Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011 - 2020

Danh thắng & Di tích Hà Nội - Ngày đăng : 10:00, 12/10/2019

1. Trong 10 năm tới, trên cơ sở vận dụng sáng tạo Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 gắn với thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội XV Đảng bộ TP, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội, huy động tối đa sức mạnh tổng hợp cả về vật chất và tinh thần của Thủ đô và cả nước xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội xứng đáng với vai trò là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học,
Phấn đấu để Hà Nội thực sự là địa phương đi đầu, về đích sớm 1 - 2 năm sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi mục tiêu cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020; đóng góp ngày càng quan trọng vào sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Để thực hiện được phương hướng cơ bản nêu trên, cần tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau đây:
2.1- Tiếp tục xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, phát triển kinh tế tri thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính bền vững của kinh tế Thủ đô. Coi trọng sử dụng công nghệ hiện đại, tăng nhanh tỷ lệ nội địa hoá, có nhiều sản phẩm với hàm lượng công nghệ, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh cao. Phấn đấu mức tăng trưởng GDP bình quân thời kỳ 2011 - 2020 đạt khoảng 11,5 - 12%/năm; GDP bình quân đầu người đến năm 2020 khoảng 7.100 - 7.500 USD/năm; xứng đáng là trung tâm kinh tế lớn, trung tâm tài chính - ngân hàng hàng đầu của vùng và cả nước.
2.2- Tập trung đổi mới và nâng cao chất lượng công tác xây dựng và quản lý quy hoạch bảo đảm đồng bộ, hiện đại, ổn định và lâu dài. Trên cơ sở các quy hoạch chung đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đẩy nhanh việc xây dựng các quy hoạch chi tiết, phân khu chức năng, ngành, lĩnh vực và địa phương.
2.3- Huy động mọi tiềm năng, thế mạnh, nguồn lực và đẩy mạnh xã hội hóa để phát triển sự nghiệp văn hóa, giáo dục - đào tạo, y tế, khoa học - công nghệ thực sự trở thành những trung tâm lớn, đáp ứng yêu cầu phát triển Thủ đô và cho sự phát triển chung của vùng và cả nước. Tiếp tục xây dựng văn hóa Thủ đô xứng tầm với truyền thống ngàn năm văn hiến; tạo bước chuyển biến mới trong xây dựng văn hóa người Hà Nội thanh lịch, văn minh;
2.4- Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo đảm an toàn tuyệt đối các cơ quan đầu não của Đảng và Nhà nước, các hoạt động đối ngoại quốc gia, các sự kiện chính trị lớn diễn ra trên địa bàn.
2.5- Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế; tăng cường các hoạt động đối ngoại, nhất là với thủ đô một số nước. Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác, liên kết với một số địa phương trong vùng và cả nước.
2.6- Tập trung mọi nỗ lực xây dựng hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở thực sự trong sạch, vững mạnh. Tạo chuyển biến mạnh hơn trong công tác xây dựng Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của toàn Đảng bộ, nhất là tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ đảng viên...
(Trích Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 6/1/2012 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011 - 2020)

Kinhtedothi