Nhìn lại 100 ngày chống 'giặc' Covid-19: Những dấu mốc không thể quên

Tin tức - Ngày đăng : 09:09, 02/05/2020

Kể từ ca nhiễm Covid-19 đầu tiên ngày 23/1, đến nay, cả nước đã trải qua 100 ngày chống “giặc” với những dấu mốc đáng nhớ.
16 ca bệnh Covid-19 đầu tiên khỏi bệnh
Ngày 23/1 (29 Tết Canh Tý), Bệnh viện Chợ Rẫy xác nhận 2 bệnh nhân Covid-19 đầu tiên - là cha con người Vũ Hán, Trung Quốc. Việt Nam chính thức bước vào cuộc chiến đấu trực tiếp với Covid-19.
Nhìn lại 100 ngày chống “giặc” Covid-19: Những dấu mốc không thể quên
2 bệnh nhân này, trong quá trình di chuyển, lưu trú tại Khánh Hòa đã lây bệnh cho một nữ nhân viên khách sạn tại đây. Nữ nhân viên khách sạn cũng là trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng đầu tiên tại Việt Nam.
Ổ dịch trong giai đoạn đầu tiên của dịch bệnh bắt nguồn từ 6 bệnh nhân là nhân viên Công ty TNHH Nihon Plast của Nhật Bản được cử sang Vũ Hán (Trung Quốc) tập huấn từ tháng 11/2019 và cùng trở về Việt Nam ngày 17/1.
Từ ngày 23/1 đến 13/2, cả nước có 16 ca nhiễn Covid-19, tất cả đều có nguồn lây nhiễm liên quan đến Vũ Hán, Trung Quốc.
Nhìn lại 100 ngày chống “giặc” Covid-19: Những dấu mốc không thể quên
Ngày 1/2/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký quyết định số 173/QĐ-TTg về việc công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra.
Thời gian này, cả nước áp dụng nhiều biện pháp phòng chống dịch mạnh mẽ như cho học sinh, sinh viên nghỉ học, ngừng cấp visa cho khách du lịch Trung Quốc, không đưa lao động Việt Nam sang Trung Quốc, kiểm soát chặt hành khách tại các sân bay, Việt Nam là quốc gia đầu tiên trên thế giới thực hiện biện pháp khai báo y tế bắt buộc…
Ngày 13/2, ổ dịch xã Sơn Lôi (huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) với 11 ca dương tính phải phong tỏa với gần 11.000 người dân trong xã phải cách ly.
Nhìn lại 100 ngày chống “giặc” Covid-19: Những dấu mốc không thể quên
Đến ngày 26/2/2020, toàn bộ 16/16 bệnh nhân đều khỏi bệnh và đã được ra viện. Ngày 4/3, xã Sơn Lôi được dỡ bỏ phong tỏa sau 21 ngày thực hiện nghiêm túc lệnh phong tỏa cách ly.
Các ca bệnh xâm nhập từ nước ngoài
Tối ngày 6/3, tại phiên họp khẩn kéo dài gần 2 tiếng, bắt đầu từ 22h30 phút,  Hà Nội thông báo ca bệnh đầu tiên và là bệnh nhân thứ 17 cả nước - cô gái 26 tuổi, tại Hà Nội đi thăm chị gái tại Anh và qua Italy, Pháp và trở về Hà Nội trên chuyến bay VN0054, ngày 2/3/2020.
Nhìn lại 100 ngày chống “giặc” Covid-19: Những dấu mốc không thể quên
Tối 6/3, phố Trúc Bạch, nơi ở bệnh nhân thứ 17 được cách ly với 66 hộ dân, 189 người. Bệnh nhân thứ 17 lây nhiễm cho 3 người khác gồm bác, lái xe và người giúp việc. 
Những ngày sau đó, Việt Nam liên tiếp ghi nhận các ca bệnh mới, chủ yếu là những ca bệnh “xâm nhập”, là người Việt Nam trở về từ nước ngoài hoặc người nước ngoài đến Việt Nam nhập cảnh qua đường hàng không.
Nhìn lại 100 ngày chống “giặc” Covid-19: Những dấu mốc không thể quên
Ngày 10/3, Bộ Y tế công bố bệnh nhân số 34, phụ nữ 51 tuổi, quốc tịch Việt Nam, bay từ Washington (Mỹ) về Việt Nam, quá cảnh tại sân bay Qatar và sáng 2/3/2020 nhập cảnh vào Việt Nam. Bệnh nhân số 34 được coi là “siêu lây nhiễm khi lây cho 11 người khác, trong đó có 5 người là người thân, 3 người tiếp xúc trực tiếp và 3 người khác tiếp xúc F2 của bệnh nhân 34.
Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn 2 của cuộc chiến phòng, chống dịch, khi các ca bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhận định, giai đoạn 2 khó hơn giai đoạn đầu khi dịch đã lan ra hơn 100 quốc gia. Chúng ta phải ngăn chặn dịch bệnh từ trăm ngả thay vì một vài ngả như trước đây.
Từ ngày 18/3, Thủ tướng quyết định tạm dừng cấp thị thực cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam; hạn chế các chuyến bay từ vùng dịch đến Việt Nam; Đại sứ quán Việt Nam tại các nước khuyến cáo học sinh, sinh viên, người Việt Nam ở nước ngoài không về Việt Nam trong thời gian có dịch, trường hợp thật sự cần thiết phải nhập cảnh Việt Nam, phải được cách ly tập trung;
Nhìn lại 100 ngày chống “giặc” Covid-19: Những dấu mốc không thể quên
Từ ngày 16/3/2020, thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang tại các nơi công cộng có tập trung đông người (như tại siêu thị, sân bay, nhà ga, bến xe, trên các phương tiện giao thông công cộng...);
Thủ tướng yêu cầu tạm thời đóng cửa các cơ sở kinh doanh dịch vụ không cần thiết; Hạn chế tối đa việc tập trung đông người tại các đám cưới, đám hiếu; Các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự không tổ chức các nghi lễ và hoạt động có tập trung đông người.
Nhìn lại 100 ngày chống “giặc” Covid-19: Những dấu mốc không thể quên
Tại Hà Nội, ngày 18/3, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung yêu cầu dừng các hoạt động tập trung đông người, khu di tích, nhà hàng, quán bar, quán game online, massage, điểm vui chơi. Hà Nội khuyến cáo những cửa hàng không thiết yếu hạn chế hoạt động; người dân nếu không có việc cần thiết, không nên ra đường nhiều. Đặc biệt, Hà Nội đang có khoảng 1,4 triệu người từ 60 tuổi trở nên cần tránh quá trình đi lại.
Tất cả cán bộ, công chức, viên chức, “nếu thấy sức khỏe yếu”, có thể nên nghỉ làm, khuyến khích các doanh nghiệp làm việc online. Chủ tịch UBND TP Hà Nội cũng khuyến cáo người dân hạn chế sử dụng giao thông công cộng, nên đi phương tiện cá nhân…
Nhìn lại 100 ngày chống “giặc” Covid-19: Những dấu mốc không thể quên
Xử lý triệt để 3 ổ dịch Bạch Mai, bar Buddha và thôn Hạ Lôi
Chiều 20/3, Bộ Y tế công bố 2 bệnh nhân Covid-19 thứ 86 và 87 là 2 nữ điều dưỡng Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). Đáng nói là tiền sử dịch tễ của 2 bệnh nhân này không cho thấy nguồn lây virus khi cả 2 đều không có lịch sử tiếp xúc với các bệnh nhân Covid-19.
4 ngày sau, ngày 22/4, Bộ Y tế tiếp tục công bố bệnh nhân 133, nữ, 66 tuổi ở Tân Phong, Lai Châu, trong tháng 3/2020 có đến Bệnh viện Bạch Mai điều trị bệnh và ngày 22/3/2020 trở về nhà tại tỉnh Lai Châu.
Từ ổ dịch Bệnh viện Bạch Mai đã có 58 bệnh nhân liên quan (tính cả bệnh nhân 243 và các bệnh nhân liên quan tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội). Trong số này, 27 bệnh nhân là nhân viên của Công ty TNHH Trường Sinh, cung cấp suất ăn, nước uống cho bệnh viện này. Cùng với đó, khoảng 40.000 người phải theo dõi, cách ly, lấy mẫu xét nghiệm liên quan đến ổ dịch Bệnh viện Bạch Mai.
Đến nay, ổ dịch Bệnh viện Bạch Mai được coi là ổ dịch lớn nhất, phức tạp nhất cả nước. Trong đó, có bệnh nhân 243 - khởi đầu ổ dịch thôn Hạ Lôi với 13 ca nhiễm, 13.000 người trong thôn phải phong tỏa.
Nhìn lại 100 ngày chống “giặc” Covid-19: Những dấu mốc không thể quên
Để xử lý ổ dịch này, ngày 28/3, toàn bộ Bệnh viện được phong tỏa, tất cả hơn 600 người nhà đang chăm sóc bệnh nhân được chuyển đi cách ly tập trung, y bác sĩ vừa chữa bệnh, vừa chăm sóc bệnh nhân.
Hà Nội yêu cầu các đơn vị lập tức cách ly người từng đến Bệnh viện Bạch Mai từ ngày 10/3, thời điểm cách ly 14 ngày tính từ ngày người dân đến khai báo; lấy mẫu xét nghiệm toàn bộ người có liên quan đến bệnh viện từ 10/3, không bỏ sót bất kỳ một ai; ngoài ra, Hà Nội sử dụng test nhanh 10 phút thông qua lấy mẫu máu, triển khai ngay tại các phường xung quanh Bệnh viện Bạch Mai…
Ngày 12/4, Bệnh viện Bạch Mai được dỡ phong tỏa sau 14 ngày “nội bất xuất, ngoại bất nhập” vì Covid-19.
Nhìn lại 100 ngày chống “giặc” Covid-19: Những dấu mốc không thể quên
Cũng ngày 20/3, khi ở Hà Nội xuất hiện ổ dịch Bệnh viện Bạch Mai, ở TP Hồ Chí Minh, bệnh nhân số 91 được công bố (nam, quốc tịch Anh, 43 tuổi), mở đầu cho sự xuất hiện ổ dịch lớn nhất phía Nam - ổ dịch quán bar Buddha, quận 2, TP Hồ Chí Minh.
Bệnh nhân 91 là ca nhiễm Covid-19 đầu tiên ở bar Buddha, từ ổ dịch này, có 19 người mắc bệnh, 4.283 người cách ly, theo dõi. Gần 1 tháng sau ngày công bố bệnh nhân 91, đến ngày 15/4 kết thúc theo dõi chuỗi lây nhiễm liên quan quán bar Buddha.
Nhìn lại 100 ngày chống “giặc” Covid-19: Những dấu mốc không thể quên
Đáng chú ý, đến ngày 1/5, bệnh nhân số 91 vẫn nằm viện, diễn biến bệnh nặng. Theo các bác sỹ, ngoài độc tính của virus, thì yếu tố cá nhân và tuổi là những yếu tố quan trọng liên quan diễn biến bệnh. Như bệnh nhân 91 (cao 1,83 m; nặng 100 kg), có béo phì thuộc nhóm nguy cơ diễn biến nặng, phù hợp các nghiên cứu đã khuyến cáo.
Ngoài ra, đến ngày 1/5, có 5 bệnh nhân liên quan đến ổ dịch này dương tính trở lại sau khi xuất viện.
Nhìn lại 100 ngày chống “giặc” Covid-19: Những dấu mốc không thể quên
Trong khi ổ dịch Bệnh viện Bạch Mai và ổ dịch bar Buddha trong thời gian theo dõi lây nhiễm, chiều tối 6/4, Bộ Y tế công bố ca bệnh 243, nam, 46 tuổi, quốc tịch Việt Nam, cư trú tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội. Bệnh nhân này được phát hiện qua quá trình Hà Nội rà soát, cách ly, lấy mẫu xét nghiệm những người từng đến Bệnh viện Bạch Mai từ ngày 10/3.
Đây là bệnh nhân khởi đầu ổ dịch thôn Hạ Lôi với 13 ca nhiễm, 13.000 người trong thôn phải phong tỏa 28 ngày, từ 8/4 đến ngày 5/5. Kể từ bệnh nhân thứ 13 tại thôn Hạ Lôi được công bố sáng 15/4, đến nay, 16 ngày ổ dịch thôn Hạ Lôi không có ca nhiễm mới.
Nhìn lại 100 ngày chống “giặc” Covid-19: Những dấu mốc không thể quên
 Từ ngày 16/4 đến nay, Việt Nam không phát hiện ca nhiễm trong cộng đồng.

Từ 1/4, cả nước cách ly xã hội - giải pháp mạnh mẽ chưa từng có tiền lệ
Ngày 31/3, Thủ tướng ban hành Chỉ thị số 16 - là giải pháp mạnh mẽ chưa từng có tiền lệ - cách ly xã hội.

Cả nước thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0 giờ ngày 1/4/2020 trên phạm vi toàn quốc theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh, phân xưởng, nhà máy sản xuất phải bảo đảm khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn theo quy định.

Đến ngày 15/4, Thủ tướng yêu cầu 28 tỉnh, thành phố “nguy cơ cao” và “có nguy cơ” lây nhiễm bệnh tiếp tục cách ly xã hội đến ít nhất hết ngày 22/4. 

Nhìn lại 100 ngày chống “giặc” Covid-19: Những dấu mốc không thể quên

Nhìn chung việc thực hiện cách ly trong thời gian qua được sự đồng thuận, nhất trí cao của mọi tầng lớp nhân dân, được nhân dân ủng hộ, thực hiện nghiêm túc. Việc thực hiện cách ly xã hội trong thời gian qua là cần thiết và đã phát huy hiệu quả cao trong công tác phòng, chống dịch.

Sau ngày 22/4, cả nước không còn tỉnh, thành nào phải cách ly xã hội, chỉ có 4 huyện hồm: các huyện Mê Linh, Thường Tín (Hà Nội), Đồng Văn (Hà Giang) và Yên Phong (Bắc Ninh) là các huyện có "nguy cơ cao", phải thực hiện nghiêm việc phòng, chống dịch theo Chỉ thị số 16 về cách ly xã hội.

Từ ngày 23/4, đất nước chuyển sang giai đoạn chống dịch dài hơi hơn, nới lỏng các biện pháp hạn chế, từng bước khôi phục hoạt động kinh tế - xã hội. Trong đó, lưu ý phương án phòng dịch, nhất là phản công, dập dịch nhanh nếu phát hiện ca nhiễm mới.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: "Vui mừng nhưng cảnh giác”, chấp nhận tình trạng sống trong trạng thái có dịch, chuyển sang giai đoạn chống dịch dài hơi hơn, căn cơ hơn cùng với phát triển kinh tế-xã hội".

http://kinhtedothi.vn/nhin-lai-100-ngay-chong-giac-covid-19-nhung-dau-moc-khong-the-quen-383025.html

kinhtedothi