Sớm xuân nay, ô kìa Hà Nội!

Đỗ Ngọc Yên| 24/01/2020 11:22

Chẳng biết tự bao giờ, ít nhất là từ cách đây 50 năm, chính thức trở thành công dân Thủ đô ngàn năm văn hiến, tôi cảm thấy không khí Tết ở Hà Nội dường như đến sớm hơn so với các tỉnh thành khác trong cả nước. Vì sao vậy?

Sớm xuân nay, ô kìa Hà Nội!

Chẳng biết tự bao giờ, ít nhất là từ cách đây 50 năm, chính thức trở thành công dân Thủ đô ngàn năm văn hiến, tôi cảm thấy không khí Tết ở Hà Nội dường như đến sớm hơn so với các tỉnh thành khác trong cả nước. Vì sao vậy?

Sự cảm nhận ấy của tôi dựa trên những yếu tố về thời tiết, khí hậu thì Hà Nội là đặc trưng cho thời tiết khí hậu của vùng châu thổ sông Hồng. Hằng năm có 4 mùa với các đặc điểm thời tiết khí hậu rất rõ nét.
Đấy còn là sự cảm nhận từ các hoạt động văn hóa, lễ hội diễn ra ở khắp các phố phường, làng xã, nhất là từ khi đường lối đổi mới nền kinh tế đất nước của Đảng và Nhà nước được thực hiện từ năm 1986 đến nay. Mọi người, mọi nhà đã có đủ miếng ăn, miếng để, nên người dân cũng chú ý đến các hoạt động văn hóa, lễ hội, vui chơi giải trí nhiều hơn. Hà Nội còn là một trong số những nơi hội tụ nhiều di tích lịch sử văn hóa nhất cả nước, vì thế mà yêu cầu bảo tồn và phát huy giá trị di sản cũng cao hơn. Tuy phải ra Giêng mới đến mùa lễ hội, nhưng mọi việc đã được các đoàn hội rậm rịch chuẩn bị từ trước Tết, nên không khí đón xuân, vui Tết cũng vì thế mà ùa về theo.

Sự cảm nhận của tôi còn bắt nguồn từ những hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế của năm 2019 và mục tiêu năm 2020, một năm có nhiều ý nghĩa, kết thúc kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2016 - 2020), Đại hội Đảng các cấp, tiến tới đại hội Đảng toàn quốc vào đầu năm 2021, chuẩn bị xây dựng thành phố thông minh, thích ứng với thời đại cách mạng công nghệ 4.0 như một tất yếu lịch sử không thể nào cưỡng lại được, nhưng Hà Nội còn là Thủ đô của cả nước càng không thể chần chừ, tụt hậu.  

Trước khi bước vào năm 2020, chúng ta hãy sơ bộ nhìn lại bức tranh kinh tế - xã hội của Thủ đô năm 2019. Có thể nói 2019 là năm kinh tế - xã hội Hà Nội đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, trong khi vẫn phải đối mặt với những thách thức, khó khăn không nhỏ. 

Theo số liệu báo cáo tóm tắt của UBND tại Kỳ họp thứ XI của HĐND Thành phố Hà Nội khóa XV về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 của thành phố, năm 2019, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 7,62%, vượt mức bình quân chung của cả nước là 7,02%, cao nhất trong 4 năm trở lại đây, đạt kế hoạch đề ra; thu ngân sách được đảm bảo. 

Năm 2019, nhờ sự chỉ đạo sâu sát của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự cố gắng vươn lên của doanh nghiệp và toàn thể nhân dân Thủ đô, bức tranh kinh tế - xã hội của Hà Nội có nhiều gam màu sáng rất đáng tự hào làm đòn bẩy cho những năm tiếp theo. Song song với việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế chung, môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện đáng kể. Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) năm 2018 của thành phố xếp thứ 9/63 tỉnh, thành phố, hoàn thành sớm 2 năm mục tiêu đã đề ra cho cả nhiệm kỳ. Năm 2019, đầu tư nước ngoài của Hà Nội đạt 8,05 tỷ USD, tiếp tục dẫn đầu cả nước, cao nhất kể từ hơn 30 năm mở cửa nền kinh tế và hội nhập khu vực cũng như quốc tế. Lượng khách du lịch đến với Thủ đô ta tiếp tục tăng khá.

Điểm sáng quan trọng là năm 2019 thành phố có 7/22 chỉ tiêu theo dự kiến có thể vượt kế hoạch. Đấy là các chỉ tiêu về: tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân đầu người; vốn đầu tư xã hội; xuất khẩu; bảo hiểm xã hội tự nguyện; giảm nghèo; tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị; nước sạch khu vực nông thôn.

Những thành tựu, điểm sáng của bức tranh kinh tế thành phố năm 2019 là kết quả của sự nỗ lực chung từ các cấp ủy Đảng, chính quyền, ban, ngành đoàn thể cũng như sự nhất trí đồng thuận cao của người dân thủ đô. 

Tuy nhiên, vẫn còn đó những tồn tại và hạn chế mà tất cả người dân thủ đô cùng các cấp, các ngành đều nhận thấy cần phải cố gắng hơn nữa để khắc phục trong những năm tiếp theo. Đó là bệnh dịch tả lợn châu Phi tuy có xu hướng chậm lại từ đầu tháng 9 nhưng diễn biến vẫn phức tạp, đàn lợn giảm hơn 33% tổng đàn so với cùng kỳ, đẩy giá thịt lợn tăng cao, khiến bữa cơm gia đình của mọi nhà cũng ít thịt hơn. Cùng với đó là tỷ lệ giao đất dịch vụ, giải ngân vốn xây dựng cơ bản chưa đạt yêu cầu; công tác giải phóng mặt bằng ở một số công trình còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ thi công đầu tư xây dựng và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, chất lượng không khí suy giảm đáng kể, luôn ở trong tình trạng báo động đỏ…

Theo UBND Thành phố, những tồn tại và hạn chế trên có từ nguyên nhân khách quan do quy trình thủ tục về quy hoạch, đầu tư, xây dựng theo các luật mới ban hành hoặc sữa chữa, bổ sung và có hiệu lực từ năm 2019. Vì thế làm kéo dài thời gian thẩm định và ảnh hưởng đến tiến độ dự án. Vấn nạn di dân cơ học và tự do ngày càng lớn và phức tạp hơn, nhất là nhiều người dân các tỉnh đổ về Hà Nội để mua nhà định cư và lực lượng lao động thời vụ gia tăng tạo ra áp lực lên toàn bộ hạ tầng kỹ thuật và xã hội, nhất là khu vực nội thành và một số khu đô thị, tuyến phố, đường mới. Do vậy đã phát sinh quy mô, khối lượng và tính chất phức tạp của những công việc hằng ngày phải giải quyết ngày càng lớn hơn, với những yêu cầu, đòi hỏi về chất lượng ngày càng cao trong khi nguồn lực có tay nghề chuyên môn cao còn rất hạn chế.

Không chỉ có nguyên nhân khách quan, mà các nguyên nhân chủ quan cũng không hề nhỏ. Nhiều cơ quan, đơn vị, từ xã phường đến thành phố, nhiều doanh nghiệp giải quyết công việc thiếu tập trung, thiếu sáng tạo, chưa thực sự quyết liệt, dứt điểm. Chủ đầu tư một số chương trình, dự án còn bị động, tính chuyên nghiệp chưa cao. Còn thiếu sự phối hợp chặt chẽ, kết nối đồng bộ, chia sẻ thông tin giữa các cấp, các ngành trong chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện một số công việc, lĩnh vực được phân công, phân cấp, ủy quyền,… 

Rút kinh nghiệm năm 2019, thành phố sẽ cố gắng cải thiện mạnh mẽ hơn nữa môi trường đầu tư và kinh doanh, cơ cấu lại kinh tế Thủ đô nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, phấn đấu năm 2020 đạt tốc độ tăng trưởng GRDP từ 7,5% trở lên… nâng GRDP bình quân đầu người đạt trên 136 triệu đồng/người/năm; tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn trên 10,5%; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng trên 8%, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế 90,1%; tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị giảm xuống còn dưới 4%...

Một Hà Nội sáng bừng sức xuân với những cành đào đang bung ra khoe sắc thắm, những vườn quất trĩu vàng cũng đang rục rịch khoanh bồn lên chậu để phục vụ người dân Thủ đô và doanh nghiệp vui Xuân, đón Tết. Cả Hà Nội như đắm chìm trong một rừng hoa khoe sắc ngợp trời. Dù cho cái rét của mùa đông có bủa vây tứ bề, cũng không thể nào ngăn nổi được dòng người háo hức đi sắm Tết. Xuân Canh Tý đang ùa về khắp mọi nẻo đường, tuyến phố, làng thôn của Thủ đô ta trong niềm vui hân hoan đón chào một năm mới nhiều tài lộc đến với mọi nhà.
(0) Bình luận
  • Triển lãm Văn Miếu - Quốc Tử Giám và truyền thống khoa bảng Hải Phòng
    Triển lãm được chắt lọc từ hàng trăm tư liệu nhằm tái hiện lại quá trình hình thành và phát triển của Văn Miếu – Quốc Tử Giám, một trong những di sản quan trọng bậc nhất của Thủ đô Hà Nội, biểu tượng của văn hiến và trí tuệ Việt, đồng thời tôn vinh truyền thống hiếu học cũng như danh nhân văn hóa Hải Phòng.
  • Tổ chức triển lãm tranh cổ động cỡ lớn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy vừa cho biết, cuộc triển lãm tranh cổ động cỡ lớn tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) sẽ được tổ chức vào tháng 12/2024, dự kiến giới thiệu 150 đến 200 tác phẩm đến công chúng.
  • 29 tác phẩm xuất sắc nhận giải thưởng Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7
    Sáng ngày 29/11, sự kiện khai mạc Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7 đã diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Vincom (VCCA). Các tác phẩm trong festival phản ánh đa dạng thực tế cuộc sống và cho người xem thấy được sự trăn trở của các nghệ sỹ trẻ trước các vấn đề trong cuộc sống, xã hội đương đại.
  • Triển lãm tranh, ảnh kỷ niệm 120 năm thành lập Hà Đông
    Sáng 29-11, tại Trung tâm Văn hóa Thành phố Hà Nội (số 7, đường Phùng Hưng, phường Văn Quán, quận Hà Đông), Quận ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Hà Đông khai mạc Triển lãm tranh, ảnh kỷ niệm 120 năm thành lập Hà Đông (1904 - 2024).
  • Hơn 14.000 tác phẩm tham dự Cuộc thi ảnh “Tự hào một dải biên cương” lần thứ III - năm 2024
    Tối 25-11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bộ Công an, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức Lễ trao giải cuộc thi và Triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia “Tự hào một dải biên cương” lần thứ III, năm 2024.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Sớm xuân nay, ô kìa Hà Nội!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO