Bản Thổ Thành hoàng
Mỹ thuật - Nhiếp ảnh - Ngày đăng : 14:37, 19/03/2020
Phú Gia xưa là làng Bà Già hoặc có tên Nôm là Kẻ Gạ, nay thuộc phường Phú Thượng, quận Tây Hồ
Đình Phú Gia - Ảnh: Sưu tầm
Phú Gia xưa là làng Bà Già hoặc có tên Nôm là Kẻ Gạ, nay thuộc phường Phú Thượng, quận Tây Hồ.
Bản thần tích cho biết:
Đại Vương vốn là Thổ Thần. Niên hiệu Khai Nguyên nhà Đường (Nhâm Tuất 722), thứ sử Trương Hoán phụng mệnh đi tuần thú nước Nam, lúc ấy còn bị đô hộ. Khi dừng lại thôn An Dưỡng gần với hai thôn Long Đỗ và Từ Liêm để tìm hiểu những dấu tích của Tô Lịch và Lý Tổ (Lý Cầm), Trương Đán thấy đất ở đây bằng phẳng ngay ngắn, cây cối tươi tốt chạy dài theo sông nước, cảnh trí thật đẹp, trong lòng hứng khởi muốn phô trương đức độ của triều đình bèn đốc thúc xây dựng cung quán. Trong cung đặt bài vị của Đường Nguyên Đế, biến nơi đây trở thành một thắng cảnh. Hôm Trương Hoán dừng lại vùng đất này, mộng thấy Thổ Thần xin phù giúp. Trong chốc lát, hàng triệu dân, các nơi lũ lượt kéo đến.
Chẳng bao lâu công trình hoàn tất, Hoán rất vui mừng cho đó là công của Thổ Thần bèn đặt tên quán là Khai Nguyên. Về sau đổi tên thôn là Khai Nguyên, tự dựng bia để biểu dương công tích của vua Đường Khai Nguyên. Rồi lập đền thờ, tô tượng Thổ Thần để làm sáng rỡ đức của Thần. Sau này thời gian qua đi, lâu ngày cung quán dần đổ nát. Tục của người Nam chuộng thờ Thổ Thần nên vẫn còn lại ngôi đền làm chỗ cho dân thôn cầu đảo. Trải qua các triều đại, đền rất linh thiêng, vì vậy đèn hương không bao giờ dứt, gọi tên là quán Già La, còn gọi là thần Già La. Đầu đời vua Thiệu Trị, Văn Thao thấy nền quán cỏ mọc um tùm, cây cối rậm rạp, bèn cải tạo thành chùa An Dưỡng. Về sau sư ở chùa không thuần phác, trai gái kéo đến như mây, nghĩ rằng đây là chỗ gai góc của thần, nên Văn Thao hạ lệnh chuyển về Bộ Đầu nay là thôn vườn Bà Già. Năm Trùng Hưng thứ nhất (1285), Thần được sắc phong là Khai Nguyên Uy Hiển Đại Vương; Trùng Hưng thứ 4 (1288) được tặng thêm hai mỹ tự là Long Trứ. Niên hiệu Hưng Long năm thứ 23 (1305), được tặng thêm hai chữ Trung Vũ, vì Thần đã có công âm phù…
Chẳng bao lâu công trình hoàn tất, Hoán rất vui mừng cho đó là công của Thổ Thần bèn đặt tên quán là Khai Nguyên. Về sau đổi tên thôn là Khai Nguyên, tự dựng bia để biểu dương công tích của vua Đường Khai Nguyên. Rồi lập đền thờ, tô tượng Thổ Thần để làm sáng rỡ đức của Thần. Sau này thời gian qua đi, lâu ngày cung quán dần đổ nát. Tục của người Nam chuộng thờ Thổ Thần nên vẫn còn lại ngôi đền làm chỗ cho dân thôn cầu đảo. Trải qua các triều đại, đền rất linh thiêng, vì vậy đèn hương không bao giờ dứt, gọi tên là quán Già La, còn gọi là thần Già La. Đầu đời vua Thiệu Trị, Văn Thao thấy nền quán cỏ mọc um tùm, cây cối rậm rạp, bèn cải tạo thành chùa An Dưỡng. Về sau sư ở chùa không thuần phác, trai gái kéo đến như mây, nghĩ rằng đây là chỗ gai góc của thần, nên Văn Thao hạ lệnh chuyển về Bộ Đầu nay là thôn vườn Bà Già. Năm Trùng Hưng thứ nhất (1285), Thần được sắc phong là Khai Nguyên Uy Hiển Đại Vương; Trùng Hưng thứ 4 (1288) được tặng thêm hai mỹ tự là Long Trứ. Niên hiệu Hưng Long năm thứ 23 (1305), được tặng thêm hai chữ Trung Vũ, vì Thần đã có công âm phù…
Đến niên hiệu Khai Nguyên đời Đường viên quan đô hộ Đỗ Thiện có ghi chép lại sự tích về thần: Lúc bấy giờ đê bị nước lớn dâng lên phá vỡ, mọi người dồn sức ra vá đắp. Quan đô hộ tâu về triều, rồi sai lập dàn cầu đảo ở chỗ đó. Thổ Thần râu dài, mặt đỏ, người cao hơn một trượng, to hơn một thước ngang, hiện lên nói: Ta sẽ cứu ngươi để cùng giúp nước! Giờ Thìn ngày hôm sau thấy có một cây gỗ lớn trôi đến, tự nhiên nén thế nước từ cao ngàn thước xuống như có thể hàn gắn được trời đất. Không đầy một ngày công việc đã xong xuôi…
Thần tích còn kể rằng: Thời Hùng Vương thứ 6, giặc Ân kéo quân vào xâm lược nước ta. Một vị tướng của vua Hùng, trong một trận chiến đấu chống quân xâm lược, bị giặc Ân chém đầu gần lìa cổ, chỉ còn dính tý da mà vẫn phi ngựa đến đoạn vườn Hồng, nơi có Cây Đa Táo và quán hàng nước. Ngài bèn hỏi bà hàng nước: “Cổ tôi thế này liệu có sống được không?”. Bà hàng nước trả lời: “Ngài có là người nhà trời thì mới sống được!”. Sau đó ngài phi ngựa đi được một quãng về đến đầu làng (Phú Gia) thì hóa tại đây. Từ đó dân làng kiêng hèm, gọi từ “chít” thay cho từ “chết”. Đây là một đặc điểm riêng có của người Kẻ Gạ, dù có đi đâu, ở đâu, khi nghe từ “chít” là nhận ra nhau. Hằng năm cứ đến ngày mùng 10 tháng Giêng dân làng lại làm lễ Phúc Thần Bản thổ. Song từ mùng 4 làng Phú Gia đã phải mang lễ vật sang làng Hải Bối (huyện Đông Anh). Sở dĩ có tục kết chạ như vậy vì tương truyền đời Nhà Mạc, giặc cướp kéo đến Phú Gia muốn giết hết trai đinh. Bấy giờ đô đốc Phan Công Ngạn đã điều 20 chiếc thuyền đinh lớn chở hết trai làng sang Hải Bối lánh nạn.
Đình làng Phú Gia hiện lưu giữ 16 đạo sắc phong cho Thổ thần, 9 đạo thời Hậu Lê, 1 đạo thời Tây Sơn, 6 đạo thời Nguyễn. Sắc phong sớm nhất được vua Lê Huyền Tông, hiệu Khánh Đức (1652) ban, muộn nhất thời vua Khải Định (1924). Nhà nước đã xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia ngày 28/12/2001 cho đình làng Phú Gia, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội.