tác cán bộ. Quy định số 205-QĐ/TƯ cũng đề ra các hình thức xử lý kỷ luật tập thể, cá nhân có biểu hiện vi phạm; nhấn mạnh tới vai trò giám sát, phát hiện hành vi chạy chức, chạy quyền của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp...
Quy định số 205-QĐ/TƯ sẽ giúp việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TƯ ngày 30-5-2019 của Bộ Chính trị (khóa XII) “Về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng” được thực thi hiệu quả, nhất là trong công tác chuẩn bị nhân sự. Theo đó, tiểu ban nhân sự Đại hội Đảng các cấp sẽ phải kiểm tra, rà soát kỹ lưỡng để tìm được những cán bộ thực tâm, thực tài, có phẩm chất chính trị, đạo đức trong sáng, có uy tín để cấp ủy và đại hội lựa chọn, quyết định.
Thiết nghĩ, để Quy định số 205-QĐ/TƯ đi vào cuộc sống, chặn đứng bệnh háo danh, chạy chức, chạy quyền, góp phần làm tốt công tác chuẩn bị cho Đại hội Đảng các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, ngoài việc đẩy mạnh tuyên truyền tới cán bộ, các tầng lớp nhân dân, tăng hiệu quả giám sát thì vấn đề cốt lõi là cần mở rộng dân chủ trong lựa chọn cán bộ thông qua đánh giá, nhận xét công khai, công tâm, khách quan. Nên hoàn thiện cơ chế, tổ chức tuyển chọn cán bộ vào các vị trí công tác bằng đề án vị trí việc làm kết hợp sát hạch, thi tuyển và công khai, dân chủ trong các khâu để cán bộ, nhân dân cùng giám sát. Cần tiếp tục coi trọng bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho người làm công tác cán bộ cũng như kiểm tra, kiểm soát, đánh giá, rút kinh nghiệm, kịp thời chấn chỉnh những tồn tại thì chắc chắn sẽ tuyển chọn được cán bộ có đủ tâm, tài, trí, đức và tầm, tận tụy phục vụ Tổ quốc, nhân dân. Cùng với đó, kiên quyết loại khỏi bộ máy, không dung dưỡng những cá nhân có biểu hiện tiếp tay cho hành vi chạy chức, chạy quyền.
Có thể nói, thực hiện đồng bộ các giải pháp trên cũng chính là cơ sở đưa Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) vào cuộc sống, từng bước chặn đứng những phần tử cơ hội luồn lách, chạy chức, chạy quyền nhằm thỏa mãn lòng tham danh vọng, phá hoại sự phát triển của đơn vị, địa phương và đất nước.