Choáng ngợp cung đường Hạnh phúc giữa núi non hùng vĩ ở Mã Pì Lèng

Media - Ngày đăng : 08:40, 21/10/2019

Con đường mang tên 'Hạnh phúc' trên đỉnh Mã Pì Lèng nối từ huyện Mèo Vạc sang thị trấn Đồng Văn (Hà Giang) với nhiều khúc cua tay áo "hút hồn", thách thức du khách, dân phượt mỗi khi qua đây.
Choáng ngợp cung đường Hạnh phúc giữa núi non hùng vĩ ở Mã Pì Lèng
Choáng ngợp cung đường Hạnh phúc giữa núi non hùng vĩ ở Mã Pì Lèng - ảnh 1Con đường hạnh phúc hay còn gọi là QL4C, nối Hà Giang - Mèo Vạc - Đồng Văn được khởi công từ năm 1959 và khánh thành sáu năm sau đó. Con đường mang tên hành phúc không chỉ vì được hàng nghìn thanh niên xung phong, dân công phá đá mở đường mà còn có ý nghĩa kết nối giao thương nhiều dân tộc anh em ở cao nguyên đá Mèo Vạc và thị trấn Đồng Văn.
Choáng ngợp cung đường Hạnh phúc giữa núi non hùng vĩ ở Mã Pì Lèng - ảnh 2
Trên con đường Hạnh phúc có 14km qua đèo Mã Pì Lèng, một trong tứ đại đỉnh đèo vùng Tây Bắc với những cung đường dốc đá hiểm trở bậc nhất. Cung đường này được dân phượt và khách du lịch rất thích thú mỗi khi có cơ hội trải nghiệm, thử thách.
Choáng ngợp cung đường Hạnh phúc giữa núi non hùng vĩ ở Mã Pì Lèng - ảnh 3Con đường trải dọc lưng chừng đèo Mã Pì Lèng với những vách đá treo leo dựng đứng và những khúc cua tay áo.
Choáng ngợp cung đường Hạnh phúc giữa núi non hùng vĩ ở Mã Pì Lèng - ảnh 4Trên 4 cao nguyên đá ở Hà Giang, Mèo Vạc và Đồng Văn nổi tiếng nhất bởi tứ bề là núi đá tai mèo, rất hiếm đất để canh tác nông nghiệp. Người dân bản địa chỉ tập kết, dựng nhà khu vực nào đất ở hốc đá có thể trồng được ngô, rau.
Choáng ngợp cung đường Hạnh phúc giữa núi non hùng vĩ ở Mã Pì Lèng - ảnh 5Qua đây, bất cứ ai cũng bị choáng ngợp bởi những khúc cua gấp, đường đèo hình chữ M, Z và số 8.
Choáng ngợp cung đường Hạnh phúc giữa núi non hùng vĩ ở Mã Pì Lèng - ảnh 6Nhiều khúc cua số 8, thử thách lớn với bất cứ ai đi qua. Đứng từ trên cao, có thể thấy núi non hùng vĩ kèm những bóng mây vệt nắng rất đẹp.
Choáng ngợp cung đường Hạnh phúc giữa núi non hùng vĩ ở Mã Pì Lèng - ảnh 7Vách đá dựng đứng sát mép đường. Trước khi con đường này được khánh thành vào năm 1965, dân bản các bộ tộc trên cao nguyên đá sử dụng đường mòn treo leo trên đỉnh mỗi khi giao thương, xuống chợ hay bắt vợ. Việc đi lại rất nguy hiểm và khó khăn. Từ khi con đường hạnh phúc chính thức đưa vào sử dụng, giao thông thuận lợi hơn.
Choáng ngợp cung đường Hạnh phúc giữa núi non hùng vĩ ở Mã Pì Lèng - ảnh 8Một khúc cua tại trạm y tế xã Pải Lủng (Mèo Vạc, Hà Giang).
Choáng ngợp cung đường Hạnh phúc giữa núi non hùng vĩ ở Mã Pì Lèng - ảnh 9Dưới chân con đường Hạnh phúc, người dân xếp đá thành tường ngăn cách những ô đất có thể trồng rau.
Choáng ngợp cung đường Hạnh phúc giữa núi non hùng vĩ ở Mã Pì Lèng - ảnh 10Cận cảnh con đường núi phía trên đường Hạnh phúc, lối giao thương duy nhất của dân bản trên đỉnh Mã Pì Lèng trước đây. Hiện còn rất nhiều bản vẫn ít giao thương với bên ngoài. Vài năm trở lại đây, khách du lịch thường xuyên có đoàn đi bộ leo núi vãn cảnh, ngắm núi đá từ độ cao khoảng 1.800m. Con đường này chỉ rộng chưa đến 2m, có những đoạn chỉ hơn 1m, dốc đá dựng đứng, rất nguy hiểm do đó đa số du khách nước ngoài sẽ đi theo nhóm hoặc có hướng dẫn viên.
Choáng ngợp cung đường Hạnh phúc giữa núi non hùng vĩ ở Mã Pì Lèng - ảnh 11Có những vách núi chỉ có 1-2 hộ sinh sống giữa cao nguyên đá.

Theo tienphong.vn