Xây dựng xóm, làng xanh

Hanoimoi| 26/05/2022 17:44

Là địa phương có nhiều hộ chăn nuôi gia cầm, những năm qua, nông dân xã Lê Lợi (huyện Thường Tín) đã chủ động xây dựng những mô hình chăn nuôi sạch, an toàn. Xã cũng triển khai nhiều hoạt động bảo vệ môi trường như thành lập tổ thu gom rác; tổ chức phong trào vệ sinh môi trường; trồng và chăm sóc cây xanh… Mỗi hội viên nông dân, mỗi người dân xã Lê Lợi đều là những tuyên truyền viên và trực tiếp tham gia bảo vệ môi trường, xây dựng xóm, làng xanh.

Xây dựng xóm, làng xanh
Hội viên Hội Nông dân xã Lê Lợi (huyện Thường Tín) lắp đặt thùng đựng vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật trên cánh đồng thôn An Cảnh.

Nhà sạch, thôn xóm, làng quê sạch

Những ngày cuối tháng tư vừa qua, Hội Nông dân xã Lê Lợi đã tiến hành lắp đặt thùng đựng vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật trên cánh đồng thôn An Cảnh. Ông Hoàng Văn Chiểu ở thôn An Cảnh cho biết: Việc này vừa góp phần làm đẹp cảnh quan, vừa hạn chế nguy cơ ô nhiễm môi trường, bảo đảm an toàn cho người dân khi sản xuất. Đây cũng là hoạt động thiết thực góp phần cùng địa phương xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Chia sẻ việc triển khai lắp đặt các thùng đựng vỏ thuốc bảo vệ thực vật chỉ là một trong nhiều hoạt động, phong trào của nông dân xã Lê Lợi nhằm bảo vệ môi trường, xây dựng làng quê xanh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Lê Lợi Hà Văn Chí thông tin: Hội Nông dân xã đã thành lập tổ chuyên thu gom rác thải và hỗ trợ địa phương vận chuyển rác đến nơi tập kết khi có rác ùn ứ. Các tổ này còn có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tuyên truyền, hướng dẫn người dân, hội viên, nông dân cùng bảo vệ môi trường với những hoạt động thiết thực như phân loại rác, để rác đúng nơi quy định để nhà sạch, thôn xóm, làng quê xanh, sạch.

Cùng với đó, Hội Nông dân xã Lê Lợi đã đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn người dân ký cam kết sản xuất sạch. Bà Đặng Thị Giải ở thôn Hà Vỹ nói với phóng viên Báo Hànộimới: Xã Lê Lợi có chợ gia cầm Hà Vỹ lớn nhất cả nước và hầu hết người dân trong xã đều tham gia các hoạt động chăn nuôi, giết mổ, buôn bán tại chợ. Trước kia người dân chưa chú trọng đến vệ sinh an toàn thực phẩm, chưa quan tâm đến bảo vệ môi trường thì nay đã chủ động ký cam kết sản xuất sạch, bảo vệ môi trường chăn nuôi, giết mổ trong gia đình và tại các gian hàng trong chợ.

“Sau khi Hội Nông dân tổ chức tuyên truyền, giải thích về những tác hại từ việc sản xuất không an toàn, bỏ rác thải bừa bãi, giết mổ gia cầm không đúng quy định… người dân đã hiểu và đang khắc phục những hạn chế đó. Trước mắt là bảo vệ môi trường sống, sức khỏe của gia đình và cộng đồng” - bà Đặng Thị Giải cho biết thêm. Hiện tại, trên địa bàn xã có 5 cơ sở sản xuất, giết mổ an toàn theo đúng quy định của Bộ NN&PTNT. Số cơ sở còn lại đã chủ động đăng ký, ký cam kết bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất, kinh doanh…

Ngoài ra, Hội Nông dân xã Lê Lợi đang duy trì 4 hàng cây nông dân. Hằng tuần, các hội viên cùng người dân tham gia vệ sinh môi trường, xây dựng những không gian xanh tại các khu vực công cộng.

Gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường

Tranh thủ thời gian, bà Phạm Thị Huế ở thôn An Cảnh cùng các hội viên trong tổ thu gom rác của xã đi kiểm tra các điểm bố trí thùng rác công cộng, đến từng gia đình hướng dẫn người dân phân loại rác, để rác đúng quy định... Bà Phạm Thị Huế cho biết: Chúng tôi xác định cần chuyển tải kiến thức để người dân chủ động nâng cao ý thức, đồng hành với chính quyền từ những hoạt động, phong trào nhỏ nhất để bảo vệ môi trường nông thôn của xã luôn an lành, xanh, sạch, đẹp. Đến nay, người dân đã tích cực tham gia phát quang bụi rậm, trồng và chăm sóc các hàng cây; vệ sinh môi trường tại các nhà văn hóa, đình, chùa, trường học…, tạo những điểm nhấn về không gian xanh cho làng quê...

Về vấn đề này, Bí thư Đảng ủy xã Lê Lợi Nguyễn Đức Thịnh cho biết: Đảng ủy, chính quyền xã Lê Lợi đã chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân trong giữ gìn vệ sinh môi trường nông thôn. Hội Nông dân xã đang là lực lượng nòng cốt tham gia công tác này. Hội Nông dân đã cùng với chính quyền kêu gọi mỗi thôn, xóm chọn một ngày trong tuần để tổ chức tổng vệ sinh chung; mỗi hộ gia đình có thùng chứa rác và tự phân loại rác; hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thu gom vỏ bao đúng nơi quy định để xử lý. Cùng với đó là tăng cường sử dụng phân xanh, phân hữu cơ tại chỗ kết hợp với phân hóa học, không dùng phân tươi bón trực tiếp cho cây trồng.

Từ những phong trào, hoạt động thiết thực đó, môi trường xã Lê Lợi đang ngày càng xanh, sạch, đẹp. “Năm 2020, xã Lê Lợi được công nhận là xã nông thôn mới và đang nỗ lực xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, trong đó vấn đề môi trường được đặc biệt quan tâm. Xã xác định phát triển kinh tế phải gắn với bảo vệ môi trường…”, Ông Nguyễn Đức Thịnh cho biết.

Bài học từ xã Lê Lợi cho thấy, phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, xây dựng nếp sống xanh trong cộng đồng dân cư là hết sức cần thiết, để các làng quê Hà Nội ngày càng xanh hơn, sạch hơn, thật sự là những miền quê đáng sống.

(0) Bình luận
  • Xây dựng chuẩn mực văn hoá, con người Hà Nội mang tính đại diện vị thế Thủ đô trong thời kỷ nguyên mới
    “Với vị thế Thủ đô ngàn năm văn hiến, Hà Nội không chỉ là nơi hội tụ tinh hoa dân tộc mà còn là biểu tượng đại diện cho bản sắc, hình ảnh và sức mạnh mềm của quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Chính vì vậy, xây dựng và phát huy hình ảnh con người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, thân thiện, văn minh, hòa bình và sáng tạo đã luôn được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng của cấp ủy, chính quyền, MTTQ và toàn bộ hệ thống chính trị Thành phố”, Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh cho biết.
  • Hội nghị tổng kết các nhiệm vụ của Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội thực hiện Chương trình số 06
    Những năm qua, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã triển khai thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy (Chương trình số 06) và Kế hoạch 176/KH-UBND ngày 30/7/2021 của UBND Thành phố về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021-2025" quyết liệt, hiệu quả, với nhiều cơ chế, chính sách đặc thù của Thành phố được ban hành, có tác động tích cực đến đời sống nhân dân, được người dân đồng tình, hưởng ứng.
  • Nhân rộng và lan toả những mô hình di tích kiểu mẫu trong giai đoạn mới
    Việc thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng, xây dựng nếp sống văn minh tại di tích, nơi thờ tự, trong đó có hoạt động xây dựng mô hình “Di tích lịch sử văn hóa - điểm đến an toàn, hấp dẫn” trên địa bàn Thủ đô nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị của di sản Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, góp phần xây dựng hệ giá trị văn hoá Thủ đô, người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Tăng cường trao đổi, kết nối về văn hoá giữa Hà Nội và Thái Nguyên
    Sáng 28/11, Đoàn khảo sát, trao đổi kinh nghiệm trong đẩy mạnh các giải pháp thực hiện, tuyên truyền triển khai về các hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới tiếp tục có buổi làm việc hiệu quả tại tỉnh Thái Nguyên.
  • Xây dựng hệ giá trị văn hóa Thủ đô trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
    “Chương trình khảo sát trao đổi kinh nghiệm trong việc triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hoá, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới giữa các địa phương nhằm tăng cường hiệu quả triển khai thực tiễn, đồng thời bổ sung và hoàn thiện tiến tới xây dựng khung hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam nói chung cũng như hệ giá trị văn hóa đặc thù riêng của Thủ đô phù hợp trong kỷ nguyên vươn mình củ
  • Góp phần xây dựng TP Hà Nội tiêu biểu về lối sống và phong cách ứng xử.
    Sáng ngày 26/11, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTT&DL) tổ chức chương trình khảo sát, trao đổi kinh nghiệm tại thành phố Hải Phòng. Đây là hoạt động nhằm triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới; Tăng cường thực hiện nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Cơ hội mới - giá trị mới” để phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”
    Ngày 12/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định số 1569/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050” với những quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.
  • Ra mắt cuốn sách song ngữ Việt - Anh về tiểu sử và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhằm giúp bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo, góp phần tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch biên soạn cuốn sách song ngữ . Sách vừa được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành và giới thiệu tới độc giả.
  • Nhà văn hoá Nguyễn Đình Thi - người nghệ sĩ tài hoa của Thủ đô và đất nước
    Chiều 12/12/2024, Thành ủy Hà Nội phối hợp cùng Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, Báo Nhân Dân và các cơ quan tuyên giáo, văn hóa, văn nghệ tổ chức Hội thảo khoa học toàn quốc với chủ đề “Di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi cho hôm nay” nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của nhà văn hóa lớn, nghệ sĩ tài năng Nguyễn Đình Thi (20/12/1924 – 20/12/2024). Hội thảo là dịp để nhìn nhận, đánh giá, tôn vinh di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi.
  • Từ đêm nay, Thủ đô Hà Nội rét đậm
    Hôm nay 13/12 do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời tiếp tục rét, vùng núi Bắc Bộ rét đậm, có nơi rét hại. Riêng Thủ đô Hà Nội từ đêm nay trời rét đậm.
  • Chương trình Xuân quê hương 2025 sẽ diễn ra tại Hà Nội
    Đây là sự kiện thường niên ý nghĩa dành cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, góp phần gắn kết đồng bào xa quê với Tổ quốc. Chương trình có sự tham dự của các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Bộ Ngoại giao và các ban, bộ, ngành, địa phương.
Đừng bỏ lỡ
Xây dựng xóm, làng xanh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO