Phương xa nhớ Tết

Trần Thủy| 20/01/2023 07:18

Ngoài kia, những bông tuyết xốp mềm đang chấp chới rơi. Tháng Chạp vi vu trong từng đợt gió miên man, thốc từng cơn buốt lạnh. Một thoáng mơ hồ tôi tự hỏi. Ai mang ảm đạm rải lên mùa đông, ai rắc ưu tư vào lòng người con xa xứ để mỗi khi Chạp về ngang ngõ bỗng thấy xôn xao nhớ Tết thật nhiều.

3-1643399369015.jpg
Ảnh: Thành Đạt

Tết đến, đâu chỉ là mốc đáo hạn của thời gian trong năm. Đó là lúc con người dành tình cảm cho quê hương và gia đình nhiều nhất. Chẳng thế mà đi đâu, làm gì những người con xa quê cũng cố gắng thu xếp để được trở về đoàn tụ cùng gia đình bên mâm cơm chiều cuối năm quây quần, ấm áp. Nhưng, có phải ai cũng làm được đâu. Mong muốn lắm, thiết tha lắm vậy mà khoảng cách địa lí xa xôi, gánh nặng công việc và muôn vàn trách nhiệm cứ níu chân họ lại.

Nơi tôi ở, một thành phố nhỏ của Đức, cộng đồng người Việt ít nên Tết buồn lắm. Đã không biết bao nhiêu lần vào đêm 30 khi bên này đang là 6h chiều tất cả đang vui vẻ làm việc, bỗng ai đó nói “Giao thừa đến rồi”. Thời gian như ngừng lại. Từ trong tâm khảm, dòng ký ức tha thiết ùa về. Mọi người bỗng trào dâng niềm cảm xúc khó tả, vào thời điểm chuyển giao rất nhẹ nhàng. Mời nhau ăn miếng bánh, chén trà, cùng kể cho nhau nghe về gia đình và những cái Tết còn trong tâm tưởng.

Nhớ Tết quê nhà, tôi nhớ dáng cha tôi cặm cụi ngồi gói bánh chưng. Những chiếc bánh xanh mướt, xếp ngay ngắn trên mâm. Đêm nấu bánh chưng, cả nhà canh nồi bánh lục bục sôi. Ánh lửa soi rõ những khuôn mặt đỏ bừng. Hôm sau, bọn trẻ hớn hở khi được thưởng thức miếng bánh đầu tiên dẻo dền, béo ngậy. Trong căn bếp nhỏ, thơm nức mùi mứt gừng, mứt khế rồi chè lam, bánh mật, bánh gio, mẹ làm cho con ăn Tết. Sáng mồng một, cả nhà cùng đi lễ chùa để xin lộc đầu năm.

Cho đến khi cha mất, nhà tôi như không có Tết. Buổi học cuối năm, bạn bè háo hức kháo nhau nhà mình gói bao nhiêu cân gạo nếp, có mấy con gà để thịt, giã mấy cân giò… Tôi chỉ lặng im. Mẹ đang ốm. Bếp núc lạnh tanh để gió lùa quay quắt. Tiếng hàng xóm í ới xin thêm lá dong, cho nhau thanh củi. Tiếng pháo tép đã lẹt đẹt nổ. Không gian sực nức mùi ấm cúng, sum vầy. Vậy mà, người trụ cột của gia đình tôi đã đi xa mãi mãi. Mấy đứa trẻ nheo nhóc thiếu vắng hơi cha, thiếu cả những ngày Tết ấm no, hạnh phúc. Tôi bưng chén cháo cho mẹ. Thỉnh thoảng, châm lại nén nhang lên bàn thờ cha mà nước mắt ứa ra, chan chứa.

Bây giờ tôi lại đi xa. Mẹ già như lá vàng trước gió, lúc nào cũng lo lắng cho núm ruột của mình. Nhưng ơn phụng dưỡng, hiếu nghĩa mình đâu đã trả được.

Nhớ và nhớ…
Để sau đó lại tiếp tục vòng quay của công việc. Ngoài kia, nơi xứ người đâu có ai biết mình đang đón năm mới? Nếu biết cũng chẳng để làm gì. Vì suy cho cùng, có phải Tết của họ đâu. Chỉ tội những người bạn vẫn độc thân, cô đơn của tôi. Đêm đến, khi đối diện với chính mình là nước mắt lại chảy dài ướt gối, ướt cả những ước mơ dở dang. Khắc khoải, mong mỏi một gia đình lại bùng lên hơn khi nào hết.

Người có gia đình như tôi thì may mắn hơn. Tôi vẫn cố giữ một thói quen. Buổi sáng những ngày gần Tết, tôi lang thang trong phiên chợ làng. Một chút thảnh thơi như thể mình đi chợ Tết. Chọn lựa lấy năm thứ quả thật đẹp, một nhánh đào rừng. Nhỏ cũng được, ít nụ cũng được. Chút điểm xuyết tươi tắn đó của mùa xuân đủ làm ấm áp cho cả căn phòng bước vào năm mới. Xong việc, dù muộn đến mấy vẫn phải chạy thật nhanh ra thực phẩm châu Á mua chiếc bánh chưng, cân giò, hộp mứt về để cúng Tết tổ tiên, ông bà. Nối sợi dây giữa hiện hữu và tâm linh. Mong một năm cũ qua đi, một năm mới an lành, hồng phúc sẽ đến với mọi người. Bật internet, tivi lên xem lại không khí đón giao thừa ở nhà, mà rưng rưng, nghẹn lòng. Thấy xuân đã chạm ngõ quê hương mình. Những hoa đào, hoa mai đua nhau xuống phố. Những nam thanh nữ tú, ríu ran ở phố ông đồ. Và tiếng chuông chùa linh thiêng, vọng về trong hư ảo. Những hình ảnh chân thực đó, cứ hồn nhiên tưới tắm tâm hồn khô cạn, thiếu thốn hơi quê nhưng vô tình lại cứa nhẹ một nỗi buồn sâu thẳm, nỗi buồn xa xứ.

Trên mọi ngả đường Tổ quốc đã tràn ngập sắc xuân. Xuân đang len lỏi dưới mạch đất, ủ ấm những mầm chồi. Và trong những cành cây khẳng khiu, nhựa sống đang dâng trào. Tất cả chỉ chờ trời rải mật vàng cùng những hạt mưa xuân, sẽ cựa mình bừng lên, khoác một tấm áo mơn mởn đầy nhiệt huyết.

Hãy mở rộng cửa để khí xuân tràn vào cùng nguồn năng lượng mới. Hãy tận hưởng thật sâu không gian linh thiêng ấy. Hãy sống thật gần hơn với gia đình của mình. Để biết rằng, bạn vẫn còn may mắn hơn những người con lưu lạc, lấy công việc lấp đầy nỗi nhớ. Nhen nhúm chút hương vị Tết quê nhà chỉ còn lại trong tâm tưởng mà thôi…

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
  • Ký ức Hà Nội thời bao cấp qua di sản kiến trúc
    Lịch sử đô thị Hà Nội có tầng tầng, lớp lớp các công trình kiến trúc được chia thành nhiều giai đoạn. Nếu như các công trình kiến trúc Pháp là minh chứng cho bước đầu du nhập văn minh phương Tây thì những công trình mang phong cách kiến trúc Đông Dương lại là sự kết hợp độc đáo giữa văn hóa phương Đông và phương Tây. Những công trình kiến trúc thời kì 1954 - 1986 đã thể hiện một tiếng nói mới, có sự kế thừa, học hỏi và sáng tạo, mang bản sắc kiến trúc Việt Nam, góp phần kiến tạo xã hội trong tâm thế một dân tộc được làm chủ vận mệnh của mình.
  • Đô thị sinh thái Thăng Long - Hà Nội là cơ sở hình thành văn hóa thanh lịch, giá trị sống hướng tới sự an bình
    GS-TS. Đặng Cảnh Khanh - Viện trưởng Viện nghiên cứu truyền thống và phát triển, nhận định, đô thị sinh thái Thăng Long - Hà Nội chính là cơ sở cho sự hình thành văn hóa thanh lịch và giá trị sống hướng tới sự an bình. Sự thanh lịch của con người đô thị Thăng Long, trước hết có lẽ được bắt đầu hình thành từ chính cảnh sắc của Thăng Long – Hà Nội.
  • Văn hóa Thăng Long - Hà Nội trở thành tâm điểm của những sáng tạo và phát triển văn hóa
    Theo GS.TS. Đặng Cảnh Khanh (Viện trưởng Viện nghiên cứu Truyền thống và phát triển), tính chất thanh cao, tôn trọng sự hài hòa và an bình khiến cho văn hóa Thăng Long - Hà Nội trở thành tâm điểm của những sáng tạo và phát triển văn hóa. Bởi vậy, UNESCO phong tặng danh hiệu “Thành phố hòa bình” cho Hà Nội là đúng đắn.
  • Đêm hồ Gươm kỳ diệu
    Sáng rực, lung linh, huyền ảo, thơ mộng - những vòm cây ven hồ sẫm tối nhả ra muôn ngàn trái quả nhấp nhánh như trong một đêm địa đàng, một vườn cổ tích. Ấy chính là quang cảnh hồ Gươm những ngày lễ Tết trong ký ức tuổi thơ tôi.
  • Chuyện ở hàng nước mắm
    Những năm 1958 - 1959, Hà Nội chưa bước vào nền kinh tế bao cấp, các cửa hàng tư nhân lâu đời vẫn hoạt động buôn bán ở khắp các phố phường. Dạo ấy, tôi đã bảy, tám tuổi nên thường được bà ngoại và mẹ sai đi mua những đồ lặt vặt cho gia đình.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • “Cơ hội mới - giá trị mới” để phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”
    Ngày 12/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định số 1569/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050” với những quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.
  • Ra mắt cuốn sách song ngữ Việt - Anh về tiểu sử và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhằm giúp bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo, góp phần tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch biên soạn cuốn sách song ngữ . Sách vừa được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành và giới thiệu tới độc giả.
  • [Video] Làng nghề Sơn Đồng: Trung tâm đồ thờ gỗ của Thủ đô và cả nước
    Với kỹ thuật chạm khắc tinh xảo cùng cái tâm với nghề, những nghệ nhân làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Đồng (huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội) đã tạo nên những sản phẩm vừa đem lại giá trị kinh tế cao, vừa giới thiệu đến bạn bè quốc tế về một Hà Nội của Việt Nam với những nét văn hóa độc đáo trong dòng chảy lịch sử nghìn năm văn hiến.
  • “Hiến kế” cho Hà Nội xây dựng mô hình quản trị đô thị trong kỷ nguyên mới
    Trên cơ sở phân tích lịch sử 70 năm hình thành và phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thành phố Hà Nội, TS. Đỗ Tất Cường (Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý khoa học) và TS. Ngô Thị Ngọc Anh (Phó Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế và Quản lý, Viện Kinh tế) - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đã “hiến kế” cho Hà Nội một số định hướng phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thủ đô trong kỷ nguyên mới.
Đừng bỏ lỡ
Phương xa nhớ Tết
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO