Phim tái hiện cuộc đời nghệ sĩ: Hấp dẫn, nhưng không dễ làm

Hanoimoicuoituan| 24/06/2022 18:34

Trên thế giới, dòng phim về những huyền thoại âm nhạc luôn có ý nghĩa truyền cảm hứng, thường gặt hái rất nhiều thành công cả về nghệ thuật lẫn doanh thu. Tại Việt Nam, với sự ra mắt mới đây của “Em và Trịnh” - bộ phim âm nhạc về Trịnh Công Sơn, công chúng hy vọng dòng phim này sẽ được đầu tư nhiều hơn trong thời gian tới.

Phim tái hiện cuộc đời nghệ sĩ: Hấp dẫn, nhưng không dễ làm
Phim “Em và Trịnh” đang thu hút sự chú ý của đông đảo người yêu mến nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Hay, nhưng khó làm

Trịnh Công Sơn là nhạc sĩ tài hoa, gia tài âm nhạc đồ sộ, đời tư cuốn hút, lại có lượng khán giả hâm mộ đông đảo nên rất nhiều nhà làm phim muốn tái hiện cuộc đời của ông qua màn ảnh. Tuy nhiên, sau “Em còn nhớ hay em đã quên” (đạo diễn Nguyễn Hữu Phần, Phi Tiến Sơn) được sản xuất vào năm 1992, lấy cảm hứng từ âm nhạc và cuộc đời ông, mãi đến thời điểm này mới có nhà sản xuất tung ra dự án phim đồ sộ với 2 bộ phim về cuộc đời và âm nhạc của Trịnh Công Sơn. Đó là phim “Em và Trịnh” và “Trịnh Công Sơn”, đều do Phan Gia Nhật Linh đạo diễn và có chung dàn diễn viên.

Được biết, nhà sản xuất Galaxy EE cùng ê kíp đã mất tới 5 năm và kinh phí 50 tỷ đồng để theo đuổi dự án này. Và đến ngày công chiếu, họ gây bất ngờ khi tung ra 2 bộ phim về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Theo giải thích của nhà sản xuất: "Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được xem là huyền thoại âm nhạc Việt. Việc có nhiều góc nhìn khác nhau về một huyền thoại là điều hết sức bình thường. Chúng tôi muốn giới thiệu với khán giả 2 cách hình dung khác nhau về cùng một huyền thoại âm nhạc".

Tuy nhiên, sau 1 tuần ra rạp, số lượng khán giả lựa chọn xem phim “Em và Trịnh” lớn hơn rất nhiều so với phim “Trịnh Công Sơn” nên nhà sản xuất đã quyết định rút bộ phim “Trịnh Công Sơn” khỏi hệ thống rạp chiếu từ ngày 17-6.

Âm nhạc của Trịnh Công Sơn hay đến thế, cuộc đời ông nhiều điều để kể như vậy, nhưng tại sao đến giờ mới được khai thác trên màn ảnh rộng một cách trực diện? Theo ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh, em gái cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: “Trước đây, nhiều người cũng đề nghị làm phim về anh Sơn nhưng khi đọc kịch bản thì gia đình tôi thấy chưa được, sợ khán giả không hiểu về anh”.

Lý giải này cũng cho thấy vì sao việc làm phim về các nhân vật có thật, kể cả các nghệ sĩ, lại khiến nhiều nhà sản xuất cảm thấy dè chừng như vậy. Tâm lý “sợ so sánh”, “sợ không giống thực”... đang là rào cản lớn nhất. Chính vì vậy, để hoàn thành bộ phim “Em và Trịnh”, ê kíp đã dành cả một năm trời để tìm kiếm, phân tích nguồn tư liệu từ gia đình, bạn bè của Trịnh Công Sơn để có cái nhìn chính xác nhất về ông.

“Đến “Em và Trịnh”, chúng tôi vô cùng biết ơn ê kíp và đạo diễn. Khi xem phim tôi đã khóc vì rất xúc động. Đạo diễn và ê kíp đã bỏ ra rất nhiều công sức. Nghệ sĩ Avin Lu (người thủ vai Trịnh Công Sơn lúc trẻ) và anh Trần Lực (thủ vai Trịnh Công Sơn sau này) đã phải nhịn ăn, xuống mười mấy cân, học một khóa thiền để nhập vai anh Trịnh Công Sơn của chúng tôi” - ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh chia sẻ.

Tín hiệu của một dòng phim

Trên thế giới, phim về các huyền thoại âm nhạc luôn được khán giả mong chờ, không phải bởi nó hé lộ điều gì bí mật về đời tư của nghệ sĩ hay “có giống thực” hay không, mà là bởi khả năng truyền cảm hứng bất tận đến khán giả thông qua âm nhạc. Những tác phẩm đầy sức hút này đã khơi dậy tình yêu nghệ thuật, dùng âm nhạc kể câu chuyện nhân vật và đem lại cảm xúc không thể diễn tả bằng lời.

Có thể kể đến những bộ phim đình đám như "Bohemian Rhapsody" (tựa Việt: "Huyền thoại ngôi sao nhạc rock") được giới mộ điệu nhận xét là đã làm sống lại cuộc đời của thủ lĩnh nhóm nhạc Queen. Phim “Rocketman" (tựa Việt: "Người hỏa tiễn") xoay quanh cuộc đời của một trong những nam ca sĩ nổi tiếng nhất mọi thời đại - Elton John. Gần đây nhất, bộ phim “Elvis” khai thác những khía cạnh trong cuộc đời và âm nhạc của ông hoàng rock 'n' roll Elvis Presley cũng gây được sự chú ý đặc biệt.

Sau khi được công chiếu tại Liên hoan phim Cannes 2022, “Elvis” vinh dự nhận về tràng pháo tay kỷ lục dài 12 phút. Nam diễn viên chính Austin Butler nhận được hàng loạt lời khen "có cánh" từ giới phê bình. Bộ phim “Elvis” mang đến cho khán giả hàng loạt ca khúc bất hủ của Elvis Presley - do chính Austin Butler thể hiện theo phong cách hoàn toàn mới nhưng vẫn giữ được nét đặc sắc từ ca khúc gốc...

Ngoài sức lay động vốn có của những bản nhạc đã nổi tiếng, những bộ phim nói trên còn dễ dàng chinh phục các mốc doanh thu "khủng" bởi sức hấp dẫn tự thân của nghệ sĩ, lượng người hâm mộ hùng hậu. Chính bởi vậy mà các nhà sản xuất lớn trên thế giới đều tìm kiếm và chinh phục đề tài này. Hy vọng rằng, với hiệu ứng tốt từ “Em và Trịnh” vừa ra mắt, các nhà làm phim trong nước sẽ có thêm động lực để tái hiện cuộc đời và sự nghiệp của những nghệ sĩ Việt Nam nổi tiếng trên màn ảnh rộng.

(0) Bình luận
  • Triển lãm Văn Miếu - Quốc Tử Giám và truyền thống khoa bảng Hải Phòng
    Triển lãm được chắt lọc từ hàng trăm tư liệu nhằm tái hiện lại quá trình hình thành và phát triển của Văn Miếu – Quốc Tử Giám, một trong những di sản quan trọng bậc nhất của Thủ đô Hà Nội, biểu tượng của văn hiến và trí tuệ Việt, đồng thời tôn vinh truyền thống hiếu học cũng như danh nhân văn hóa Hải Phòng.
  • Tổ chức triển lãm tranh cổ động cỡ lớn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy vừa cho biết, cuộc triển lãm tranh cổ động cỡ lớn tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) sẽ được tổ chức vào tháng 12/2024, dự kiến giới thiệu 150 đến 200 tác phẩm đến công chúng.
  • 29 tác phẩm xuất sắc nhận giải thưởng Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7
    Sáng ngày 29/11, sự kiện khai mạc Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7 đã diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Vincom (VCCA). Các tác phẩm trong festival phản ánh đa dạng thực tế cuộc sống và cho người xem thấy được sự trăn trở của các nghệ sỹ trẻ trước các vấn đề trong cuộc sống, xã hội đương đại.
  • Triển lãm tranh, ảnh kỷ niệm 120 năm thành lập Hà Đông
    Sáng 29-11, tại Trung tâm Văn hóa Thành phố Hà Nội (số 7, đường Phùng Hưng, phường Văn Quán, quận Hà Đông), Quận ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Hà Đông khai mạc Triển lãm tranh, ảnh kỷ niệm 120 năm thành lập Hà Đông (1904 - 2024).
  • Hơn 14.000 tác phẩm tham dự Cuộc thi ảnh “Tự hào một dải biên cương” lần thứ III - năm 2024
    Tối 25-11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bộ Công an, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức Lễ trao giải cuộc thi và Triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia “Tự hào một dải biên cương” lần thứ III, năm 2024.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Cơ hội mới - giá trị mới” để phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”
    Ngày 12/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định số 1569/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050” với những quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.
  • Ra mắt cuốn sách song ngữ Việt - Anh về tiểu sử và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhằm giúp bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo, góp phần tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch biên soạn cuốn sách song ngữ . Sách vừa được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành và giới thiệu tới độc giả.
  • Nhà văn hoá Nguyễn Đình Thi - người nghệ sĩ tài hoa của Thủ đô và đất nước
    Chiều 12/12/2024, Thành ủy Hà Nội phối hợp cùng Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, Báo Nhân Dân và các cơ quan tuyên giáo, văn hóa, văn nghệ tổ chức Hội thảo khoa học toàn quốc với chủ đề “Di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi cho hôm nay” nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của nhà văn hóa lớn, nghệ sĩ tài năng Nguyễn Đình Thi (20/12/1924 – 20/12/2024). Hội thảo là dịp để nhìn nhận, đánh giá, tôn vinh di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi.
  • “Hiến kế” cho Hà Nội xây dựng mô hình quản trị đô thị trong kỷ nguyên mới
    Trên cơ sở phân tích lịch sử 70 năm hình thành và phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thành phố Hà Nội, TS. Đỗ Tất Cường (Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý khoa học) và TS. Ngô Thị Ngọc Anh (Phó Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế và Quản lý, Viện Kinh tế) - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đã “hiến kế” cho Hà Nội một số định hướng phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thủ đô trong kỷ nguyên mới.
  • Nhiều hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử năm 2025
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà vừa ban hành Kế hoạch số 362/KH-UBND về tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước, Thủ đô trong năm 2025 trên địa bàn Thành phố.
Đừng bỏ lỡ
Phim tái hiện cuộc đời nghệ sĩ: Hấp dẫn, nhưng không dễ làm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO