Góp sức phát huy tỏa sáng giá trị văn hóa ngàn năm

Phạm Hồng Thinh| 12/02/2021 21:09

Cuối năm 2019, Hà Nội chính thức được UNESCO vinh danh là Thành phố sáng tạo về thiết kế. Đây là niềm vinh dự, tự hào nhưng cũng là trách nhiệm đối với mỗi công dân Thủ đô, trong đó không thể không nhắc đến lực lượng văn nghệ sĩ.

Góp sức phát huy tỏa sáng giá trị văn hóa ngàn năm
Từ trong sâu thẳm của lòng mình, dù ở lĩnh vực nào, mỗi văn nghệ sĩ đều muốn phấn đấu có những công trình sáng tạo xứng đáng với sự mong đợi của công chúng, sự phát triển của Thủ đô. 
Sáng tạo bằng trái tim đồng cảm

Dù được sinh ra, lớn lên ở đất văn hiến ngàn năm hay từ tỉnh thành khác về định cư tại Thủ đô, nhiều văn nghệ sĩ đều tâm huyết chia sẻ rằng, được là những người con của đất mẹ Hà Nội, mỗi người cần tự ý thức, nhận biết mình phải làm việc gì đó có ích cho Hà Nội, nếu không làm thì sẽ có lỗi với nhân dân Hà Nội, với thế hệ mai sau. Bởi vậy, từ trong sâu thẳm của lòng mình, dù ở lĩnh vực nào mỗi người đều muốn phấn đấu, tự vươn mình để có những tác phẩm, vai diễn, công trình sáng tạo xứng đáng với sự mong đợi của công chúng, với sự phát triển không ngừng của Thủ đô. 

Theo nhà thơ, dịch giả Trần Đương, chẳng phải đối với văn nghệ sĩ thì tiếng nói quan trọng nhất luôn là tác phẩm - ở đấy thể hiện phẩm chất của người công dân, của người Hà Nội có văn hóa, của một tấm lòng yêu Hà Nội thiết tha. Tình yêu ấy, không chỉ dừng lại ở cảm nhận về một Hà Nội tươi đẹp với vẻ hào hoa phong nhã, với cảnh quan hấp dẫn, mà cao hơn là sống, sáng tạo bằng một trái tim đồng cảm, vui buồn với mỗi bước đi của Thủ đô, không thờ ơ, vô cảm. Hơn bao giờ hết, thành phố chờ đợi những cuốn tiểu thuyết, những bộ phim, những bức họa, những bản nhạc, những tấm hình, những bản thiết kế tương xứng với tầm cao của Hà Nội. Thành phố cũng chờ đợi những  tác phẩm ca ngợi về biết bao người đang ngày đêm lo toan, tạo dựng cuộc sống văn minh, hiện đại; phê phán những thói xấu, lên án những cái ác đang tồn tại, len lỏi trong đời và trong tâm hồn con người. 

“Chưa bao giờ văn nghệ sĩ có điều kiện sáng tác thuận lợi như ngày nay. Đời sống vật chất được nâng cao, đời sống văn hóa, tinh thần được phát triển, lại được Đảng và nhân dân khích lệ, cổ vũ. Bằng việc tiếp tục phát hiện, tôn vinh người tốt, việc tốt; ca ngợi truyền thống lịch sử vĩ đại hàng ngàn năm của Thăng Long - Đông Đô, các cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại chống ngoại xâm; phản ánh cuộc sống đang tiến lên mạnh mẽ trong dòng chảy văn hóa Việt Nam, song song với việc không ngừng trau dồi nghiệp vụ, tầm hiểu biết văn hóa, tự làm giàu kiến thức, giới văn nghệ sĩ Hà Nội chắc chắn góp phần xứng đáng vào việc tỏa sáng các giá trị văn hóa và nâng cánh cho Thủ đô không ngừng phát triển” - nhà thơ, dịch giả Trần Đương bày tỏ sự tin tưởng về sức sáng tạo của văn nghệ sĩ Thủ đô.


Sáng tạo từ cội nguồn văn hóa dân tộc

Cũng có nhiều ý kiến trăn trở làm thế nào và đến khi nào văn học nghệ thuật có được những công trình, tác phẩm xứng tầm với Thủ đô Anh hùng, Thủ đô sáng tạo?. Theo GS.TS.NSND Lê Ngọc Canh - người đã dành nhiều tâm huyết cho việc xây dựng đề án sưu tầm phục dựng múa cổ Thăng Long - Hà Nội thì đây là trách nhiệm của mỗi văn nghệ sĩ đang sáng tạo ở mỗi loại hình nghệ thuật. Bởi lẽ, Hà Nội hôm nay cũng cần lắm những công trình khoa học, những tác phẩm văn hóa, nghệ thuật mang tính thời đại, phản ánh thực tiễn của vùng đất hơn ngàn năm tuổi này, đó là cái đã diễn ra, cái đang diễn ra và dự báo cái sẽ diễn ra...

Cũng nhân đây GS.TS. NSND Lê Ngọc Canh đặc biệt lưu ý, sáng tạo là muôn hình muôn vẻ, khởi nguồn từ ngẫu hứng, cảm hứng của từng văn nghệ sĩ. Nhưng bất luận công trình, tác phẩm văn học nghệ thuật hiện đại, đương đại, dân tộc theo khuynh hướng, trường phái nào cũng cần từ cội nguồn bản sắc văn hóa, nghệ thuật dân tộc Việt Nam, đi lên từ dân tộc, hiện đại từ dân tộc. “Việt Nam có 54 dòng văn hóa bản sắc độc đáo của từng tộc người là kho tàng, là di sản văn hóa, nghệ thuật của cha ông thuở trước đã để lại cho những thế hệ mai sau mà Thủ đô Hà Nội là đại diện trung tâm. Từ cội nguồn, bản sắc giá trị ấy các thế hệ nghệ sĩ Thủ đô có vai trò, trách nhiệm bảo tồn, phát huy, sáng tạo những công trình, tác phẩm có tính khoa học, có tính thực tiễn và lý luận”. - GS.TS.NSND Lê Ngọc Canh nhấn mạnh. 

Trong khi đó, trước sự phát triển mạnh mẽ của Thủ đô Hà Nội trong những năm gần đây, nhà thơ Bùi Việt Mỹ cho rằng thực tiễn này đòi hỏi sự đóng góp lao động sáng tạo về văn học nghệ thuật ở tầm cao mới mà văn nghệ sĩ phải thể hiện tài năng thích ứng của mình. Đó là việc cần gương mẫu sống và làm việc tôn trọng các quy tắc quản lý xã hội và pháp luật nói chung, cần tuyên truyền để mọi người nâng cao nhận thức, cùng chung tay xây dựng một thành phố - một diện mạo Thủ đô mới, đạt đến một xã hội sáng tạo, trong đó có hành trình thực hiện từ các quy ước phường xã, từ các bộ quy tắc ứng xử đang được áp dụng trong mọi lĩnh vực cho đến các định chế pháp luật cao hơn. Bên cạnh đó, mỗi văn nghệ sĩ cũng cần phải không ngừng đổi mới sáng tạo từ ảnh hưởng của nguồn cảm hứng thực tiễn mới để đáp ứng yêu cầu cảm thụ ngày càng cao hơn của công chúng. Những đổi mới sáng tạo ấy để đóng góp cho yêu cầu mới về chất, xứng tầm về quy mô, thể hiện bản chất thanh lịch và văn minh của Thủ đô.

Trong quá trình sáng tạo ấy, theo nhà thơ Bùi Việt Mỹ, văn nghệ sĩ còn có trách nhiệm góp ý phản biện xã hội. “Việc tăng cường góp ý bằng phản biện xã hội vốn là một đặc điểm nổi bật mà văn nghệ sĩ cần sử dụng lợi thế ấy để đóng góp xây dựng Thành phố sáng tạo. Chúng ta kiên quyết đấu tranh ngay từ trong việc hình thành tác phẩm tùy tiện, phản cảm, từ trong việc vi phạm bản quyền và rộng ra là đấu tranh với những thói hư, tật xấu, ảnh hưởng đến tâm lý và niềm tin cộng đồng, do vậy làm chậm lại hành trình sáng tạo của thành phố” - nhà thơ Bùi Việt Mỹ nói.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • 18 tỉnh, thành phố tham gia Hội chợ trái cây, nông sản an toàn tại Hà Nội
    Tối 22/11, Sở Công thương Hà Nội chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì tổ chức Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố tại Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Thanh Trì, Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Góp sức phát huy tỏa sáng giá trị văn hóa ngàn năm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO