Văn hoá đón Giáng sinh của người Việt

Hoàng Lân/HNM| 23/12/2018 17:10

Ngày lễ Giáng sinh (hay còn gọi là Noel) thường được tổ chức vào tối 24-12 và kéo sang ngày 25-12. Tại Việt Nam, từ nhiều năm nay lễ Giáng sinh không chỉ là ngày lễ của những người theo đạo Thiên Chúa mà đã trở thành dịp để vui chơi với nhiều người, để những người thân yêu dành tặng nhau những món quà và lời chúc an lành.

Lễ Giáng sinh đã phổ biến

Lễ Giáng sinh là một ngày lễ được biết đến chủ yếu là ở châu Âu, châu Mỹ bởi người dân ở những quốc gia này chủ yếu theo đạo Thiên Chúa. Lễ Giáng sinh là ngày kỷ niệm chúa Giê Su ra đời, chính vì thế mà ở nhiều quốc gia, đây là ngày lễ lớn nhất trong năm. Lễ Giáng sinh lại diễn ra vào tuần cuối cùng của năm nên người dân nhiều nước coi đây là thời gian chuẩn bị kết thúc năm cũ, chuẩn bị chào đón năm mới.
Văn hoá đón Giáng sinh của người Việt
Giáng sinh đang trở thành dịp để nhiều người có cơ hội được vui chơi, giải trí.
Dịp này, các gia đình thường cố gắng hoàn tất mọi công việc trong năm, chuẩn bị trang trí nhà cửa để sum họp gia đình. Vật trang trí không thể thiếu trong ngày này là cây thông. Cây thông Noel sẽ được trang trí ở phòng khách, thường gần lò sưởi. Trên cây, người ta treo các đồ trang trí đẹp mắt như những cặp chuông, tuyết giả, những chiếc ủng, các gói quà tượng trưng và đèn trang trí.

Theo truyền thuyết của người phương Tây, vào đêm 24-12, ông già Noel sẽ cưỡi đàn tuần lộc mang theo những túi quà to, sau đó ông sẽ chui từ ống khói lò sưởi xuống từng nhà, tặng quà cho các em nhỏ vào những chiếc ủng (hoặc tất) treo ở lò sưởi. Sáng 25-12, trẻ em sẽ được nhận món quà như ý sau khi đã viết thư gửi cho ông già Noel bày tỏ ước muốn của mình.

Những năm gần đây, ngày Giáng sinh đã trở lên phổ biến hơn ở Việt Nam. Dù không nằm trong những ngày lễ được nghỉ nhưng Giáng sinh là dịp vui chung của mọi người. Người dân cũng tạo nên những không gian tuyệt đẹp của ngày Noel như trang trí cây thông Noel, tặng quà cho trẻ em. Trẻ em Việt cũng hình thành văn hoá viết thư gửi cho ông già Noel để bày tỏ những ước mơ, mong muốn của mình. Với những người Việt Nam không theo đạo Thiên Chúa, ngày Giáng sinh giống như một ngày vui, nên các bậc cha mẹ tuỳ vào hoàn cảnh, điều kiện và khả năng của mình mà có những cách để tặng quà cho con em mình.

Việt Nam có văn hoá đón Giáng sinh

Lễ Giáng sinh năm 2018 đang đến gần. Từ đầu tháng 12, nhiều trung tâm thương mại, đường phố Hà Nội đã rực rỡ sắc màu của Noel. Tại nhiều khu dân cư, đặc biệt là ở những khu đô thi mới, khu chung cư, việc trang trí cây thông Noel gần như đã trở thành văn hoá mới của người Việt. Những màu sắc thường được chuộng trong ngày Giáng sinh là đỏ, xanh, trắng.
Văn hoá đón Giáng sinh của người Việt
Từ nhiều năm nay, việc vui đón Giáng sinh trở thành một trong những nét văn hoá mới của người Việt.

Thời điểm này, những nhà thờ tại Hà Nội không chỉ là nơi để người theo đạo Thiên Chúa tập trung làm lễ mà còn trở thành những điểm đến, điểm “check in” hấp dẫn được giới trẻ và khách du lịch tìm đến. Bên cạnh đó, nhiều chương trình văn hoá, nghệ thuật mang màu sắc Giáng sinh cũng được tổ chức tại nhiều nơi, mang đến không khí tươi vui, ấm áp để mọi người dân cùng vui chung.

Trong suốt chiều dài bảo vệ, xây dựng đất nước, nền văn hoá Việt Nam luôn vận động, chuyển mình thích ứng với các nền văn hoá, nhưng đó là sự “hoà nhập” mà không "hoà tan". Việc tiếp nhận các sinh hoạt tôn giáo mới thêm một lần cho thấy việc hoà hợp các tôn giáo, sinh hoạt văn hoá của người Việt Nam diễn ra một cách tự nhiên và hợp lý. 

Tinh thần đoàn kết tôn giáo của người dân, việc chung sống hoà bình và bao dung giữa các tôn giáo cùng với tính nhân ái, nhân bản của con người và xã hội đã tạo ra một bức tranh sinh động về tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • 18 tỉnh, thành phố tham gia Hội chợ trái cây, nông sản an toàn tại Hà Nội
    Tối 22/11, Sở Công thương Hà Nội chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì tổ chức Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố tại Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Thanh Trì, Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Văn hoá đón Giáng sinh của người Việt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO